Hé lộ vũ khí thời CTTG 1 trong Quân đội Nga

Google News

(Kiến Thức) - Rất bất ngờ khi đoàn tàu bọc thép - vũ khí CTTG 1 vẫn còn phục vụ tới tận ngày nay trong Quân đội Nga.

Từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Quân đội Nga đã bắt đầu đưa vào sử dụng những đoàn tàu bọc thép cho nhiều mục đích khác nhau và loại phương tiện đặc biệt này đã bảo vệ nước Nga trong suốt thế kỷ 20 cho đến tận ngày nay.
Với diện tích lớn nhất thế giới, tàu lửa luôn là phương tiện vận chuyển phổ biến nhất ở Nga trong thời bình lẫn chiến tranh, và đoàn tàu bọc thép của Nga cũng ra đời từ đó. Với thiết kế ban đầu từ những đoàn tàu bọc thép được trang bị các loại pháo cỡ lớn cho đến những đoàn tàu đặc biệt có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa.
He lo vu khi thoi CTTG 1 trong Quan doi Nga
Các đoàn tàu bọc thép luôn có vai trò nhất định trong Quân đội Nga, một trong những quốc gia có tuyến đường sắt dài nhất thế giới.
Bên cạnh các đoàn tàu có khả năng chiến đấu Quân đội Nga, còn sở hữu các tàu hỏa phục vụ cho mục đích hậu cần.
Tàu hỏa hậu cần của Quân đội Nga thường được sử dụng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tắm rửa, giặt quân phục cho các binh sĩ Nga, chúng được trang bị mọi thiết bị thông tin liên lạc hiện đại cho phép nó có thể trở thành một trong trung tâm chỉ huy hiện đại. Mỗi đoàn tàu đều được trang bị một máy phát điện có công suất 2MW với nguồn năng lượng độc lập, một đoàn tàu hậu cần của Quân đội Nga cũng từng tham gia một đợt tập trận trong năm nay diễn ra ở Quân khu Trung tâm.
Trong khi đó, các đoàn tàu “tử thần” của Quân đội Liên Xô và Nga sau này lại được thiết kế để có thể đối phó với một cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân từ bên ngoài. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh Liên Xô đã sở hữu ít nhất 12 đoàn tàu “tử thần” và mỗi đoàn tàu này đều được trang bị 3 tên lửa đạn đạo liên lục địa, mỗi tên lửa có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.
He lo vu khi thoi CTTG 1 trong Quan doi Nga-Hinh-2
 Bất chấp hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược ký với Mỹ, Nga vẫn sẽ tiếp tục tái sử dụng các đoàn tàu hạt nhân của nước này.
Hệ thống tên lửa phóng từ tàu hỏa 15P961 Molodets hoạt động trong suốt khoảng thời gian từ 1987-1994, sau đó theo điều khoản của hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START II giữa Nga và Mỹ Moscow đã cam kết loại biên toàn bộ các đoàn tàu Molodets mang theo tên lửa đạn đạo RT-23.
Tuy nhiên trong năm 2013, Quân đội Nga đã quyết định tái khởi động lại các đoàn tàu Molodets, bên cạnh đó các đoàn tàu “tử thần” này cũng sẽ được nâng cấp với khả năng ngụy trang mới và có thể sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars.
Ngày nay, các đoàn tàu bọc thép của Nga còn tham gia cả vào hoạt động chống khủng bố của nước này điển hình như ở Bắc Kavkaz giữa năm 2002 và 2009 với một nhóm các đoàn tàu bọc thép.
He lo vu khi thoi CTTG 1 trong Quan doi Nga-Hinh-3
Hình ảnh một đoàn tàu bọc thép của Quân đội Nga trong một chiến dịch chống khủng bố ở  Bắc Kavkaz.
Trước đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov từng quyết định loại biên các đoàn tàu bọc thép này và niêm cất chúng trở lại nhưng sau đó Bộ trưởng Quốc phòng mới của Nga Sergei Shoigu giữ lại tiếp tục phục vụ trong Quân đội Nga.
Các đoàn tàu bọc thép đặc biệt hiện nay của Quân đội Nga được sử dụng để bảo vệ các đoàn tàu chở khách dân sự lẫn quân sự, cũng như chống lại các phần tử khủng bố cố tình phá hoại hệ thống đường sắt của Nga. Bên cạnh đó những đoàn tàu này còn được sử dụng cho nhiệm vụ vận chuyển binh sĩ đến những vùng xa xôi nhất của nước Nga. 
Hiện tại, Nga có tổng cộng 4 đoàn tàu bọc thép có tên Baikal, Terek, Amur và Don chúng đều được đưa vào hoạt động từ những năm 1980 trên khu vực biên giới giữa Nga và Trung Quốc.
Trà Khánh

Bình luận(0)