Nhiều người cho rằng đó là việc làm điên rồ, là "ném tiền qua cửa sổ" nhưng với anh Thắng thì đó chỉ đơn giản là thỏa chí đam mê. Dù đã "độ" hàng trăm xe máy các loại nhưng với anh Thắng đây là lần đầu tiên chế tạo máy bay. Mục đích chỉ là làm để thử nghiệm, để ngắm, để chơi nhưng anh không ngờ trong lần thực nghiệm, chiếc máy bay của anh đã thắng được trọng lượng và bay lên khỏi mặt đất khoảng 50 cm. Chiếc trực thăng có màu vàng (màu người thợ hàn này rất ưa thích), cao 2,6 m, dài 6,8 m, có trọng lượng 185 kg, sải cánh dài 5,6 m. Đặc biệt, các chi tiết đều được anh Thắng chế tạo, gò, hàn thủ công nhưng rất thẩm mỹ. Sản phẩm của anh được đóng mác "made in Viet Nam" dọc thân máy bay. Chiếc trực thăng sử dụng động cơ 38 KW, vốn là động cơ ô tô cũ. Động cơ này được anh Thắng "độ" từ vòng tua 4.500 - 5.000 vòng/phút xuống còn 700 vòng/phút.Đồng hồ công tơ của máy bay có 12 số. Để bay được, theo anh Thắng, người lái phải tăng ga từ số 0 lên đến số 7. Khi đó, tay trái giữ ga, tay phải kéo cần điều khiển cất, hạ cánh để máy bay bay lên. Bộ khung của máy bay được làm bằng vật liệu thép siêu nhẹ với các mối hàn thủ công nhưng rất chắc chắn. Đĩa chao cánh quạt chính của máy bay. Bánh xe của xe máy được gắn cho trực thăng. Lưới tản nhiệt cũng bằng thép siêu nhẹ.Từ công đoạn lên ý tưởng đến khi hoàn thành máy bay, anh Thắng phải bỏ ra 3 tháng. Ban đầu anh tìm mua loại thép có độ đàn hồi cao, chịu lực tốt để làm khung máy bay giúp nó có thể nâng được khối động cơ. Sau đó, khi chế tạo cánh quạt, anh dùng những thanh thép dẻo làm lõi cho cánh quạt rồi bọc lớp inox vào hàn lại. Trong tương lai, anh Thắng dự định sẽ nâng cấp hoặc chế tạo một chiếc máy bay với động cơ công suất lớn hơn dùng cho mục đích cứu hộ.
Nhiều người cho rằng đó là việc làm điên rồ, là "ném tiền qua cửa sổ" nhưng với anh Thắng thì đó chỉ đơn giản là thỏa chí đam mê.
Dù đã "độ" hàng trăm xe máy các loại nhưng với anh Thắng đây là lần đầu tiên chế tạo máy bay. Mục đích chỉ là làm để thử nghiệm, để ngắm, để chơi nhưng anh không ngờ trong lần thực nghiệm, chiếc máy bay của anh đã thắng được trọng lượng và bay lên khỏi mặt đất khoảng 50 cm.
Chiếc trực thăng có màu vàng (màu người thợ hàn này rất ưa thích), cao 2,6 m, dài 6,8 m, có trọng lượng 185 kg, sải cánh dài 5,6 m. Đặc biệt, các chi tiết đều được anh Thắng chế tạo, gò, hàn thủ công nhưng rất thẩm mỹ. Sản phẩm của anh được đóng mác "made in Viet Nam" dọc thân máy bay.
Chiếc trực thăng sử dụng động cơ 38 KW, vốn là động cơ ô tô cũ. Động cơ này được anh Thắng "độ" từ vòng tua 4.500 - 5.000 vòng/phút xuống còn 700 vòng/phút.
Đồng hồ công tơ của máy bay có 12 số. Để bay được, theo anh Thắng, người lái phải tăng ga từ số 0 lên đến số 7.
Khi đó, tay trái giữ ga, tay phải kéo cần điều khiển cất, hạ cánh để máy bay bay lên.
Bộ khung của máy bay được làm bằng vật liệu thép siêu nhẹ với các mối hàn thủ công nhưng rất chắc chắn.
Đĩa chao cánh quạt chính của máy bay.
Bánh xe của xe máy được gắn cho trực thăng.
Lưới tản nhiệt cũng bằng thép siêu nhẹ.
Từ công đoạn lên ý tưởng đến khi hoàn thành máy bay, anh Thắng phải bỏ ra 3 tháng. Ban đầu anh tìm mua loại thép có độ đàn hồi cao, chịu lực tốt để làm khung máy bay giúp nó có thể nâng được khối động cơ. Sau đó, khi chế tạo cánh quạt, anh dùng những thanh thép dẻo làm lõi cho cánh quạt rồi bọc lớp inox vào hàn lại.
Trong tương lai, anh Thắng dự định sẽ nâng cấp hoặc chế tạo một chiếc máy bay với động cơ công suất lớn hơn dùng cho mục đích cứu hộ.