Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí cạnh tranh Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Giá thành các hệ thống vũ khí của Ấn Độ cạnh tranh hơn rất nhiều so với các quốc gia khác là nhờ vào chi phí sản xuất thấp.

Theo Tạp chí Jane's Defence Weekly, Ấn Độ sẽ xúc tiến các hoạt động thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí cũng như các trang thiết bị quân sự đối với các nước đồng minh hoặc các quốc gia không có xung đột lợi ích với Ấn Độ.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền thông Press Trust, Tổng giám đốc của cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) - ông Avinash Chander cho hay, các quan chức nước này đang thảo luận về các cơ chế cũng như chính sách xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia thân thiện mà vẫn tuân thủ theo các chính sách ngoại giao của Ấn Độ.
Tiêm kích chiến đấy hạng nhẹ Tejas do Ấn Độ tự nghiên cứu sản xuất.
Được biết, đây là một trong những chích sách ưu tiên hàng đầu được tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra không lâu sau khi nhậm chức, ông này còn kêu gọi tạo điều kiện và hỗ trợ hơn nữa cho ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ.
Ấn Độ hiện nay sở hữu một danh sách dài các loại vũ khí nội địa do nước này tự sản xuất có tiềm năng lớn dành cho xuất khẩu như máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas, hệ thống tên lửa phòng không Akash, tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Prahar và tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.
Các chuyên gia quân sự Ấn Độ cho rằng, giá thành các hệ thống vũ khí của Ấn Độ cạnh tranh hơn rất nhiều so với các quốc gia khác là nhờ vào chi phí sản xuất thấp. Trong đó ví dụ điển hình là nước này có thể bán những tên lửa có tính năng tương tự DF-3 của Trung Quốc cung cấp cho Ả Rập Saudi, với giá chỉ bằng 1/4 hoặc 1/3 so với giá của Trung Quốc. Không nhưng vậy, hiện nay đã có một số quốc gia cũng đang quan tâm đến các hệ thống tên lửa phòng không Akash của Ấn Độ.
Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển, và được đánh giá là một trong những tên lửa hành trình mạnh nhất của Ấn Độ hiện nay
Ước tính, Ấn Độ có thể đạt doanh thu khá lớn từ việc xuất khẩu từ 500-1.000 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas LCA cho các quốc gia tiềm năng, với giá thành thấp cũng như được trang bị những thành tựu hàng không của Ấn Độ sẽ giúp cho Tejas tìm được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu vũ khí hiện nay.
Xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ trong giai đoạn 2007-2011 chỉ đạt nhưng con số khá khiêm tốn và không thể hiện được tiềm năng của ngành công nghiệp quốc phòng nước này. Theo báo cáo của chính phủ Ấn Độ nước này chỉ đạt doanh thu 20,5 triệu USD trong giai đoạn trên cho các hợp đồng vũ khí cá nhân hạng nhẹ.
Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới hiện nay, tuy nhiên nước này trong hơn 10 năm qua vẫn chưa có bất kỳ động thái thực tế nào trong việc gia nhập vào thị trường xuất khẩu vũ khí thế gưới. Mặc dù hệ thống vũ khí cho Ấn Độ tự sản xuất đều đáp ứng được mọi tiêu chuẩn quốc tế.
Trực thăng vũ trang hạng nhẹ Dhruv của Không quân Ấn Độ.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ mới dần mở cửa thị trường xuất khẩu các vũ khí do nước này sản xuất, bằng cách đẩy mạnh hơn các hoạt động quảng cáo và tiếp thị cũng như tham gia vào các chương trình hợp tác quốc phòng trên toàn thế giới.
Dấu ấn gần đây nhất của ngành công nghiệp vũ khí của Ấn Độ là hợp đồng xuất khẩu trị giá gần 51 triệu USD loại máy bay trực thặng hạng nhẹ Dhruv cho Không quân Ecuador vào năm 2008. Tuy nhiên hợp đồng trên cũng vấp phải một số khó khăn trong quá trình sản xuất khiến công ty Hindustan Aeronautics thiệt hại không ít khi phải bồi thường một số tiền lớn do chậm trễ trong quá trình bàn giao các máy bay Dhrus.
Tuy nhiên, theo thiếu tướng Mrinal Suman khi trả lời phỏng vấn tạp chí Jane’s cho biết, việc Ấn Độ tiên sâu hơn vào trong thị trường vũ khí quốc tế là khó xảy ra, khi bản thân ngành công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ còn không đủ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Trà Khánh

Bình luận(0)