Tọa lạc tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền Mõ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, một di tích lịch sử văn hóa thờ công chúa Quỳnh Trân (con vua Trần Thánh Tông) người có công với quê hương đất nước và đã được các triều đại phong kiến trao 12 bản sắc phong.Tương truyền, do chán cảnh cung cấm, công chúa Quỳnh Trân thường cùng người hầu cải trang đến nhiều vùng, tìm thú vui nơi cuộc sống dân dã.Một hôm, khi qua làng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) thấy mảnh đất sơn thủy hữu tình, hình con nhạn đang bay, có núi non, sông nước mênh mông, công chúa liền xin với vua cha cho lập am tu hành. Thương con chẳng nỡ xa, nhưng trước sự quyết tâm của công chúa, vua cha ngậm ngùi mà gật đầu đồng ý.Năm Quý Mùi (1283), công chúa Quỳnh Trân xuất gia qui y nơi cửa Phật. Cùng với việc lập am tu hành, công chúa còn cho lập điền trang, thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc cho kẻ nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm ăn, sinh sống.Để điều hành công việc hằng ngày, công chúa nghĩ ra cách dùng tiếng mõ. Nếu trong ngày, hễ nghe tiếng mõ ở chùa thì về ăn cơm, tiếng mõ ở quán thì có công việc... mọi người cứ theo tiếng mõ mà làm.Kể từ đó những địa danh như chợ Mõ, làng Mõ, chùa Mõ, đền Mõ ra đời và truyền đến ngày nay. Công chúa Quỳnh Trân được mọi người trong vùng gọi với tên trìu mến là “Bà chúa Mõ”.Tháng 11 năm Mậu Thân, công chúa Quỳnh Trân viên tịch. Thi hài được đưa về chùa Tư Phúc ở kinh sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ tặng phong Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa, ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập đền thờ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay.Đền Mõ nằm trong khuôn viên có diện tích 12.724m2, bên cạnh đền là một chùa cổ, (gọi là chùa Mõ) tạo thành một quần thể thống nhất.Kiến trúc của đền gồm 3 toà nhà, bố cục theo kiểu Tiền nhất hậu đinh, gồm 5 gian tiền đường (cung đệ tam), 5 gian đại bái (cung đệ nhị) và 2 gian hậu cung hình chuôi vồ.Các toà nhà kề sát nhau tạo cho đền dáng vẻ thâm nghiêm. Toà tiền đường xây theo kiểu tường hồi bổ trụ giật tam cấp vững chắc. Ba gian trung tâm toà tiền đường lắp hệ thống cửa gỗ lim kiểu cửa tùng cung khách chắc chắn và đẹp.Tượng Quỳnh Trân công chúa được đặt trong khám ở gian hậu cung, nơi trang nghiêm của ngôi đền.Theo bà Nguyễn Thị Tươi, thành viên ban khánh tiết đền Mõ, thời kì chiến tranh, đền Mõ là nơi che giấu, hoạt động của cán bộ cách mạng. Mặc dù quân địch đã nhiều lần rải bom xuống vùng này, nhiều nhà cửa bị phá hủy nhưng kì lạ thay đền Mõ không hề bị ảnh hưởng.Trước cửa đền Mõ có cây gạo cổ thụ mà theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành (năm 1284).Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới mưa bom bão đạn, cây gạo đền Mõ vẫn xanh tốt bốn mùa. Cây gạo có chiều cao hơn 30m, đường kính gốc trên 2m. Đặc biệt, từ thân chính còn mọc thêm thân phụ bên cạnh. Mặc dù cây gạo cành lá xum xuê xanh tốt về các hướng nhưng đặc biệt không có một cành nào phát triển phạm vào mái đềnNăm 1991 đền Mõ xã Ngũ Phúc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.Năm 2011, cây gạo tại đền Mõ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Năm 2012, Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh đây là cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam.Hàng năm, lễ hội đền chùa Mõ được tổ chức vào mồng 6 tháng Giêng (lễ Kỳ Phúc) và thường được kéo dài ba ngày với nhiều hoạt động như: lễ rước Thành Hoàng làng, hội vật Cầu Đảo, các trò chơi đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm…>>> Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1:
Tọa lạc tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền Mõ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, một di tích lịch sử văn hóa thờ công chúa Quỳnh Trân (con vua Trần Thánh Tông) người có công với quê hương đất nước và đã được các triều đại phong kiến trao 12 bản sắc phong.
Tương truyền, do chán cảnh cung cấm, công chúa Quỳnh Trân thường cùng người hầu cải trang đến nhiều vùng, tìm thú vui nơi cuộc sống dân dã.
Một hôm, khi qua làng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) thấy mảnh đất sơn thủy hữu tình, hình con nhạn đang bay, có núi non, sông nước mênh mông, công chúa liền xin với vua cha cho lập am tu hành. Thương con chẳng nỡ xa, nhưng trước sự quyết tâm của công chúa, vua cha ngậm ngùi mà gật đầu đồng ý.
Năm Quý Mùi (1283), công chúa Quỳnh Trân xuất gia qui y nơi cửa Phật. Cùng với việc lập am tu hành, công chúa còn cho lập điền trang, thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc cho kẻ nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm ăn, sinh sống.
Để điều hành công việc hằng ngày, công chúa nghĩ ra cách dùng tiếng mõ. Nếu trong ngày, hễ nghe tiếng mõ ở chùa thì về ăn cơm, tiếng mõ ở quán thì có công việc... mọi người cứ theo tiếng mõ mà làm.
Kể từ đó những địa danh như chợ Mõ, làng Mõ, chùa Mõ, đền Mõ ra đời và truyền đến ngày nay. Công chúa Quỳnh Trân được mọi người trong vùng gọi với tên trìu mến là “Bà chúa Mõ”.
Tháng 11 năm Mậu Thân, công chúa Quỳnh Trân viên tịch. Thi hài được đưa về chùa Tư Phúc ở kinh sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ tặng phong Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa, ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập đền thờ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay.
Đền Mõ nằm trong khuôn viên có diện tích 12.724m2, bên cạnh đền là một chùa cổ, (gọi là chùa Mõ) tạo thành một quần thể thống nhất.
Kiến trúc của đền gồm 3 toà nhà, bố cục theo kiểu Tiền nhất hậu đinh, gồm 5 gian tiền đường (cung đệ tam), 5 gian đại bái (cung đệ nhị) và 2 gian hậu cung hình chuôi vồ.
Các toà nhà kề sát nhau tạo cho đền dáng vẻ thâm nghiêm. Toà tiền đường xây theo kiểu tường hồi bổ trụ giật tam cấp vững chắc. Ba gian trung tâm toà tiền đường lắp hệ thống cửa gỗ lim kiểu cửa tùng cung khách chắc chắn và đẹp.
Tượng Quỳnh Trân công chúa được đặt trong khám ở gian hậu cung, nơi trang nghiêm của ngôi đền.
Theo bà Nguyễn Thị Tươi, thành viên ban khánh tiết đền Mõ, thời kì chiến tranh, đền Mõ là nơi che giấu, hoạt động của cán bộ cách mạng. Mặc dù quân địch đã nhiều lần rải bom xuống vùng này, nhiều nhà cửa bị phá hủy nhưng kì lạ thay đền Mõ không hề bị ảnh hưởng.
Trước cửa đền Mõ có cây gạo cổ thụ mà theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành (năm 1284).
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới mưa bom bão đạn, cây gạo đền Mõ vẫn xanh tốt bốn mùa. Cây gạo có chiều cao hơn 30m, đường kính gốc trên 2m. Đặc biệt, từ thân chính còn mọc thêm thân phụ bên cạnh. Mặc dù cây gạo cành lá xum xuê xanh tốt về các hướng nhưng đặc biệt không có một cành nào phát triển phạm vào mái đền
Năm 1991 đền Mõ xã Ngũ Phúc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Năm 2011, cây gạo tại đền Mõ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Năm 2012, Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh đây là cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam.
Hàng năm, lễ hội đền chùa Mõ được tổ chức vào mồng 6 tháng Giêng (lễ Kỳ Phúc) và thường được kéo dài ba ngày với nhiều hoạt động như: lễ rước Thành Hoàng làng, hội vật Cầu Đảo, các trò chơi đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm…
>>> Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1: