Tại Nghệ An: Khoảng 0h5’ sáng 15/6, người dân địa phương nghe thấy tiếng nổ kèm theo khói lửa bốc ra từ phòng trà Fill ở số 146, đường Đinh Công Tráng, TP Vinh. Nhận được tin báo, lực lượng cứu hỏa đã huy động nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ đến dập lửa...Tuy nhiên, do cửa phòng trà khoá trái nên rất khó khăn cho việc tiếp cận nguồn cháy. Đến khoảng 2h, các chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC&CHCN Công an tỉnh Nghệ An đã cơ bản khống chế được ngọn lửa. Vụ cháy làm 6 người tử vong (4 người lớn và 2 trẻ em), trong đó có một phụ nữ đang mang thai.Tại Hà Nội: Ngày 4/4, vụ cháy trên phố Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội) cũng làm 4 người tử vong.Liên quan vụ cháy, cơ quan chức năng xác định, gia đình nạn nhân sinh sống và kinh doanh đồ sơ sinh (bỉm, sữa...) cho trẻ em, các mặt hàng bày bán được xếp trên các kệ tủ hàng đặt ở tầng 1 của ngôi nhà, nên dễ xảy cháy và không có lối thoát.Tại TP HCM: Vào chiều ngày 7/5, tại ngôi nhà 3 tầng trong hẻm 47 đường Lạc Long Quân, quận 11, TP Hồ Chí Minh đã xảy ra cháy nghiêm trọng khiến 8 người tử vong.Căn nhà nằm trong khu dân cư, hẻm sâu gây khó khăn cho việc tiếp cận. Căn nhà cháy cũng là nhà ở kết hợp kinh doanh sản xuất (mặt hàng xi đánh bóng gạch được pha chế từ sáp đèn cầy và dầu lửa nhưng chưa có giấy phép).Vị trí cháy tại khu vực tầng 1 và chỉ có lối thoát hiểm duy nhất của ngôi nhà qua lối cửa chính, cửa bên hông đã bị khóa. Do đó, khi xảy ra cháy các nạn nhân không thể thoát nạn ra ngoài được và chết ngạt ở bên trong tầng 1 và tầng 2.Trước đó, chiều 30/3, vụ cháy tại số nhà 899 Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, TP.Thủ Đức, làm 6 người tử vong và 1 người bị thương.Vụ cháy cũng làm nhiều đồ dùng và 5 xe máy trong căn nhà cấp 4 (khoảng 60 m2) bị thiêu trụi.Rạng sáng 31/5, đám cháy bùng phát tại cửa hàng kinh doanh nhạc cụ trên đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3, TP HCM khiến 4 nạn nhân bị mắc kẹt gồm ông Nguyễn H.V (SN 1948), Nguyễn Việt Đ.N (SN 1989, con ông V), Nguyễn Thị K.C (SN 1987, vợ N) và cháu Nguyễn Việt T.T (SN 2017, con N). Sau khi được giải cứu ra ngoài đưa vào bệnh viện, ông V và anh N đã tử vong.Tại Quảng Ngãi: Vào khoảng 0h50 ngày 5/6, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thông tin vụ cháy tại cửa hàng kinh doanh đồ điện số 812 Quang Trung, phường Chánh Lộ. Ngay khi nhận thông tin, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi điều 1 xe chỉ huy, 4 xe chữa cháy, 1 xe bồn, 1 xe cứu nạn cứu hộ cùng 52 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Tuy nhiên, vẫn không thể cứu được những người bị kẹt bên trong căn nhà cháy. Đến khi đưa được 4 nạn nhân trong nhà ra ngoài, thì cả 4 nạn nhân đều tử vong.Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an cháy, nổ ở nhà ở hộ gia đình nhà ở kết hợp kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao cả về số vụ (khoảng 50%) và thiệt hại về người (khoảng 83%), tài sản.Các vụ cháy thường xảy ra vào ban đêm, do trong thời gian đi ngủ, người dân thường chủ quan trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như thắp nhang, sử dụng thiết bị điện trong gia đình… phát sinh sự cố cháy không kịp xử lý dẫn đến cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại tài sản và nguy hại cho tính mạng.Vì thế, các hộ kinh doanh cần đặc biệt chú ý đến nguồn phát nhiệt trước khi đi ngủ: thiết bị điện, gian thờ, xe máy để trong nhà... đồng thời phải có hướng thoát hiểm thứ hai, ngoài cửa chính để tránh những hậu quả đau lòng tương tự có thể xảy ra.
Tại Nghệ An: Khoảng 0h5’ sáng 15/6, người dân địa phương nghe thấy tiếng nổ kèm theo khói lửa bốc ra từ phòng trà Fill ở số 146, đường Đinh Công Tráng, TP Vinh. Nhận được tin báo, lực lượng cứu hỏa đã huy động nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ đến dập lửa...
Tuy nhiên, do cửa phòng trà khoá trái nên rất khó khăn cho việc tiếp cận nguồn cháy. Đến khoảng 2h, các chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC&CHCN Công an tỉnh Nghệ An đã cơ bản khống chế được ngọn lửa. Vụ cháy làm 6 người tử vong (4 người lớn và 2 trẻ em), trong đó có một phụ nữ đang mang thai.
Tại Hà Nội: Ngày 4/4, vụ cháy trên phố Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội) cũng làm 4 người tử vong.
Liên quan vụ cháy, cơ quan chức năng xác định, gia đình nạn nhân sinh sống và kinh doanh đồ sơ sinh (bỉm, sữa...) cho trẻ em, các mặt hàng bày bán được xếp trên các kệ tủ hàng đặt ở tầng 1 của ngôi nhà, nên dễ xảy cháy và không có lối thoát.
Tại TP HCM: Vào chiều ngày 7/5, tại ngôi nhà 3 tầng trong hẻm 47 đường Lạc Long Quân, quận 11, TP Hồ Chí Minh đã xảy ra cháy nghiêm trọng khiến 8 người tử vong.
Căn nhà nằm trong khu dân cư, hẻm sâu gây khó khăn cho việc tiếp cận. Căn nhà cháy cũng là nhà ở kết hợp kinh doanh sản xuất (mặt hàng xi đánh bóng gạch được pha chế từ sáp đèn cầy và dầu lửa nhưng chưa có giấy phép).
Vị trí cháy tại khu vực tầng 1 và chỉ có lối thoát hiểm duy nhất của ngôi nhà qua lối cửa chính, cửa bên hông đã bị khóa. Do đó, khi xảy ra cháy các nạn nhân không thể thoát nạn ra ngoài được và chết ngạt ở bên trong tầng 1 và tầng 2.
Trước đó, chiều 30/3, vụ cháy tại số nhà 899 Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, TP.Thủ Đức, làm 6 người tử vong và 1 người bị thương.
Vụ cháy cũng làm nhiều đồ dùng và 5 xe máy trong căn nhà cấp 4 (khoảng 60 m2) bị thiêu trụi.
Rạng sáng 31/5, đám cháy bùng phát tại cửa hàng kinh doanh nhạc cụ trên đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3, TP HCM khiến 4 nạn nhân bị mắc kẹt gồm ông Nguyễn H.V (SN 1948), Nguyễn Việt Đ.N (SN 1989, con ông V), Nguyễn Thị K.C (SN 1987, vợ N) và cháu Nguyễn Việt T.T (SN 2017, con N). Sau khi được giải cứu ra ngoài đưa vào bệnh viện, ông V và anh N đã tử vong.
Tại Quảng Ngãi: Vào khoảng 0h50 ngày 5/6, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận thông tin vụ cháy tại cửa hàng kinh doanh đồ điện số 812 Quang Trung, phường Chánh Lộ. Ngay khi nhận thông tin, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi điều 1 xe chỉ huy, 4 xe chữa cháy, 1 xe bồn, 1 xe cứu nạn cứu hộ cùng 52 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Tuy nhiên, vẫn không thể cứu được những người bị kẹt bên trong căn nhà cháy. Đến khi đưa được 4 nạn nhân trong nhà ra ngoài, thì cả 4 nạn nhân đều tử vong.
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an cháy, nổ ở nhà ở hộ gia đình nhà ở kết hợp kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao cả về số vụ (khoảng 50%) và thiệt hại về người (khoảng 83%), tài sản.
Các vụ cháy thường xảy ra vào ban đêm, do trong thời gian đi ngủ, người dân thường chủ quan trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như thắp nhang, sử dụng thiết bị điện trong gia đình… phát sinh sự cố cháy không kịp xử lý dẫn đến cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại tài sản và nguy hại cho tính mạng.
Vì thế, các hộ kinh doanh cần đặc biệt chú ý đến nguồn phát nhiệt trước khi đi ngủ: thiết bị điện, gian thờ, xe máy để trong nhà... đồng thời phải có hướng thoát hiểm thứ hai, ngoài cửa chính để tránh những hậu quả đau lòng tương tự có thể xảy ra.