Mỹ làm gì với F-105 đối phó tên lửa SAM-2 Việt Nam? (1)

Google News

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ đã liên tục cải tiến các máy bay tiêm kích bom F-105 mang thiết bị đối phó tên lửa SAM-2 nguy hiểm của Việt Nam.

S-75 Dvina và việc phát triển dự án “Wild Weasel”
Vào cuối mùa xuân năm 1965, Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận được những tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2 Guideline) từ Liên Xô và thành lập trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên, mang phiên hiệu 236.
Theo các tài liệu Mỹ, kể từ thời điểm đó, máy bay trinh sát hình ảnh RF-101C Voodoo đã bắt đầu nhìn thấy một cái gì đó có hình dạng như một ngôi sao đang được xây dựng tại những nơi khác nhau trong và xung quanh thủ đô Hà Nội. Hình dạng tương tự được tìm thấy ở Cuba trong tháng 10/1962, đó chính là những tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina.
Điều gì đến cũng sẽ đến, ngày 24/7/1965, một tốp 4 chiếc F-4C Phantom II từ Phi đội tiêm kích chiến thuật số 47 đã bị tiểu đoàn 63 và 64 thuộc trung đoàn 236 phóng 4 quả tên lửa tấn công và bắn rơi một chiếc F-4C và làm hư hại 2 chiếc trong trong 3 chiếc còn lại.
Đây là trận đánh đầu tiên của bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam và cũng là ngày đầu tiên Mỹ có máy bay bị tên lửa phòng không bắn rơi trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc tấn công bất ngờ và hoàn toàn không có cảnh báo từ bất kỳ máy bay giám sát nào.
Tuy nhiên, ngay sau đó người Mỹ đã đưa ra những giải pháp đối phó với tên lửa SAM-2:
1. Dùng các khối gây nhiễu có vỏ bọc có thể gắn trên mọi máy bay hoạt động ở miền bắc Việt Nam.
2. Sử dụng một máy bay có thể cảnh báo về mối đe dọa từ S-75 Dvina, không chỉ cảnh báo riêng cho mình mà cho những máy bay khác, đồng thời có thể phá hủy S-75 Dvina.
My lam gi voi F-105 doi pho ten lua SAM-2 Viet Nam? (1)
 Chiếc F-4C đầu tiên bị hạ bởi tên lửa S-75 Dvina trong chiến tranh Việt Nam.
Không quân Mỹ đã phát triển các khối gây nhiễu có vỏ bọc để gây nhiễu chủ động các hệ thống radar từ trên không. Các khối gây nhiễu có vỏ bọc này có thể mang được bởi bất kỳ máy bay chiến đấu nào có trong trang bị.
Một trong những khối gây nhiễu có vỏ bọc hoạt động đầu tiên là QRC-160-1, hay có tên tiêu chuẩn là AN/ALQ-71. Khối gây nhiễu có vỏ bọc này dùng để gây nhiễu các radar theo dõi của Liên Xô, bao gồm radar SNR-75 sử dụng để chiếu xạ các mục tiêu cho các tên lửa của tổ hợp S-75 Dvina.
Ngoài ra, một khối gây nhiễu có vỏ bọc khác được sử dụng rộng rãi cho tiêm kích bom F-105 là QRC-160-2, hoặc AN/ALQ-72, dùng để gây nhiễu radar điều khiển hỏa lực. Vấn đề với các khối gây nhiễu có vỏ bọc này là có công suất khá thấp và phải sử dụng nhiều khối cho một lần gây nhiễu mới có hiệu quả.
Cả hai khối gây nhiễu có vỏ bọc này đi vào hoạt động trong năm 1966. Năm 1967, Không quân Mỹ đã ra lệnh rằng sẽ không có chiếc F-105 nào xâm nhập không phận miền Bắc Việt Nam mà không mang ít nhất một khối gây nhiễu có vỏ bọc.
F-100F Wild Weasel I
Tuy nhiên, việc phát triển máy bay cho các nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương là một câu chuyện khác. Trong khi các khối gây nhiễu có vỏ bọc được phát triển từ đầu những năm 1960, không có kế hoạch nào trong việc phát triển máy bay chế áp hệ thống phòng không đối phương trong giai đoạn này cho tới khi chiếc F-4C đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không ở Việt Nam.
Chiếc máy bay được chọn là tiêm kích bom 2 chỗ ngồi F-100F Super Sabre. F-100F được lựa chọn chủ yếu là do máy bay chế áp hệ thống phòng không cần 2 phi hành đoàn, một người điều khiển máy bay và người kia giám sát các hệ thống. Và F-100F là lựa chọn hợp lý. Dự án này được gọi là “Wild Weasel I”.
My lam gi voi F-105 doi pho ten lua SAM-2 Viet Nam? (1)-Hinh-2
F-100F Wild Weasel I với trang bị các hệ thống cho việc chế áp phòng không đối phương 
F-100F Wild Weasel I được trang bị một số hệ thống mới phát triển bởi Applied Technology Inc (ATI). Đầu tiên là lắp đặt hệ thống cảnh báo và xác định vị trí radar (Radar Homing And Warning/RHAW), được gọi là Vector IV. Tiếp theo là IR-133, hệ thống quét toàn cảnh sau khi mối đe dọa đã được Vector IV phát hiện. Cuối cùng là cảnh báo tên lửa phóng đi (Launch Warning Receiver/ LWR) WR-300.
Tần số bức xạ của radar SNR-75 Fan Song tăng mạnh trước khi phóng tên lửa và WR-300 theo dõi tần số đó sau đó đưa ra cảnh báo "Launch" bằng một chấm sáng màu đỏ trên một màn hình hiển thị mối đe dọa trong buồng lái phía sau.
EF-105F Wild Weasel III
Tuy nhiên, mặc dù F-100F làm việc tốt cùng với các hệ thống làm việc gần như hoàn hảo, nhưng F-100F Super Sabre có tốc độ bay chậm hơn nhiều so với các máy bay tiêm kích bom F-105D. Như vậy, toàn bộ lực lượng tấn công phải bay ở tốc độ thấp hơn cần thiết, để không bay quá xa với khoảng cách của F-100F Weasel. Vì vậy họ muốn lắp đặt những hệ thống này lên một chiếc F-105F 2 chỗ ngồi.
Ngày 8/1/1966, Không quân Mỹ ra lệnh dùng F-105F như là máy bay tiếp nối trong chương trình Wild Weasel. Tên ban đầu (mặc dù không chính thức), của chiếc máy bay này là EF-105F.
EF-105F thuộc dự án “Wild Weasel III”, được lắp đặt các hệ thống tượng tự F-100F Wild Weasel I và lắp thêm các ăng ten AN/APR-25 ngay trước mũi máy bay và mép sau cánh chính cùng với ăng ten AN/APR-26 lắp dưới thân máy bay.
My lam gi voi F-105 doi pho ten lua SAM-2 Viet Nam? (1)-Hinh-3
 Đại úy Warren Kerzon và Scottie Mclntyre chụp hình cùng với chiếc EF-105F Wild Weasel III của họ. Khu vựa khoanh đỏ là những ăng ten AN/APR-25. Chiếc EF-105F trong hình trang bị với tên lửa chống bức xạ AGM-45 Shrike và bom chùm SUU-30.
Vũ khí chính của EF-105F là tên lửa chống bức xạ AGM-45 Shrike, trang bị đầu đạn nổ phá mảnh nặng 67,5kg và dùng ngòi nổ cận đích. Tốc độ bay của tên lửa là Mach 1,5 và sử dụng đầu dò thụ động. Khi đã xác định được vị trí nguồn phát ra bức xạ như radar, tên lửa sẽ phóng đi và bay đến nguồn phát bức xạ đó.
Vào ngày 28/6/1966, 4 chiếc EF-105F Wild Weasel III được đưa đến sân bay Korat, Thái Lan và hoạt động cùng với F-100F Wild Weasel I.
Theo tài liệu Mỹ, ngày 7/6/1966, EF-105F đã gây thiệt hại cho hệ thống radar mặt đất (không rõ có phải của SAM-2) ở miền Bắc Việt Nam. Có tổng cộng 54 chiếc F-105F được chuyển đổi thành EF-105F.
My lam gi voi F-105 doi pho ten lua SAM-2 Viet Nam? (1)-Hinh-4
Một chiếc EF-105F cất cánh thực hiện nhiệm vụ ở Việt Nam.
Những chiếc EF-105F trong thời gian sử dụng liên tục được nâng cấp, với hệ thống quét toàn cảnh ER-142 thay thế IR-133. Trang bị ăng ten Loral QRC-317A, hay có tên là AN/ALR-31. Việc bổ sung các hệ thống QRC-317A khiến EF-105 phải thiết kế lại đầu cánh chính, với một ăng-ten thay thế các đèn hiệu ở đầu cánh chính, các đèn hiệu chuyển về mép trước cánh chính. Cuối cùng, vào tháng 6/1967, Không quân Mỹ chấp nhận định danh “EF-105F” và Weasel Thud vẫn là EF-105F Wild Weasel III.
My lam gi voi F-105 doi pho ten lua SAM-2 Viet Nam? (1)-Hinh-5
 Một chiếc EF-105F được trang bị tên lửa AGM-78A Standard ARM ở giá treo phía trong và AGM-45 Shrike ở giá treo phía ngoài
Vào cuối năm 1966, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã bắt đầu phát triển một tên lửa chống bức xạ mới trang bị cho cả Hải quân và Không quân để sử dụng trong chiến dịch Iron Hands.
Dựa trên các tiêu chuẩn của tên lửa Hải quân Mỹ, một tên lửa phòng không phóng từ tàu chiến là RIM-66 Standard, General Dynamics kết hợp với đầu dò của AGM-45 Shrike, trở thành tên lửa ARM Mod 0 hoặc AGM-78A. AGM-78A có tầm bắn lên tới 90km và có thể được trang bị các đầu dò khác nhau cho các mục tiêu là radar khác nhau. Một bệ phóng đặc biệt, LAU-80A/80B, đã được phát triển cho EF-105F trang bị loại tên lửa này.
Đến giữa năm 1967, 6 chiếc EF-105F đã được cải tiến để mang tên lửa AGM-78A Tất cả được triển khai đến sân bay Takhli, Thái Lan để thực hiện chiến dịch Iron Hands.
Clip F-105 tác chiến ở Việt Nam:
Tri Năng

Bình luận(0)