Sự thật “sốc” trong phát triển động cơ AIP tàu ngầm Nga

Google News

(Kiến Thức) - Nga đang trên đà tạo ra hệ thống động lực AIP hoàn hảo hơn so với phương Tây, có tính năng vượt trội nhưng đảm bảo giá cả phải chăng.

Mặc dù thiết kế tàu ngầm động cơ diesel – điện Kilo 636 của nước Nga đang gặt hái được nhiều thành công trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện trên toàn thế giới người ta đang tích cực nghiên cứu và sản xuất các tàu ngầm sử dụng động cơ đẩy không phụ thuộc vào không khí.
Nghĩa là, “không phải các ắc quy - chúng cần được nạp điện định kỳ, mà là những hệ thống khác sẽ cấp điện năng cần thiết để đảm bảo sự sống và chuyển động của tàu ngầm khi lặn”. Nhờ công nghệ AIP mà các tàu ngầm có thể hoạt động dưới mặt nước lâu hơn tàu ngầm thông thường khác.
 Tàu ngầm Kilo của Hải quân Nga.
Hiện tại, trên thế giới đã có Đức, Nhật Bản, Pháp…phát triển thành công động cơ AIP trang bị cho các thiết kế tàu ngầm diesel của họ. Trong khi đó, nước Nga vẫn chưa ghi nhận sự rõ ràng việc trang bị động cơ AIP cho tàu ngầm. Phải chăng nước Nga không đủ khả năng phát triển AIP?
Điều bất ngờ là không những nước Nga đang phát triển AIP mà còn phát triển từ rất sớm. Ngay từ những năm 1980, Liên Xô đã đóng một con tàu thí nghiệm có động cơ không phụ thuộc vào không khí AIP. Song việc đóng con tàu này đã vào lúc không phải là tốt đẹp nhất đối với nền công nghiệp, do đó dự án đã không nhận được sự tiến triển.
Nhưng hiện nay tham vọng này đang được hồi sinh ngay tại Phòng thiết kế Rubin – nơi cho ra đời thiết kế tàu ngầm Kilo. Ở đây, các kĩ sư của Rubin đang nghiên cứu thiết kế để chế tạo những thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân đa năng mới với thiết bị năng lượng không phụ thuộc vào không khí. Đây thật sự là bước đi mang tính cách mạng trong công cuộc chinh phục biển sâu.
Động cơ AIP có “1-0-2”
Có một số hướng để nhận được năng lượng điện trong quá trình chuyển động dưới mặt nước mà không phải chạy động cơ diesel. Ở phương Tây, ví dụ, người ta tích cực tiến hành những công trình nghiên cứu phát điện bằng cách tổng hợp hydro với ôxy trong các lò phản ứng chuyên dụng. Đây là một quá trình phức tạp và rất tốn kém, mà để đảm bảo quá trình này còn phải mang theo một lượng lớn hydro và ôxy - mà việc này là không phải không rất nguy hiểm.
Ở phòng thiết kế Rubin, các kĩ sư đã chọn hướng khác. Bước đầu, họ đã nghiên cứu thành công công nghệ có một không hai để nhận được trực tiếp hydro từ nhiên liệu diesel bằng phương pháp được gọi là reforming (định dạng lại).
Phương pháp này cho phép không phải xây dựng kho chứa hydro chuyên dụng tại các căn cứ của tàu ngầm phi hạt nhân, mà sử dụng cơ sở hạ tầng và kho chứa nhiên liệu vẫn dùng trong các trang thiết bị điện - diesel của các tàu ngầm phi hạt nhân bình thường cổ điển. Quá trình tạo ra dòng điện hoàn toàn không gây ồn, điều này tăng lên rất nhiều độ bí mật của tàu ngầm di chuyển khi lặn. Thời gian lặn cũng tăng lên.
 Tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến Lada có thể được trang bị động cơ AIP tối tân mà Rubin đang phát triển.
Theo nhiều nguồn tin, phòng thiết kế Rubin đã chế tạo được trang thiết bị năng lượng thí nghiệm công suất 400 KW. Để so sánh, các thiết bị tương tự của phương Tây cho công suất không quá 180 KW. Thiết bị năng lượng không phụ thuộc không khí mới đã được thử nghiệm mô hình, các thử nghiệm này đã khẳng định sự đúng đắn của giải pháp đã được lựa chọn.
Đặc điểm của tàu ngầm phi hạt nhân kiểu Rubin thế hệ mới là sự tổng hợp hạn chế của phương án cổ điển và những tính năng cách mạng.
Ngoài trang thiết bị năng lượng không phụ thuộc không khí, tàu ngầm vẫn có máy phát diesel thông thường và các ắc quy. Nghĩa là tàu ngầm có thể hoạt động nhờ động cơ diesel, ắc quy và dùng năng lượng có được nhờ reforming. Nếu như tất cả những điều này “tập hợp lại” được, thì tàu ngầm Nga với thiết bị năng lượng phi hạt nhân sẽ áp sát đến các tàu ngầm nguyên tử về mặt các tính năng chiến đấu và khai thác sử dụng, nhưng với giá thành thấp hơn rất nhiều.
Tất nhiên, dùng tàu ngầm phi hạt nhân thậm chí thế hệ mới làm tàu ngầm mang tên lửa chiến lược là cả một vấn đề khó khăn. Nhưng thay vào đó, chúng sẽ trở thành những thợ săn và người bảo vệ đa năng tuyệt vời cho các vùng biển. Ngoài các máy phóng ngư lôi cổ điển dự kiến sẽ lắp đặt các hầm phóng tên lửa thẳng đứng: các tên lửa có cánh sẽ có thể đánh vào mọi loại mục tiêu trên mặt nước và các công trình trên mặt đất.
“Malakhit không ngủ quên”
Ngoài Rubin, phòng thiết kế Malakhit ở St Peterburg cũng thiết kế tàu ngầm phi hạt nhân. Khác với Rubin, phòng thiết kế này rất ít được biết đến. Nhưng thật ra, Malakhit đã tạo ra những dự án tàu ngầm phi hạt nhân rất thú vị, có khả năng hoạt động ở vùng nước nông trong những điều kiện thủy văn phức tạp nhất.
Dự án được biết đến nhiều nhất của Malakhit trong số các tàu ngầm phi hạt nhân là tàu ngầm trinh sát - phá hoại thử nghiệm Piraniya. Tàu ngầm có một không hai, nhưng đã không được đánh giá đúng. Mà có thể, đã được người Mỹ, những người đã làm tất cả để con tàu này chỉ được đóng với số rất ít ỏi, đã đánh giá đúng nó. Con tàu này cũng không được đưa ra thị trường vũ khí thế giới.
 Thiết kế tàu ngầm Piraniya của Malakhit.
Song các kĩ sư ở phòng thiết kế Malakhit đã không tuyệt vọng, và đã chế tạo một lô tàu ngầm Project 750 với nhiều biến thể. Trên thế giới không có loại tương tự, ưu thế đầu tiên và chủ yếu: Những con tàu này thích ứng một cách lý tưởng cho hoạt động ở vùng nước đục nông và vùng nước lẫn băng của Bắc Cực.
Tàu có chiều dài đến 70 mét, lượng dãn nước đến 1.000 tấn và những tính năng chiến - kỹ thuật rất tốt. Con tàu có tầm hoạt động tới 3.000 dặm, lặn sâu tối đa 300m, dự trữ hành trình 30 ngày, kíp lái 9 người. Vũ khí của tàu gồm 8 hầm phóng tên lửa hành trình và các ống phóng ngư lôi 533-400mm (cơ số 12 đạn).
Tàu ngầm không nguyên tử của phòng thiết kế Malakhit đã không được dùng cả cho Hải quân của Nga, cả trên thị trường vũ khí thế giới. Nhưng ở đây những người biết rõ chỗ nào Nga có ưu thế, chỗ nào yếu thế đã ra tay. Dẫu sao, kinh nghiệm đối với tàu ngầm Kilo cho thấy Nga không lạc hậu trong lĩnh vực tàu ngầm điện - diesel cổ điển trên thế giới. Đơn giản là đã không biết cách giới thiệu sản phẩm của cả hai phòng thiết kế cùng một lúc. Rubin đang trên đà đi lên, nhưng ngay Malakhit cũng không ngủ quên.
Nguyễn Vũ

Bình luận(5)

Minh Hiền

Ngọc Thành

Mình cứ nghĩ chế tạo tàu ngầm cũng gần như tàu bình thường chỉ khác là nó kín mít và chịu được áp suất của nước biển, đâu nghĩ lại còn bao nhiêu công nghệ đi theo thế này thì đúng là trên thế giới chỉ có vài nước chế tạo được là phải thôi

Minh Hiền

Nguyễn Văn Lực

Các nước đi sau lại phát triển thành công công nghệ mà Nga đã phát triển từ xưa, phải trăng nó chưa phải là công nghệ tốt đủ để Nga dày công hoàn thiện nó nên đang chuyển hướng phát triển loại công nghệ mới đây

Minh Hiền

Phan Minh Toàn

Cứ bảo Nga lạc hậu trong công nghệ, nhưng có mấy nước đóng dc tàu ngầm đâu, hễ cứ nói đến tàu ngầm là người ta nghĩ đến nước Nga thôi

Minh Hiền

Ngọc Thành

Giờ rất nhiều nước đều đầu tư nghiên cứu các công nghệ hiện đại mà trước kia Nga và Mỹ biết và phát triển để không phụ thuộc vào các nước này nữa rồi

Minh Hiền

Nguyễn Thanh Hòa

Bí mật quân sự mà,, Nga phát triển rất sớm nhưng phải bí mật về việc thành công hay không, hay có phát triển mạnh hơn chứ nếu nói lộ ra thì đâu còn là bí mật quốc phòng nữa chứ