Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, tỉnh lộ 181 (đoạn qua Phố Keo, Kim Sơn, Gia Lâm) được người dân nới đây gọi là con đường đau khổ. Bởi lẽ, đường đang bị xuống cấp nghiêm trọng, chỉ 1 đoạn đường dài khoảng vài trăm mét nhưng mặt đường đầy những hố sâu mà người dân ví như hố bom.Những ngày vừa qua, do Hà Nội có mưa nên đoạn đường mặc nhiên biến thành những vũng nước sâu khiến xe tải cỡ lớn cũng phải oằn mình vất vả di chuyển qua đây.Xe tải cỡ lớn đi qua đã vất vả, những xe nhỏ, xe sedan gặp phải hố bom thì thường xuyên bị chết máy giữa chừng đã phải gọi cứu hộ, gây nên tình trạng giao thông đã ùn tắc, lại càng ùn tắc thêm.Người dân nơi đây cho biết, ngày nắng thì bụi tung mù mịt, còn mưa thì lầy lội như mặt ruộng cày. Hoạt động kinh doanh, buôn bán ế ẩm khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Theo tìm hiểu, ngoài nguyên nhân khách quan do lưu lượng lớn phương tiện quá khổ, quá tải ngày đêm đi qua tuyến đường này, còn một nguyên nhân khác là do chủ các phương tiện “né” trạm thu phí Quốc lộ 5.Ông Nguyễn Văn Chuyển, người dân tại nơi đây bức xúc cho biết, mỗi lần có xe chạy qua là nhà cửa bị rung động và có tiếng ồn lớn phát ra khi xe tải nặng đi vào chỗ đường xấu, gồ ghề.Ông Chuyển cũng cho hay: "Nhà tôi buôn bán hàng tạp hóa, kinh doanh hàng hóa ngày càng ế ẩm. Vợ chồng tôi năm nay 70 tuổi, nhà các cháu nhỏ nên không thể nào được giấc ngủ ngon"....Người dân sinh sống hai bên luôn phải sống trong trong tâm trạng sợ hãi thấp thỏm, lo âu. Riêng 3 năm gần đây qua, đã có hơn 10 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông tại đây, trong đó có 3 trường hợp là trẻ nhỏ.Điều đáng nói là tại khu vực phố Keo có các cơ sở giáo dục từ mầm non đến bậc phổ thông hàng ngày có hàng trăm học sinh đi học qua đoạn đường này. Trong khi đó, vỉa hè, lòng đường đã bị hư hỏng nặng, nhiều em phải đi men theo cửa nhà dân ven đường để tới trường.Vào khung giờ 5h - 6h và 17h - 19h, xe hạng nặng nối đuôi nhau qua lại rầm rập, người dân ở đây không chỉ chịu cảnh ô nhiễm khói, bụi mà còn chịu ảnh hưởng ô nhiễm âm thanh mỗi ngày.Người dân cho biết mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe tải, xe container đi vào đường đi qua đường này để tránh trạm thu phí Quốc lộ 5, để đi hướng Quảng Ninh và Hải Phòng.Trong 13 năm qua, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên UBND các cấp từ xã đến thành phố Hà Nội. Từ đầu năm 2020 đến nay, các đơn vị giao thông Hà Nội đã sửa chữa mặt đường khoảng 3 lần, nhưng chỉ được vài ngày đoạn đường lại hư hỏng, lầy lội, thậm chí là ổ trâu, ổ voi càng bị đào xới sâu thêm… dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra. Theo tìm hiểu phóng viên, đoạn đường này thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 đến khu công nghiệp Hapro theo quyết định số 1312 năm 2007.Quyết định số 3148 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 155.183m2 đất tại các xã Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.Theo đó, trong ranh giới dự án này có thu hồi diện tích đất của nhiều hộ dân tại xã Kim Sơn. Hiện nay, bên cạnh có nhiều hộ dân đã chuyển về khu tái định cư nhưng vẫn còn 12 hộ dân vẫn chưa được cấp đất tái định cư. Đây là nguyên nhân khiến dự án này chưa thể hoàn thành theo đúng kế hoạch.Mỗi lúc đi qua đây, người dân lại ngán ngẩm gọi đó là "đường đau khổ". Các phương tiện từ xe tải, xe ôtô con làm náo loạn cả một tuyến đường. Người dân hàng ngày thấp thỏm mong chờ các cơ quan chức năng sẽ sớm giải quyết triệt để tình trạng này để cuộc sống bớt vất vả hơn.Mời quý độc giả xem video: Người dân sống chung 13 năm với con đường đau khổ nhất trong lòng Hà Nội.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, tỉnh lộ 181 (đoạn qua Phố Keo, Kim Sơn, Gia Lâm) được người dân nới đây gọi là con đường đau khổ. Bởi lẽ, đường đang bị xuống cấp nghiêm trọng, chỉ 1 đoạn đường dài khoảng vài trăm mét nhưng mặt đường đầy những hố sâu mà người dân ví như hố bom.
Những ngày vừa qua, do Hà Nội có mưa nên đoạn đường mặc nhiên biến thành những vũng nước sâu khiến xe tải cỡ lớn cũng phải oằn mình vất vả di chuyển qua đây.
Xe tải cỡ lớn đi qua đã vất vả, những xe nhỏ, xe sedan gặp phải hố bom thì thường xuyên bị chết máy giữa chừng đã phải gọi cứu hộ, gây nên tình trạng giao thông đã ùn tắc, lại càng ùn tắc thêm.
Người dân nơi đây cho biết, ngày nắng thì bụi tung mù mịt, còn mưa thì lầy lội như mặt ruộng cày. Hoạt động kinh doanh, buôn bán ế ẩm khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu, ngoài nguyên nhân khách quan do lưu lượng lớn phương tiện quá khổ, quá tải ngày đêm đi qua tuyến đường này, còn một nguyên nhân khác là do chủ các phương tiện “né” trạm thu phí Quốc lộ 5.
Ông Nguyễn Văn Chuyển, người dân tại nơi đây bức xúc cho biết, mỗi lần có xe chạy qua là nhà cửa bị rung động và có tiếng ồn lớn phát ra khi xe tải nặng đi vào chỗ đường xấu, gồ ghề.
Ông Chuyển cũng cho hay: "Nhà tôi buôn bán hàng tạp hóa, kinh doanh hàng hóa ngày càng ế ẩm. Vợ chồng tôi năm nay 70 tuổi, nhà các cháu nhỏ nên không thể nào được giấc ngủ ngon"....
Người dân sinh sống hai bên luôn phải sống trong trong tâm trạng sợ hãi thấp thỏm, lo âu. Riêng 3 năm gần đây qua, đã có hơn 10 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông tại đây, trong đó có 3 trường hợp là trẻ nhỏ.
Điều đáng nói là tại khu vực phố Keo có các cơ sở giáo dục từ mầm non đến bậc phổ thông hàng ngày có hàng trăm học sinh đi học qua đoạn đường này. Trong khi đó, vỉa hè, lòng đường đã bị hư hỏng nặng, nhiều em phải đi men theo cửa nhà dân ven đường để tới trường.
Vào khung giờ 5h - 6h và 17h - 19h, xe hạng nặng nối đuôi nhau qua lại rầm rập, người dân ở đây không chỉ chịu cảnh ô nhiễm khói, bụi mà còn chịu ảnh hưởng ô nhiễm âm thanh mỗi ngày.
Người dân cho biết mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe tải, xe container đi vào đường đi qua đường này để tránh trạm thu phí Quốc lộ 5, để đi hướng Quảng Ninh và Hải Phòng.
Trong 13 năm qua, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên UBND các cấp từ xã đến thành phố Hà Nội. Từ đầu năm 2020 đến nay, các đơn vị giao thông Hà Nội đã sửa chữa mặt đường khoảng 3 lần, nhưng chỉ được vài ngày đoạn đường lại hư hỏng, lầy lội, thậm chí là ổ trâu, ổ voi càng bị đào xới sâu thêm… dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra.
Theo tìm hiểu phóng viên, đoạn đường này thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 đến khu công nghiệp Hapro theo quyết định số 1312 năm 2007.
Quyết định số 3148 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 155.183m2 đất tại các xã Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.
Theo đó, trong ranh giới dự án này có thu hồi diện tích đất của nhiều hộ dân tại xã Kim Sơn. Hiện nay, bên cạnh có nhiều hộ dân đã chuyển về khu tái định cư nhưng vẫn còn 12 hộ dân vẫn chưa được cấp đất tái định cư. Đây là nguyên nhân khiến dự án này chưa thể hoàn thành theo đúng kế hoạch.
Mỗi lúc đi qua đây, người dân lại ngán ngẩm gọi đó là "đường đau khổ". Các phương tiện từ xe tải, xe ôtô con làm náo loạn cả một tuyến đường. Người dân hàng ngày thấp thỏm mong chờ các cơ quan chức năng sẽ sớm giải quyết triệt để tình trạng này để cuộc sống bớt vất vả hơn.
Mời quý độc giả xem video: Người dân sống chung 13 năm với con đường đau khổ nhất trong lòng Hà Nội.