Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung đủ dinh dưỡng theo từng độ tuổi để cơ thể con có thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. Khi trẻ có những chiếc răng đầu tiên, mẹ nên cho trẻ uống nước bằng cốc, hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng. Mẹ cũng nên nhớ, tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, ít mắc chứng biếng ăn do chỉ cho ăn một thức ăn xay nhuyễn. Động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt - chính là men tiêu hoá chất bột đường giúp trẻ ăn ngon miệng và nó cũng giúp phát triển xương hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp để khi thay răng, trẻ không bị răng mọc lệch. 4-8 tháng. Giai đoạn này chiếc răng cửa đầu tiên của bé sẽ nhú lên. Mẹ có thể thay đổi thực đơn từ dạng lỏng sang dạng sền sệt với các món như khoai tây nghiền, cháo. Ngoài ra, bạn có thể hầm nhừ rau củ, bỏ hạt và cắt nhỏ một số loại hoa quả mềm để cho bé ăn. Điều này sẽ giúp bé học nhai, thúc đẩy nướu và răng sữa của bé phát triển khỏe mạnh. Trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tháng, hàm trên của trẻ sẽ có thể mọc thêm hai răng hoặc nhiều hơn. Lúc này, trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn nữa. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với trẻ. Có thể làm thịt băm nhỏ, đậu hũ nghiền… để răng của trẻ quen với các loại thức ăn mới. Tuy nhiên, khả năng nhai của trẻ lúc này là chưa tốt, chức năng tiêu hóa cũng chưa hoàn chỉnh. Bởi vậy nên các bà mẹ cần phải có kiến thức trong việc chọn lựa thực phẩm phù hợp với trẻ. 9-13 tháng. Lúc này, răng của trẻ từ từ thích ứng với những loại thực phẩm rắn hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Người lớn có thể cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm cứng như trứng, rau…vì vậy, mẹ có thể cho con ăn thức ăn như cháo đặc, cơm nấu nhão, bánh mì và các loại rau mềm. 13 đến 19 tháng. Lúc này, bé đã có ít nhất 8 đến 12 chiếc răng và răng hàm cũng cứng cáp hơn. Mẹ hãy giảm thức ăn lỏng và chuyển sang những loại thức ăn rắn như bánh mì mềm, rau, thịt xắt miếng thật mỏng hoặc thái chỉ. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Trong giai đoạn từ 16 đến 20 tháng, những chiếc răng của trẻ đã dần hoàn thiện và ổn định. Người lớn đã có thể cho trẻ ăn các thực phẩm phổ biến như gạo, mì, đậu tương và một số thức ăn của người lớn.
Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung đủ dinh dưỡng theo từng độ tuổi để cơ thể con có thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Khi trẻ có những chiếc răng đầu tiên, mẹ nên cho trẻ uống nước bằng cốc, hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng. Mẹ cũng nên nhớ, tập cho bé biết nhai là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, ít mắc chứng biếng ăn do chỉ cho ăn một thức ăn xay nhuyễn.
Động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt - chính là men tiêu hoá chất bột đường giúp trẻ ăn ngon miệng và nó cũng giúp phát triển xương hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp để khi thay răng, trẻ không bị răng mọc lệch.
4-8 tháng. Giai đoạn này chiếc răng cửa đầu tiên của bé sẽ nhú lên. Mẹ có thể thay đổi thực đơn từ dạng lỏng sang dạng sền sệt với các món như khoai tây nghiền, cháo. Ngoài ra, bạn có thể hầm nhừ rau củ, bỏ hạt và cắt nhỏ một số loại hoa quả mềm để cho bé ăn. Điều này sẽ giúp bé học nhai, thúc đẩy nướu và răng sữa của bé phát triển khỏe mạnh.
Trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tháng, hàm trên của trẻ sẽ có thể mọc thêm hai răng hoặc nhiều hơn. Lúc này, trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn nữa. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với trẻ.
Có thể làm thịt băm nhỏ, đậu hũ nghiền… để răng của trẻ quen với các loại thức ăn mới. Tuy nhiên, khả năng nhai của trẻ lúc này là chưa tốt, chức năng tiêu hóa cũng chưa hoàn chỉnh. Bởi vậy nên các bà mẹ cần phải có kiến thức trong việc chọn lựa thực phẩm phù hợp với trẻ.
9-13 tháng. Lúc này, răng của trẻ từ từ thích ứng với những loại thực phẩm rắn hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Người lớn có thể cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm cứng như trứng, rau…vì vậy, mẹ có thể cho con ăn thức ăn như cháo đặc, cơm nấu nhão, bánh mì và các loại rau mềm.
13 đến 19 tháng. Lúc này, bé đã có ít nhất 8 đến 12 chiếc răng và răng hàm cũng cứng cáp hơn. Mẹ hãy giảm thức ăn lỏng và chuyển sang những loại thức ăn rắn như bánh mì mềm, rau, thịt xắt miếng thật mỏng hoặc thái chỉ. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa.
Trong giai đoạn từ 16 đến 20 tháng, những chiếc răng của trẻ đã dần hoàn thiện và ổn định. Người lớn đã có thể cho trẻ ăn các thực phẩm phổ biến như gạo, mì, đậu tương và một số thức ăn của người lớn.