Công an huyện Sông Mã đã gọi hỏi, giáo dục 2 học sinh tung tin đồn để các em hiểu về hành vi sai trái của mình. Ảnh: VTV.
Ngoài ra, hai học sinh này còn khuyến cáo nếu không làm lễ buộc chỉ may mắn vào cổ tay thì các em học sinh sẽ bị ma bắt đi, hút máu đến chết.
Trước thông tin này, đã có khoảng 20 học sinh người dân tộc, chủ yếu là học sinh nội trú bị gia đình bắt về nhà để làm lễ buộc chỉ tay cho ma không bắt và một số học sinh do lo sợ bị ma bắt đã nghỉ học.
Tại một số địa bàn, nhất là các bản vùng cao ở huyện Sông Mã (Sơn La) và huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), nhân dân không dám ra đường vào buổi tối, nhiều gia đình vận động con em mình nghỉ học, nhiều người dân đeo chỉ đỏ hoặc đen vào cổ tay để trừ tà.
Thông tin do hai học sinh trên nêu ra đã gây mất tình hình an ninh, trật tự, gây hoang mang trên địa bàn. Theo thống kê chưa đầy đủ của lực lượng chức năng, có hơn 100 bản thuộc các xã, thị trấn ở Sông Mã, Điện Biên Đông bị luận điệu tuyên truyền mê tín dị đoan tác động.Một trong hai đối tượng và trang Facebook tung tin giả. Ảnh: TM.
Sau khi nắm được thông tin, Công an huyện Sông Mã đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh Sơn La và huy động lực lượng tổ chức điều tra, xác minh, xác định danh tính hai học sinh nêu tin đồn thất thiệt trên.
Bước đầu, hai học sinh này cho biết, đã sử dụng các hình ảnh tai nạn giao thông được đăng tải trên các trang báo mạng, sau đó chỉnh sửa, cắt ghép và viết lời bình với nội dung thất thiệt, mê tín dị đoan để đưa lên Facebook của mình với mục đích trêu đùa các bạn để các bạn tin rằng có ma thật .
Công an huyện Sông Mã đã phối hợp với nhà trường, gia đình giáo dục hai học sinh nêu trên; đồng thời gọi hỏi, giáo dục cho các em hiểu về hành vi sai trái của mình.
Hai học sinh đã viết bản kiểm điểm, bản cam kết hứa không tái phạm, tự gỡ bỏ hình ảnh, nội dung không có thật về ma cà rồng, công khai xin lỗi và hứa sẽ đưa những thông tin đúng sự thật về sự việc này tại các bản đã bị ảnh hưởng do tin đồn thất thiệt gây ra.
Công an huyện Sông Mã đã gọi hỏi, giáo dục 2 học sinh tung tin đồn để các em hiểu về hành vi sai trái của mình. Ảnh: VTV.
Ngoài ra, hai học sinh này còn khuyến cáo nếu không làm lễ buộc chỉ may mắn vào cổ tay thì các em học sinh sẽ bị ma bắt đi, hút máu đến chết.
Trước thông tin này, đã có khoảng 20 học sinh người dân tộc, chủ yếu là học sinh nội trú bị gia đình bắt về nhà để làm lễ buộc chỉ tay cho ma không bắt và một số học sinh do lo sợ bị ma bắt đã nghỉ học.
Tại một số địa bàn, nhất là các bản vùng cao ở huyện Sông Mã (Sơn La) và huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), nhân dân không dám ra đường vào buổi tối, nhiều gia đình vận động con em mình nghỉ học, nhiều người dân đeo chỉ đỏ hoặc đen vào cổ tay để trừ tà.
Thông tin do hai học sinh trên nêu ra đã gây mất tình hình an ninh, trật tự, gây hoang mang trên địa bàn. Theo thống kê chưa đầy đủ của lực lượng chức năng, có hơn 100 bản thuộc các xã, thị trấn ở Sông Mã, Điện Biên Đông bị luận điệu tuyên truyền mê tín dị đoan tác động.
Một trong hai đối tượng và trang Facebook tung tin giả. Ảnh: TM.
Sau khi nắm được thông tin, Công an huyện Sông Mã đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh Sơn La và huy động lực lượng tổ chức điều tra, xác minh, xác định danh tính hai học sinh nêu tin đồn thất thiệt trên.
Bước đầu, hai học sinh này cho biết, đã sử dụng các hình ảnh tai nạn giao thông được đăng tải trên các trang báo mạng, sau đó chỉnh sửa, cắt ghép và viết lời bình với nội dung thất thiệt, mê tín dị đoan để đưa lên Facebook của mình với mục đích trêu đùa các bạn để các bạn tin rằng có ma thật .
Công an huyện Sông Mã đã phối hợp với nhà trường, gia đình giáo dục hai học sinh nêu trên; đồng thời gọi hỏi, giáo dục cho các em hiểu về hành vi sai trái của mình.
Hai học sinh đã viết bản kiểm điểm, bản cam kết hứa không tái phạm, tự gỡ bỏ hình ảnh, nội dung không có thật về ma cà rồng, công khai xin lỗi và hứa sẽ đưa những thông tin đúng sự thật về sự việc này tại các bản đã bị ảnh hưởng do tin đồn thất thiệt gây ra.