Nga thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa

Google News

Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ của Nga đã thử nghiệm thành công một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn.

- Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ của Nga đã thử nghiệm thành công một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn vào hôm 16/10, RIA Novosti trích lời của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

"Lực lượng Không gian Vũ trụ và công nghiệp phòng thủ đã thử nghiệm thành công một hệ thống đánh chặn tên lửa tầm ngắn ở vùng Sary-Shagan vào lúc 12h01 (giờ địa phương) hôm 16/10", Đại tá Alexei Zolotukhin nói.
Chuẩn bị chuyển tên lửa đánh chặn 53T6 vào hầm phóng.
Chuẩn bị chuyển tên lửa đánh chặn 53T6 vào hầm phóng.
 
Vụ phóng thử tên lửa đã được thực hiện để xác nhận những đặc điểm hiệu suất và hiệu quả của tên lửa đánh chặn, được triển khai như bộ phận của mạng lưới chống tên lửa đạn đạo A-135 (ABM-3, viết tắt của Anti-Ballistic Missile) của Nga, ông Zolotukhin nói thêm.

"Hệ thống phòng thủ tên lửa đã được thử nghiệm thành công và nó đã phá hủy thành công một mục tiêu thử nghiệm trong thời gian qui định", Phó Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ, Trung tướng Valery Bratishenko nói.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ về loại tên lửa nào đã được họ thử nghiệm.

Mạng lưới A-135 ABM được triển khai xung quanh thủ đô Moscow để chống lại các mục tiêu tên lửa của kẻ thù tấn công vào thành phố hoặc các khu vực phụ cận. A-135 ABM bắt đầu hoạt động từ năm 1995 và bao gồm trạm radar quản lý chiến trường Don-2N và hai loại tên lửa của ABM.

Tên lửa đánh chặn tầm ngắn 53T6 (SH-08 Gazelle) được triển khai ở 5 điểm phóng, với mỗi điểm trang bị từ 12 - 16 đạn tên lửa. Hệ thống này thường được bắn kiểm tra hàng năm ở địa điểm thử nghiệm Sary Shagan.

Vụ thử nghiệm tên lửa 53T6 gần đây nhất diễn ra vào tháng 12/2011.

Hệ thống A-135 được Nga triển khai phù hợp với Hiệp hước Phòng chống Tên lửa Đạn đạo được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô từ năm 1972 và tới năm 2002, Mỹ đã đơn phương rút khỏi hiệp ước này.
 
Yến Phạm (theo RIA Novosti)
[links()]

Bình luận(0)