Soi tàu hậu cần mới của Trung Quốc, đến Mỹ cũng phát thèm

Google News

(Kiến Thức) - Ngay khi Trung Quốc đưa vào trang bị Type 901, Hải quân Mỹ ngay lập tức đánh giá rằng họ cần có những con tàu hậu cần như thế này.

Trong tuần tháng 9 vừa rồi, tại cảng Quảng Châu, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tổ chức lễ bàn giao tàu hậu cần tổng hợp Hồ Hô Luân số hiệu 965 lớp Type 901 cho hải quân nước này.
Tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp Hồ Hô Luân số hiệu"965" lớp Type 901 được đóng tại Xưởng đóng tàu Quảng Châu thuộc Tổng công ty China Shipbuilding State Corporation (CSSC). Đây là lớp tàu hậu cần lớn nhất thế giới với lượng giãn nước lên tới 55.000 tấn. Trước khi cho ra đời Type 901, tàu hậu cần lớn nhất do Trung Quốc tự chế là các tàu hậu cần lớp Type 903 với lượng giãn nước là 25.000 tấn. Trung Quốc hiện có 4 chiếc loại này và đang tiếp tục đóng mới thêm 2 chiếc khác.
Soi tau hau can moi cua Trung Quoc, den My cung them khat
Tàu hậu cần Hồ Hô Luân số hiệu "965" lớp Type 901 của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia 
Thông số kỹ thuật chủ yếu
Tính đến thời điểm hiện tại, tàu hậu cần tổng hợp Hồ Hô Luân số hiệu 965 lớp Type 901 là tàu lớp tàu hậu cần lớn nhất thế giới với lượng giãn nước toàn tải 55.000 tấn; chiều dài 239,5m; chiều rộng 30,5m; cao 17,5m; trang bị 4 động cơ tuabin khí QC-280, mỗi động cơ có công suất 28MW cho tốc độ tối đa lên tới 25 hải lý/h; 2 chân vịt; khả năng hành trình hơn 15.000km; biên chế 40 sỹ quan, 627 nhân viên.
Mục đích phát triển
Trong môi trường tác chiến cường độ cao như hiện nay, việc tiếp tế kịp thời với số lượng lớn vật tư bảo đảm hậu cần cho biên đội tác chiến trên biển là yêu cầu hết sức bức thiết. Mặc dù tàu tiếp tế không nổi tiếng như tàu khu trục cỡ lớn và tàu sân bay, cũng không uy lực như các tàu chiến tấn công nhanh, nhưng sự xuất hiện của tàu hậu cần tổng hợp siêu lớn như tàu hậu cần Type 901 lại trực tiếp phản ánh sự chuyển đổi trong chiến lược "hải quân biển xanh" của Hải quân Trung Quốc. Do đó, các chuyên gia quân sự cho rằng, với việc biên chế các tàu hậu cần tổng hợp cỡ lớn như Type 901 sẽ giúp Hải quân Trung Quốc đạt được nhiều mục đích, gồm:
Soi tau hau can moi cua Trung Quoc, den My cung them khat-Hinh-2
  Cấu trúc tổng thể tàu hậu cần lớp Type 901. Ảnh: Sina
- Nhiệm vụ chính của tàu tiếp tế tổng hợp Hồ Hô Luân Type 901 là  hoạt động song song biên đội tàu sân bay; cung cấp nhiên liệu, đạn dược, lương thực, vật tư dự phòng cho các tàu chiến của biên đội, giúp cho biên đội tàu sân bay có thể tác chiến trên biển xa trong thời gian dài;
- Cho phép Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ dài ngày trên biển thường xuyên hơn khi Hải quân Trung Quốc đang tăng cường các đợt tập trận ở Tây Thái Bình Dương trong thời gian tới. Mặt khác, điều này còn giúp cho Hải quân Trung Quốc có được kinh nghiệm thực tế trong việc sử dụng tàu tiếp tế cỡ lớn cho biên đội tàu sân bay. Những kinh nghiệm này lại hỗ trợ nhiều cho công tác thiết kế tàu tiếp tế của Trung Quốc;
- Nâng cao năng lực tuần tra, kiểm soát dài ngày trên biển đối với những lực lượng tại các vùng biển quan trọng như Hoa Đông và Somali; 
- Nâng cao sức răn đe, phô trương sức mạnh cường quốc biển và cường quốc quân sự đối với một số nước đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc.
Tính năng kỹ chiến thuật chủ yếu
Theo thiết kế của tàu hậu cần lớp Type 901 bên mạn trái và mạn phải của tàu được bố trí 4 trạm tiếp tế. Trong đó, riêng mạn phải bố trí 3 trạm tiếp tế với tàu thông thường và 1 trạm tiếp tế chuyên biệt dành cho tàu sân bay. Tàu hậu cần lớp Type 901 có nhiệm vụ tiếp tế nhiên liệu, thuốc men, đạn dược cho các tàu chiến mặt nước của hải quân Trung Quốc. Nó còn được trang bị nhiều ống bơm nhiên liệu ở hai bên mạn tàu, điều đó cho phép tiếp tế nhiên liệu hàng không và dầu diesel cho tàu sân bay cùng lúc.
Với thiết kế các khoang chứa chuyên biệt, tàu hậu cần tổng hợp Type 901 có khả năng chở được 156.000 lít nhiên liệu; 18.000 tấn vũ khí các loại, 250 tấn thực phẩm khô, 400 tấn thực phẩm đông lạnh. Không gian trên tàu còn cho phép Type 901 mang theo nhiều loại thiết bị quân sự hạng nặng. Và để vận chuyển số hàng hóa trên thì đã có 4 cần cẩu có sức nâng tải trọng 16.000 tấn và 3 cần cẩu có sức nâng tải trọng 12.000 tấn.
Soi tau hau can moi cua Trung Quoc, den My cung them khat-Hinh-3
 Tàu hậu cần Type 901 chạy thử trên biển. Ảnh: Indiandefenceanalysis
Một điểm đáng chú ý nữa ở Type 901 đó chính là hệ động cơ của tàu hậu cần này được chính Trung Quốc phát triển thay vì đi mua của các nước khác. Động cơ tuabin khí QC-280 là động cơ công suất chuyên dụng để trang bị cho các tàu chiến mặt nước trọng tải lớn của Hải quân Trung Quốc. Động cơ này được phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp nặng Trung Quốc, dựa trên nguyên mẫu động cơ GT-25000 mua lại của Ukraine. Hiện nay, động cơ QC-280 đã được Trung Quốc trang bị trên các tàu khu trục lớp Type 055 và tàu sân bay nội địa đầu tiên Type 011.
Ngoài ra, hiện nay trong biên chế Hải quân Trung Quốc còn có 2 tàu hậu cần tổng hợp lớp Type 903 và 5 tàu lớp Type 903A. Những tàu này có lượng giãn nước 23.000 tấn; dài 178,5m; rộng 24,8m; mớm nước 8,7m; tốc độ cao nhất là 19 hải lý/giờ; khả năng chạy liên tục là 10.000 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ; thủy thủ đoàn 130 người; có thể chở 2 máy bay trực thăng Z-8.  
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, mặc dù tàu hậu cần lớn như Type 901 có lượng giãn nước lên tới trên 50.000 tấn nhưng vẫn không thể thay thế cho các căn cứ nước ngoài trong việc hỗ trợ mở rộng sứ mệnh của Hải quân Trung Quốc. Thay vào đó, các tàu hậu cần mới chỉ có thể hỗ trợ cho Hải quân Trung Quốc trong các nhiệm vụ có thời gian triển khai ngắn trên biển. Chính vì vậy, hiện nay Trung Quốc vẫn đang nỗ lực mở rộng các căn cứ quân sự tại nước ngoài, trường hợp cảng Djibouti là một ví dụ điển hình.
Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)