Chùa tháp Tường Long hay còn gọi là tháp Tường Long hoặc tháp Đồ Sơn được xây từ thời Lý Thánh Tông. Công trình kiến trúc Phật giáo này đuợc tọa lạc trên địa phận phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Trong ảnh là tháp mới được phỏng dựng lại.Theo Đại Nam nhất thống chí, tháp Tường Long có 9 tầng, được dựng trên khu đất rộng 1000m2, cửa mở ra hướng tây.Tháp cao 100 thước ta (tương đương 45m), lại được đặt trên ngọn núi cách mặt biển hơn 100m nên thuộc loại cao nhất so với các tháp ở Việt Nam lúc bấy giờ.Cùng với chùa Long Đọi (Duy Tiên - Hà Nam), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Thắng Nghiêm, Chân Giáo... (Hà Nội), tháp Chương Sơn (Ý Yên - Nam Định), tháp Tường Long được liệt vào hàng “đại danh lam” thời Lý.Theo Đại Việt sử lược, năm Mậu Tuất (1058), vua Lý Thánh Tông kinh lý qua vùng biển Ba Lộ đã dừng chân tại nơi này cho người xây tháp để thờ Phật.Vua nằm mộng thấy rồng vàng, nên ban cho tháp cái tên Tường Long (nghĩa là “thấy rồng vàng hiện lên) để ghi nhớ điềm lành.Khi xưa nơi đây còn được xây dựng như một đài quan sát nhằm theo dõi các biến động phía Đông Bắc. Thời đó, các đài quan sát ven biển nằm trong hệ thống "truyền đăng", mỗi khi có biến, sẽ đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành Thăng Long.Trong thực tế, các chùa tháp như chùa tháp Tường Long ngoài chức năng tôn giáo, tín ngưỡng còn là một hành cung, nơi nghỉ ngơi của các vua chúa, quan đại thần trong những chuyến tuần du trên mọi miền đất nước.Tháp Tường Long nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương. Điều này chứng tỏ tháp Tường Long xưa vô cùng quy mô, bề thế.Năm 1978 và 1998, di tích tháp Tường Long đã 2 lần được tiến hành khai quật nhằm nghiên cứu một cách toàn diện ngọn tháp này. Người ta đã tìm thấy phế tích tháp với nền móng hình vuông, lòng tháp rỗng, trên các viên gạch vẫn còn hiện những hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.Kết quả của các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một nền móng tháp xây theo kiểu giật 3 cấp, móng có hình vuông, lòng rỗng; cấp dưới cùng là cạnh rộng nhất 7,96m, cấp giữa dài 7,36m, cấp trên cùng có cạnh dài 6,92m, ở bên dưới ngôi chùa đã có khi đó, cùng một nền móng có kích thước tương tự ở phía sau, nhưng theo kiểu giật 2 cấp (có thể nơi đây đã từng có một quần thể tháp chứ không chỉ một tháp đơn lẻ).Ngoài ra, nhiều di vật cũng đã được phát hiện như gạch xây tháp, bệ tượng Adiđà bằng đá xanh, chân tảng hoa sen và các con giống đất nung mang hình dáng của các vật thiêng như rồng, phượng, chim thần...Những kết quả khảo cổ học đã khẳng định sự hình thành, tồn tại rồi đổ nát theo thời gian của tháp Tường Long, cùng ngôi chùa đến nay đã có niên đại hàng nghìn năm tuổi, từng được biết đến như một trung tâm Phật giáo lớn của thế kỷ XI-XII tại nước ta.Năm 2007, tháp Tường Long Hải Phòng đã được phỏng dựng lại và chính thức được khánh thành vào năm 2017.Tháp mới cao 9 tầng, vỏ tháp được xây dựng bằng gạch gốm, cách trang trí tháp giữ được những nét đặc trưng của thời Lý với các hoa văn, họa tiết mềm mại, tinh xảo.Tháp Tường Long ngày nay đã trở thành điểm đến tâm linh của đông đảo du khách trên cả nước, đặc biệt vào dịp đầu năm.Từ xa, có thể nhìn thấy ngọn tháp bề thế. Bên ngoài tháp được lát bằng gạch và đá hoa cương mang sắc đỏ cổ kính. Phần mái tháp trang trí những hoa văn như đóa sen, đóa cúc được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo.Bốn góc của chân tháp có độ nghiêng khoảng 190 độ. Xung quanh chân tháp gồm ba dãy nhà cấp bốn là nơi thờ thần, lễ Phật, tiếp khách, sinh hoạt của các sư thầy.Điểm nhấn trong quần thể chùa tháp Tường Long là công trình "Chùa vàng Thiên Trúc" được dát vàng bên trong.Đây là công trình tâm linh mang nét văn hoá Phật giáo nối liền giữa cổ và kim, truyền thống và hiện đại.Không chỉ vậy, Cạnh tháp Tường Long là nhà che bia và che hố khảo cổ 2 tầng, nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị với các chi tiết, nguyên liệu, hoa văn… làm từ gỗ, đá, ngói, gạch thời Lý. Đây là nơi để du khách tìm hiểu về lịch sử, văn hoá qua các di tích khảo cổ học.Với những giá trị văn hóa, tâm linh vô cùng to lớn, quần thể chùa tháp Tường Long xứng đáng là điểm đến không thể thiếu đối với du khách trong dịp đầu xuân.>>>Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)
Chùa tháp Tường Long hay còn gọi là tháp Tường Long hoặc tháp Đồ Sơn được xây từ thời Lý Thánh Tông. Công trình kiến trúc Phật giáo này đuợc tọa lạc trên địa phận phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Trong ảnh là tháp mới được phỏng dựng lại.
Theo Đại Nam nhất thống chí, tháp Tường Long có 9 tầng, được dựng trên khu đất rộng 1000m2, cửa mở ra hướng tây.
Tháp cao 100 thước ta (tương đương 45m), lại được đặt trên ngọn núi cách mặt biển hơn 100m nên thuộc loại cao nhất so với các tháp ở Việt Nam lúc bấy giờ.
Cùng với chùa Long Đọi (Duy Tiên - Hà Nam), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Thắng Nghiêm, Chân Giáo... (Hà Nội), tháp Chương Sơn (Ý Yên - Nam Định), tháp Tường Long được liệt vào hàng “đại danh lam” thời Lý.
Theo Đại Việt sử lược, năm Mậu Tuất (1058), vua Lý Thánh Tông kinh lý qua vùng biển Ba Lộ đã dừng chân tại nơi này cho người xây tháp để thờ Phật.
Vua nằm mộng thấy rồng vàng, nên ban cho tháp cái tên Tường Long (nghĩa là “thấy rồng vàng hiện lên) để ghi nhớ điềm lành.
Khi xưa nơi đây còn được xây dựng như một đài quan sát nhằm theo dõi các biến động phía Đông Bắc. Thời đó, các đài quan sát ven biển nằm trong hệ thống "truyền đăng", mỗi khi có biến, sẽ đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành Thăng Long.
Trong thực tế, các chùa tháp như chùa tháp Tường Long ngoài chức năng tôn giáo, tín ngưỡng còn là một hành cung, nơi nghỉ ngơi của các vua chúa, quan đại thần trong những chuyến tuần du trên mọi miền đất nước.
Tháp Tường Long nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương. Điều này chứng tỏ tháp Tường Long xưa vô cùng quy mô, bề thế.
Năm 1978 và 1998, di tích tháp Tường Long đã 2 lần được tiến hành khai quật nhằm nghiên cứu một cách toàn diện ngọn tháp này. Người ta đã tìm thấy phế tích tháp với nền móng hình vuông, lòng tháp rỗng, trên các viên gạch vẫn còn hiện những hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.
Kết quả của các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một nền móng tháp xây theo kiểu giật 3 cấp, móng có hình vuông, lòng rỗng; cấp dưới cùng là cạnh rộng nhất 7,96m, cấp giữa dài 7,36m, cấp trên cùng có cạnh dài 6,92m, ở bên dưới ngôi chùa đã có khi đó, cùng một nền móng có kích thước tương tự ở phía sau, nhưng theo kiểu giật 2 cấp (có thể nơi đây đã từng có một quần thể tháp chứ không chỉ một tháp đơn lẻ).
Ngoài ra, nhiều di vật cũng đã được phát hiện như gạch xây tháp, bệ tượng Adiđà bằng đá xanh, chân tảng hoa sen và các con giống đất nung mang hình dáng của các vật thiêng như rồng, phượng, chim thần...
Những kết quả khảo cổ học đã khẳng định sự hình thành, tồn tại rồi đổ nát theo thời gian của tháp Tường Long, cùng ngôi chùa đến nay đã có niên đại hàng nghìn năm tuổi, từng được biết đến như một trung tâm Phật giáo lớn của thế kỷ XI-XII tại nước ta.
Năm 2007, tháp Tường Long Hải Phòng đã được phỏng dựng lại và chính thức được khánh thành vào năm 2017.
Tháp mới cao 9 tầng, vỏ tháp được xây dựng bằng gạch gốm, cách trang trí tháp giữ được những nét đặc trưng của thời Lý với các hoa văn, họa tiết mềm mại, tinh xảo.
Tháp Tường Long ngày nay đã trở thành điểm đến tâm linh của đông đảo du khách trên cả nước, đặc biệt vào dịp đầu năm.
Từ xa, có thể nhìn thấy ngọn tháp bề thế. Bên ngoài tháp được lát bằng gạch và đá hoa cương mang sắc đỏ cổ kính. Phần mái tháp trang trí những hoa văn như đóa sen, đóa cúc được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo.
Bốn góc của chân tháp có độ nghiêng khoảng 190 độ. Xung quanh chân tháp gồm ba dãy nhà cấp bốn là nơi thờ thần, lễ Phật, tiếp khách, sinh hoạt của các sư thầy.
Điểm nhấn trong quần thể chùa tháp Tường Long là công trình "Chùa vàng Thiên Trúc" được dát vàng bên trong.
Đây là công trình tâm linh mang nét văn hoá Phật giáo nối liền giữa cổ và kim, truyền thống và hiện đại.
Không chỉ vậy, Cạnh tháp Tường Long là nhà che bia và che hố khảo cổ 2 tầng, nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị với các chi tiết, nguyên liệu, hoa văn… làm từ gỗ, đá, ngói, gạch thời Lý. Đây là nơi để du khách tìm hiểu về lịch sử, văn hoá qua các di tích khảo cổ học.
Với những giá trị văn hóa, tâm linh vô cùng to lớn, quần thể chùa tháp Tường Long xứng đáng là điểm đến không thể thiếu đối với du khách trong dịp đầu xuân.
>>>Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)