Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam đầu tư, được khởi công từ ngày 26/6 với tổng kinh phí hơn 10.000 tỷ đồng. Đây là dự án chống ngập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) thay vì sử dụng ngân sách. Trong ảnh cống ngăn triều Cây Khô (huyện Nhà Bè).Dự án tập trung xây 6 cống dưới lòng đất kiểm soát triều tại Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án và hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu được xây dựng tại hệ thống cống Cây Khô.Theo kế hoạch, toàn bộ công trình hoàn thành sau 3 năm thi công, sẽ kiểm soát ngập cho vùng diện tích 570 km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. Trong ảnh cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè) đang hình thành khi đang thi công 5 trụ cống. Công trình này ngăn triều cho khu vực huyện Nhà Bè và quận 7 từ sông Soài Rạp vào sông Mương Chuối.Hệ thống cống sẽ vận hành theo nguyên tắc: mùa mưa (khi mực nước thượng lưu lớn hơn mực nước hạ lưu), cửa tiêu nước sẽ được mở và ngược lại; mùa khô cống sẽ mở cửa tiêu nước khi mực nước thượng lưu lớn hơn hạ lưu và mực nước hạ lưu lớn hơn +0,6 m (mực nước thấp nhất cần đảm bảo môi trường sinh thái phía trong cống).Ngoài ra, dự án sẽ giúp chủ động điều tiết, hạ thấp mực nước trong các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước của các dự án thoát nước đô thị và hỗ trợ trữ nước mưa khi triều cường xuống thấp, kết hợp chống sạt lở bờ sông và cải tạo cảnh quan và môi trường. Ảnh tại địa bàn huyện Nhà Bè là công trình cống Phú Xuân, ngăn triều từ sông Soài Rạp vào rạch Đĩa.Công trình thi công nằm trên địa bàn huyện nhà bè và quận 7, khu vực khá nhiều dân cư sinh sống. 6 cống ngăn triều có chiều rộng từ 40 m đến 160 m, chiều cao thành cống 3,6-10 m. Tàu bè có thể đi lại khi cửa mở hoàn toàn.Cống Phú Xuân đang được thi công 2 trụ cống.Nhiều vật liệu sắt thép được tập kết trên các sà lan gần khu vực thi công cống Phú Xuân.Cống Tân Thuận nằm bên cầu Tân Thuận (quận 7), đoạn hạ lưu Kênh Tẻ ngăn triều từ sông Sài Gòn vào địa bàn các quận 4, 6, 7, 8 đang được xây dựng với nhiều sà lan cần cẩu thi công.Cống Tân Thuận và 5 cống còn lại được thiết kế cho tàu thuyền qua lại bình thường thông qua khoang cửa van và âu thuyền của các cống sau khi dự án đi vào hoạt động.Bên cạnh cống ngắn triều, một trạm bơm có công suất 48 m3/giây cũng sẽ được lắp đặt tại đây.Công trình cống ngăn triều Bến Nghé nằm bên cầu Móng ở quận 1 và 4 đã hoàn thành ngăn dòng, chuẩn bị thi công. Bên cạnh cống này còn được xây dựng một trạm bơm có công suất 12 m3/giây.Cống Phú Định nằm trên địa bàn quận 8 ngăn triều vào hệ thống kênh Đôi, kênh Lò Gốm. Đây là một trong những khu vực bị ngập nặng mỗi khi triều cường dâng.Công trình này cũng sẽ được xây dựng một trạm bơm có công suất 36 m3/giây.Theo yêu cầu của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, nhà đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ để dự án hoàn thành sớm 14 tháng so với kế hoạch, khánh thành toàn bộ công trình vào dịp 30/4/2018.Hiện tại chủ đầu tư, đơn vị thi công đang tập kết số lượng lớn các loại máy móc, vật liệu xây dựng bên công trình. Đại diện đơn vị đầu tư cho biết các cống ngăn triều đang thi công đồng loạt và đến nay đã đạt 31% tiến độ.Trên các công trường, hầu như các bộ phận, khu vực thi công đều hoạt động hối hả, tiếng máy móc rền vang khắp khu vực. Chủ đầu tư cho biết số lượng kỹ sư, nhân công được huy động thi công toàn bộ các công trình là 1.450 người và thực hiện 3 ca liên tục.Đến cuối năm 2017, công ty sẽ hoàn thành 7,8 km đê kè ngăn triều và đập ngăn triều Bến Nghé. Các đập ngăn triều còn lại sẽ hoàn thành từ tháng 1 đến tháng 4/2018. Trong ảnh, các công nhân tại công trình cống Phú Định hàn buộc lồng sắt để chuẩn bị đưa xuống ống trụ.Dưới các ống trụ đổ bê tông sâu hàng chục mét, công nhân luồn xuống hàn các mấu nối thép với nhau.Công nhân đo đạc các ống trụ cốt thép đã được đưa xuống. Ngoài 6 cống ngăn triều và 3 trạm bơm, dự án chống ngập hơn 10.000 tỷ còn gồm việc xây tuyến đê xung yếu bao ven sông Sài Gòn - từ Vàm Thuật đến sông Kinh, dài gần 8 km.
Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam đầu tư, được khởi công từ ngày 26/6 với tổng kinh phí hơn 10.000 tỷ đồng. Đây là dự án chống ngập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) thay vì sử dụng ngân sách. Trong ảnh cống ngăn triều Cây Khô (huyện Nhà Bè).
Dự án tập trung xây 6 cống dưới lòng đất kiểm soát triều tại Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án và hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu được xây dựng tại hệ thống cống Cây Khô.
Theo kế hoạch, toàn bộ công trình hoàn thành sau 3 năm thi công, sẽ kiểm soát ngập cho vùng diện tích 570 km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. Trong ảnh cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè) đang hình thành khi đang thi công 5 trụ cống. Công trình này ngăn triều cho khu vực huyện Nhà Bè và quận 7 từ sông Soài Rạp vào sông Mương Chuối.
Hệ thống cống sẽ vận hành theo nguyên tắc: mùa mưa (khi mực nước thượng lưu lớn hơn mực nước hạ lưu), cửa tiêu nước sẽ được mở và ngược lại; mùa khô cống sẽ mở cửa tiêu nước khi mực nước thượng lưu lớn hơn hạ lưu và mực nước hạ lưu lớn hơn +0,6 m (mực nước thấp nhất cần đảm bảo môi trường sinh thái phía trong cống).
Ngoài ra, dự án sẽ giúp chủ động điều tiết, hạ thấp mực nước trong các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước của các dự án thoát nước đô thị và hỗ trợ trữ nước mưa khi triều cường xuống thấp, kết hợp chống sạt lở bờ sông và cải tạo cảnh quan và môi trường. Ảnh tại địa bàn huyện Nhà Bè là công trình cống Phú Xuân, ngăn triều từ sông Soài Rạp vào rạch Đĩa.
Công trình thi công nằm trên địa bàn huyện nhà bè và quận 7, khu vực khá nhiều dân cư sinh sống. 6 cống ngăn triều có chiều rộng từ 40 m đến 160 m, chiều cao thành cống 3,6-10 m. Tàu bè có thể đi lại khi cửa mở hoàn toàn.
Cống Phú Xuân đang được thi công 2 trụ cống.
Nhiều vật liệu sắt thép được tập kết trên các sà lan gần khu vực thi công cống Phú Xuân.
Cống Tân Thuận nằm bên cầu Tân Thuận (quận 7), đoạn hạ lưu Kênh Tẻ ngăn triều từ sông Sài Gòn vào địa bàn các quận 4, 6, 7, 8 đang được xây dựng với nhiều sà lan cần cẩu thi công.
Cống Tân Thuận và 5 cống còn lại được thiết kế cho tàu thuyền qua lại bình thường thông qua khoang cửa van và âu thuyền của các cống sau khi dự án đi vào hoạt động.
Bên cạnh cống ngắn triều, một trạm bơm có công suất 48 m3/giây cũng sẽ được lắp đặt tại đây.
Công trình cống ngăn triều Bến Nghé nằm bên cầu Móng ở quận 1 và 4 đã hoàn thành ngăn dòng, chuẩn bị thi công. Bên cạnh cống này còn được xây dựng một trạm bơm có công suất 12 m3/giây.
Cống Phú Định nằm trên địa bàn quận 8 ngăn triều vào hệ thống kênh Đôi, kênh Lò Gốm. Đây là một trong những khu vực bị ngập nặng mỗi khi triều cường dâng.
Công trình này cũng sẽ được xây dựng một trạm bơm có công suất 36 m3/giây.
Theo yêu cầu của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, nhà đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ để dự án hoàn thành sớm 14 tháng so với kế hoạch, khánh thành toàn bộ công trình vào dịp 30/4/2018.
Hiện tại chủ đầu tư, đơn vị thi công đang tập kết số lượng lớn các loại máy móc, vật liệu xây dựng bên công trình. Đại diện đơn vị đầu tư cho biết các cống ngăn triều đang thi công đồng loạt và đến nay đã đạt 31% tiến độ.
Trên các công trường, hầu như các bộ phận, khu vực thi công đều hoạt động hối hả, tiếng máy móc rền vang khắp khu vực. Chủ đầu tư cho biết số lượng kỹ sư, nhân công được huy động thi công toàn bộ các công trình là 1.450 người và thực hiện 3 ca liên tục.
Đến cuối năm 2017, công ty sẽ hoàn thành 7,8 km đê kè ngăn triều và đập ngăn triều Bến Nghé. Các đập ngăn triều còn lại sẽ hoàn thành từ tháng 1 đến tháng 4/2018. Trong ảnh, các công nhân tại công trình cống Phú Định hàn buộc lồng sắt để chuẩn bị đưa xuống ống trụ.
Dưới các ống trụ đổ bê tông sâu hàng chục mét, công nhân luồn xuống hàn các mấu nối thép với nhau.
Công nhân đo đạc các ống trụ cốt thép đã được đưa xuống. Ngoài 6 cống ngăn triều và 3 trạm bơm, dự án chống ngập hơn 10.000 tỷ còn gồm việc xây tuyến đê xung yếu bao ven sông Sài Gòn - từ Vàm Thuật đến sông Kinh, dài gần 8 km.