Phận thảm các cỗ xe tăng bay đáng sợ của Liên Xô

Google News

(Kiến Thức) - Hầu hết các thiết kế xe tăng bay của Quân đội Liên Xô dù tính năng có mạnh tới đâu thì đều có chung kết cục thảm.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 1, xe tăng trở thành loại vũ khí được quân đội nhiều nước trên thế giới đặc biệt chú trọng, chúng được cải tiến về mọi mặt từ tốc độ di chuyển cho đến trang bị hỏa lực. Với hàng loạt mẫu xe tăng mới được thiết kế với hệ thống khung gầm và bánh xích chuyển động tiên tiến hơn những mẫu xe tăng sơ khai ban đầu. Và vị trí xe tăng trên chiến trường trong giai đoạn này hầu như không thể bị thay thế.
Để có thể vận chuyển những cỗ máy chiến tranh nặng hàng tấn qua hàng ngàn cây số, các kỹ sư quân sự đã phát minh nhiều loại phương tiện để chuyên chở những chiếc xe tăng ra chiến trường. Phổ biến nhất trong đó vẫn là bằng đường sắt và đường thủy, tuy nhiên cách này đòi hỏi cần có một cơ sở hạ tầng rộng khắp mà điều này lại khó có thể thực hiện được nếu trong điều kiện thời chiến.
Phan tham cac co xe tang bay dang so cua Lien Xo
Mẫu xe tăng bay đầu tiên trên thế giới được kỹ sư người Mỹ là John Walter Christie giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1932.
Chính vì thế ý tưởng về mọi loại xe tăng bay có thể tác chiến ở mọi loại địa hình đã ra đời vào thời điểm đó, ý tưởng trên xuất phát ban đầu từ nước Mỹ. Với mẫu tăng bay đầu tiên trên thế giới là M-1932 do kỹ sư người Mỹ là John Walter Christie thiết kế, nó có trọng lượng khoảng 4 tấn và được làm hoàn toàn bằng hợp kim nhôm. M-1932 được thiết kế với hệ thống bánh xích chuyển động khá tiên tiến có thể di chuyển ở mọi địa hình, đây cũng là nền tảng bánh xích được sử dụng để phát triển cho mẫu xe tăng T-34 của Liên Xô sau này.
M-1932 được trang bị một đôi cánh cùng một động cơ cánh quạt lớn giúp nó bay trên không, đôi cánh này có thể dễ dàng gỡ bỏ sau khi xe tăng tiếp đất và đổ bộ vào lãnh thổ của đối phương. Tuy thiết kế của Christie khá độc đáo cũng như có tính khả thi cao với một vài nguyên mẫu được chế tạo ban đầu nhưng đáng tiếc là M-1932 không thể cất cánh lên khỏi mặt đất ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên và bị loại bỏ ngay sau đó.
Đến năm 1933, Liên Xô cũng bắt đầu phát triển mẫu xe tăng đầu tiên của mình, ứng cử viên sáng giá nhất lúc đó là mẫu tăng hạng nhẹ T-27. Với trọng lượng tối đa khoảng 2,7 tấn T-27 hoàn toàn phù hợp để có thể biến thành một mẫu xe tăng bay lý tưởng. Đáng tiếc là dù được đánh giá cao nhưng chi phí cho một chiếc xe tăng bay T-72 lại quá đắt cũng như khả năng chiến đấu lại không cao.
Phan tham cac co xe tang bay dang so cua Lien Xo-Hinh-2
 Hình ảnh chụp một nguyên mẫu thử nghiệm của xe tăng bay T-27 của Liên Xô vào năm 1933.
Sau thất bại của T-27, các kỹ sư Liên Xô vẫn ấp ủ một mẫu xe tăng bay của riêng mình, và điều này đã nhanh chóng thành sự thật với sự xuất hiện của mẫu xe tăng bay có khả năng đổ bộ từ trên không là T-37A. Vào năm 1935, các cư dân vùng ngoại ô Moscow đã sửng sốt khi thấy một chiếc máy bay khổng lồ mang theo một chiếc xe tăng, đảo lượn trên trên không trước khi rơi xuống một hồ nước gần đó.
Tuy nhiên mẫu xe tăng bay T-37A lại không dành được mấy sự quan tâm từ giới tướng lĩnh Liên Xô, hậu quả là sau một thời gian ngắn được phát triển T-37A bị tạm ngưng và lãng quên ngay sau đó. Bên cạnh đó, năng lực hàng không của Liên Xô lúc đó cũng không đủ khả năng để có thể tạo ra một động cơ máy bay có vận tốc cất cánh lớn, đủ khả năng đưa một chiếc xe tăng nặng hàng tấn lên không trung.
Đến những năm đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2, ý tưởng về những chiếc xe tăng bắt đầu xuất hiện trở lại. Một lần nữa Liên Xô lại là quốc gia đi đầu trong việc phát triển xe tăng bay, khi gắn một chiếc xe tăng hạng nhẹ T-60 xuống phía dưới phần bụng của một máy bay ném bom hạng nặng Tupolev TB-3.
Phan tham cac co xe tang bay dang so cua Lien Xo-Hinh-3
Mặc dù rất nỗ lực nhưng những dự án chế tạo xe tăng bay của Liên Xô luôn đi vào ngõ cụt. Trong ảnh là mẫu xe tăng bay T-60 với cơ cấu 2 tầng cánh.
Chiếc TB-3 có thể mang theo xe tăng T-60 qua một đoạn đường dài và dễ dàng triển khai chiếc xe tăng này trên mặt nước hoặc mặt đất. Sự kết hợp này hứa hẹn sẽ mở ra các cuộc tấn công chớp nhoáng của Quân đội Liên Xô vào sâu bên trong phòng tuyến quân Đức vào lúc đó hoặc tăng cường hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị hoạt động du kích bên trong lòng đối phương.
Nhưng một lần nữa công nghệ hàng không hạn chế đã cản chở ý tưởng trên của các kỹ sư Liên Xô, trong lần thử nghiệm đầu tiên một chiếc TB-3 mang theo một chiếc T-60 chỉ có thể đạt độ cao tầm 40m và các kết quả thử nghiệm sau đó cũng không mấy khả quan. Sau khi kết thúc chiến tranh, các kỹ sư Liên Xô vẫn không bỏ cuộc trong việc tiếp phát triển mẫu xe tăng bay của riêng mình và lần này đã sớm đạt được kết quả như mong muốn nhưng với cách thức hoàn toàn khác.
Trong đầu những năm 1950, Liên Xô đã cho ra mắt mẫu pháo tự hành hạng nhẹ ASU-57 cỡ nòng 57mm hoặc 76mm được trang bị dành riêng cho các đơn vị đổ bộ đường không, ASU-57 được thiết kế để có thể triển khai từ trên không bằng dù và được vận chuyển bằng các máy bay vận tải An-8 và An-12.
Phan tham cac co xe tang bay dang so cua Lien Xo-Hinh-4
 Sau nhiều thất bại, Quân đội Liên Xô cũng sở hữu mẫu xe tăng có thể triển khai bằng đường không là pháo tự hành hạng nhẹ ASU-57.
Các dự án phát triển xe tăng đổ bộ đường không của Liên Xô khi đó thực sự đã gây áp lực rất lớn đến các tướng lĩnh của Quân đội Mỹ. Đến năm 1968, Quân đội Mỹ đã phải cho ra mắt mẫu xe tăng hạng nhẹ có thể triển khai bằng đường không, với trang bị hỏa lực áp đảo hơn các xe tăng của Liên Xô gồm một pháo chính 152mm có khả năng bắn cả tên lửa chống tăng MGM-51 Shillelagh qua nòng pháo.
Tuy nhiên, Moscow vẫn là người dẫn trước, khi đưa vào sản xuất mẫu xe tăng đổ bộ đường không hoàn chỉnh đầu tiên vào năm 1975 tại nhà máy sản xuất tăng thiết gaisp Volgograd. Mẫu xe tăng trên có kíp chiến đấu gồm 3 người và có trọng lượng khoảng 17 tấn. Hệ thống vũ khí chính gồm pháo 100mm cùng với hệ thống tên lửa phòng không. Nhưng điểm nổi trội của loại xe tăng này là khả năng lội nước khá tốt và có thể hoạt động trên nhiều loại địa hình khác nhau hoàn toàn phù hợp với điều kiện tác chiến của lực lượng đổ bộ đường không Nga khi đó.
Phan tham cac co xe tang bay dang so cua Lien Xo-Hinh-5
Số phận một lần nữa không mỉm cười với những chiếc xe tăng bay của Liên Xô, khi dự án xe tăng đổ bộ đường không thuộc Object 934 đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu nhưng vẫn không được đưa vào trang bị.
Một mẫu xe tăng đổ bộ đường không khác cũng được phát triển đồng thời bởi nhà máy tăng thiết giáp Kurgan, cả hai mẫu thiết kế này đều được Liên Xô giữ bí mật tuyệt đối và chỉ được biết với tên mã là Object 934 và 685.
Giống như số phận của các mẫu tăng bay của Liên Xô trước đó, mặc dù cả hai mẫu tăng trên dù đã vượt qua được các bài kiểm tra cấp nhà nước của Liên Xô nhưng vẫn không thể được đưa vào trang bị do thiếu kinh phí sản xuất và sự suy của nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô trong những năm 1980.
Dù không thành công với những dự án xe tăng bay tiên phong của mình nhưng Liên Xô lại là nước tạo tiền đề cho sự phát triển các mẫu phương tiện chiến đấu hạng nhẹ có thể triển khai dễ dàng bằng đường không ở quân đội một số nước Châu Âu sau này.
Tuấn Đặng

Bình luận(0)