Du lịch ở Sa Pa (Lào Cai), ban đầu nếu du khách đến đây bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ nhỏ thó cầm trên tay những chiếc vòng bạc, túi thổ cẩm, móc khóa nài nỉ mua sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, thú vị vì thấy chúng còn nhỏ tuổi nhưng đã biết kiếm tiền.Tuy nhiên dần dần du khách sẽ nhanh chóng thay đổi cảm xúc theo thời gian và phiền lòng khi những đứa trẻ bám riết nài nỉ mua đồ.Bất kể trời nắng hay mưa, ban ngày hoặc tối đến những em nhỏ bản địa vẫn đứng, ngồi, chạy loanh quanh các tuyến đường xung quanh thị trấn Sa Pa để tìm cách bán các túi thổ cẩm, vòng tay, móc chìa khóa..., cho khách du lịch.Một chiếc chìa khóa được những đứa trẻ người bản địa ở đây bán với giá 20 nghìn đồng/chiếc. Nếu bán không được hàng, những em bé này nhanh chóng cất giọng lớ lớ, xin tiền “cô/chú không mua thì cho cháu 10 nghìn”.Tại khu vực nhà thờ đá Sa Pa, những đứa trẻ nhỏ cầm trên tay những chiếc vòng bạc, cái túi thổ cẩm, móc khóa nài nỉ khách du lịch mua rất đông.Một tay cầm ô che mưa, trên lưng địu theo em mình chỉ khoảng 5-6 tháng tuổi, bé gái này vừa đi vừa nở nụ cười ngây thơ mời khách du lịch mua móc chìa khóa khiến ai cũng xót xa.Có khá nhiều du khách chứng kiến hình ảnh này họ thương cảm trước phận đời của những em nhỏ ở Sa Pa nên mua ủng hộ. Thậm chí có người không mua hàng vẫn lại gần để cho tiền.Thời tiết ở Sa Pa thường xuyên có mưa do độ ẩm cao.Hình ảnh những đứa trẻ cõng em nhỏ thường thấy ở Sa Pa.Đôi chân trần không dép bước bộ dưới mưa lạnh của em nhỏ đi qua các điểm du lịch ở thị trấn Sa Pa mời khách mua hàng.Có những đứa trẻ nhỏ thó, tay cầm không vững chiếc ô cũng được mẹ đưa ra thị trấn Sa Pa kiếm tiền.Ánh mắt ngây thơ và nụ cười hồn nhiên, những đứa trẻ không biết tương lai sau này mình sẽ như thế nào nhưng trước mắt chúng đang trở thành "công cụ" kiếm tiền để mưu sinh.Để hạn chế tình trạng này, dọc các con đường tại Sa Pa có biển khuyến cáo khách du lịch không nên mua đồ hoặc cho tiền trẻ nhỏ.Có lẽ hiểu được tâm lý của khách du lịch cho tiền nên một số em nhỏ bám riết nhiều vị khách không chịu rời nếu chưa kiếm được tiền.Một bé gái cố đeo bám du khách để nài nỉ mua hàng ở Sa Pa.
Du lịch ở Sa Pa (Lào Cai), ban đầu nếu du khách đến đây bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ nhỏ thó cầm trên tay những chiếc vòng bạc, túi thổ cẩm, móc khóa nài nỉ mua sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, thú vị vì thấy chúng còn nhỏ tuổi nhưng đã biết kiếm tiền.
Tuy nhiên dần dần du khách sẽ nhanh chóng thay đổi cảm xúc theo thời gian và phiền lòng khi những đứa trẻ bám riết nài nỉ mua đồ.
Bất kể trời nắng hay mưa, ban ngày hoặc tối đến những em nhỏ bản địa vẫn đứng, ngồi, chạy loanh quanh các tuyến đường xung quanh thị trấn Sa Pa để tìm cách bán các túi thổ cẩm, vòng tay, móc chìa khóa..., cho khách du lịch.
Một chiếc chìa khóa được những đứa trẻ người bản địa ở đây bán với giá 20 nghìn đồng/chiếc. Nếu bán không được hàng, những em bé này nhanh chóng cất giọng lớ lớ, xin tiền “cô/chú không mua thì cho cháu 10 nghìn”.
Tại khu vực nhà thờ đá Sa Pa, những đứa trẻ nhỏ cầm trên tay những chiếc vòng bạc, cái túi thổ cẩm, móc khóa nài nỉ khách du lịch mua rất đông.
Một tay cầm ô che mưa, trên lưng địu theo em mình chỉ khoảng 5-6 tháng tuổi, bé gái này vừa đi vừa nở nụ cười ngây thơ mời khách du lịch mua móc chìa khóa khiến ai cũng xót xa.
Có khá nhiều du khách chứng kiến hình ảnh này họ thương cảm trước phận đời của những em nhỏ ở Sa Pa nên mua ủng hộ. Thậm chí có người không mua hàng vẫn lại gần để cho tiền.
Thời tiết ở Sa Pa thường xuyên có mưa do độ ẩm cao.
Hình ảnh những đứa trẻ cõng em nhỏ thường thấy ở Sa Pa.
Đôi chân trần không dép bước bộ dưới mưa lạnh của em nhỏ đi qua các điểm du lịch ở thị trấn Sa Pa mời khách mua hàng.
Có những đứa trẻ nhỏ thó, tay cầm không vững chiếc ô cũng được mẹ đưa ra thị trấn Sa Pa kiếm tiền.
Ánh mắt ngây thơ và nụ cười hồn nhiên, những đứa trẻ không biết tương lai sau này mình sẽ như thế nào nhưng trước mắt chúng đang trở thành "công cụ" kiếm tiền để mưu sinh.
Để hạn chế tình trạng này, dọc các con đường tại Sa Pa có biển khuyến cáo khách du lịch không nên mua đồ hoặc cho tiền trẻ nhỏ.
Có lẽ hiểu được tâm lý của khách du lịch cho tiền nên một số em nhỏ bám riết nhiều vị khách không chịu rời nếu chưa kiếm được tiền.
Một bé gái cố đeo bám du khách để nài nỉ mua hàng ở Sa Pa.