Đó là những lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Lan (55 tuổi, quê Đồng Tháp) khi PV Kiến Thức hỏi bà có biết ngày 20/10 là ngày rất ý nghĩa của Phụ nữ Việt Nam hay không? Bà Lan nói thêm rằng, cả ngày bất kể trời nắng hay mưa, bà len lõi, tìm mua ve chai, phế liệu khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống gia đình với 3 người con. Trên tuyến đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú tấp nập phương tiện qua lại, bà Hoàng Thị Sương (62 tuổi, quê Trà Vinh) ngồi bán từng lu cam vắt để kiếm tiền lo cho 6 miệng ăn. “Làm nghề này cũng tùy ngày, có ngày bán hết, cũng có ngày ế. Nhưng nếu chỉ làm ruộng thì mùa này là mùa ruộng nghỉ, chẳng có việc để làm”, người phụ nữ miền Tây chia sẻ.Bà Phan Thị Hồng (72 tuổi), quê ở tận một tỉnh miền Trung quanh năm nắng gió, mưa bão. Vì cuộc sống khó nghèo nên khi chồng mất, bà dắt con gái vào Sài Gòn tìm việc mà không có người thân thích. Từ đó, bà tìm đủ thứ nghề để kiếm tiền nuôi con. Cuối cùng, bà Hồng lấy nghề lượm ve chai trên đường phố Sài Gòn làm nghề chính của mình. Những "thân cò" lặn lội mưu sinh trên khắp đường phố ở Sài Gòn. Tất cả đều không quản khó khăn, gian khổ để kiếm tiền l cho những đứa con ở quê nghèo được ăn học đến nơi đến chốn.Gắn bó với nghề bán nước sâm đã 10 năm nay, bà Hà Thúy Cầm (60 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM, người Hoa) đã nuôi 5 người con khôn lớn trưởng thành. Ngoài ra, để có thu nhập lo cho cón cái đầy đủ, bà làm thêm phụ bưng hủ tiếu cho nhà gần bên cạnh.Còn với cụ Bùi Thị Hoa (73 tuổi, quê ở Long An) hàng ngày bán chè trên đường Bà Hom, quận 6 để tích lũy tiền chữa bệnh cho con. Bất chấp nắng, mưa, khỏe hay ốm đau, cụ vẫn bám nghề với hy vọng có tiền lo cho cuộc sống bớt khó khăn hơn.Từ sớm tinh mơ hay trưa hè nắng gắt cho đến tận đêm khuya, tiếng rao cùng gánh hàng rong của bà Cao Thị Lan (57 tuổi) đã trở thành hình ảnh quen thuộc của mọi người trên đường Tân Hóa, quận 6. Quê tận Hà Nam xa xôi bà vào Nam sinh sống bằng gánh hàng rong nuôi 2 con ăn học.Đối với những người phụ nữ suốt đời hi sinh vì chồng, còn; bất kể nắng sương mưa gió ...thì ngày nào họ cũng đáng được tôn vinh.Người mẹ nghèo quê ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ngày ngày bán hàng rong trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận 1 để nuôi chồng mất sức lao động cùng những đứa con chưa có việc làm ổn định.Những người phụ nữ làm bất cứ việc gì, không ngại khó khăn gian khổ với mong muốn những đứa con của mình có cuộc sống đầy đủ.
Đó là những lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Lan (55 tuổi, quê Đồng Tháp) khi PV Kiến Thức hỏi bà có biết ngày 20/10 là ngày rất ý nghĩa của Phụ nữ Việt Nam hay không? Bà Lan nói thêm rằng, cả ngày bất kể trời nắng hay mưa, bà len lõi, tìm mua ve chai, phế liệu khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống gia đình với 3 người con.
Trên tuyến đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú tấp nập phương tiện qua lại, bà Hoàng Thị Sương (62 tuổi, quê Trà Vinh) ngồi bán từng lu cam vắt để kiếm tiền lo cho 6 miệng ăn. “Làm nghề này cũng tùy ngày, có ngày bán hết, cũng có ngày ế. Nhưng nếu chỉ làm ruộng thì mùa này là mùa ruộng nghỉ, chẳng có việc để làm”, người phụ nữ miền Tây chia sẻ.
Bà Phan Thị Hồng (72 tuổi), quê ở tận một tỉnh miền Trung quanh năm nắng gió, mưa bão. Vì cuộc sống khó nghèo nên khi chồng mất, bà dắt con gái vào Sài Gòn tìm việc mà không có người thân thích. Từ đó, bà tìm đủ thứ nghề để kiếm tiền nuôi con. Cuối cùng, bà Hồng lấy nghề lượm ve chai trên đường phố Sài Gòn làm nghề chính của mình.
Những "thân cò" lặn lội mưu sinh trên khắp đường phố ở Sài Gòn. Tất cả đều không quản khó khăn, gian khổ để kiếm tiền l cho những đứa con ở quê nghèo được ăn học đến nơi đến chốn.
Gắn bó với nghề bán nước sâm đã 10 năm nay, bà Hà Thúy Cầm (60 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM, người Hoa) đã nuôi 5 người con khôn lớn trưởng thành. Ngoài ra, để có thu nhập lo cho cón cái đầy đủ, bà làm thêm phụ bưng hủ tiếu cho nhà gần bên cạnh.
Còn với cụ Bùi Thị Hoa (73 tuổi, quê ở Long An) hàng ngày bán chè trên đường Bà Hom, quận 6 để tích lũy tiền chữa bệnh cho con. Bất chấp nắng, mưa, khỏe hay ốm đau, cụ vẫn bám nghề với hy vọng có tiền lo cho cuộc sống bớt khó khăn hơn.
Từ sớm tinh mơ hay trưa hè nắng gắt cho đến tận đêm khuya, tiếng rao cùng gánh hàng rong của bà Cao Thị Lan (57 tuổi) đã trở thành hình ảnh quen thuộc của mọi người trên đường Tân Hóa, quận 6. Quê tận Hà Nam xa xôi bà vào Nam sinh sống bằng gánh hàng rong nuôi 2 con ăn học.
Đối với những người phụ nữ suốt đời hi sinh vì chồng, còn; bất kể nắng sương mưa gió ...thì ngày nào họ cũng đáng được tôn vinh.
Người mẹ nghèo quê ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ngày ngày bán hàng rong trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận 1 để nuôi chồng mất sức lao động cùng những đứa con chưa có việc làm ổn định.
Những người phụ nữ làm bất cứ việc gì, không ngại khó khăn gian khổ với mong muốn những đứa con của mình có cuộc sống đầy đủ.