Những ngày giữa tháng 11 hàng năm, mực nước sông Tích xuống thấp người dân xã Lại Thượng (huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) lại rủ nhau xuống sông đánh dậm.Theo người dân xã Lại Thượng, mỗi lần xuống sông Tích dậm cá họ thường tập trung khoảng từ 30 đến 40 người trong xã, thậm chí là nhiều người hơn. Họ dậm cá trong khoảng thời gian từ 13h đến 17h.Mỗi người mang theo một cây dậm làm khá đơn giản từ đoạn sào tre dài khoảng 4m, chụp rộng khoảng 1m, đan kín bằng lưới dù.Người dân xã Lại Thương chia nhau thành các tốp, dàn hàng ngang trên sông Tích chảy qua các địa phận các xã Lại Thượng, Phú Kim, Kim Quan, Cần Kiệm (huyện Thạch Thất, Hà Nội) để dậm cá. Thỉnh thoảng họ reo hò một cách nhộn nhịp.Nhóm người dậm cá ở xã Lại Thượng chủ yếu là đàn ông khỏe mạnh, trai tráng trong làng.Nếu người nào trong đoàn cảm thấy mệt hoặc lạnh vì phải ngâm mình lâu dưới nước thì có người khác xuống dậm đổi.Những người tham gia dậm cá đều vui vẻ và hào hứng.Nếu bắt được cá họ đem buộc theo bên mình.Thông thường những đoàn dậm cá sẽ đi trước, tiếp sau đó là thuyền giăng lưới.Anh Vương Văn Giáp (SN 1981, người dân Lại Thượng) cho biết: "Người dân đi đánh cá chủ yếu ở trong xã. Năm nào cũng vậy, cứ vào thời gian này chúng tôi lại rủ nhau đi. Kể cả những người đi làm ăn xa... biết tin làng sắp tổ chức đi dậm cá cũng tranh thủ thời gian về để tham gia".Những con cá người dân Lại Thượng bắt được trên sông Tích chủ yếu là các Chép, nặng khoảng 800g đến gần 2kg."Một người có thể bắt được khoảng 6, 7 con một ngày. Người không được vẫn vui vẻ hào hứng vì được tham gia cùng mọi người. Chúng tôi đi dọc theo sông Tích lúc nào đến tầm 17h chiều thì về", anh Giáp cho biết thêm.Người đàn ông may mắn bắt được thêm một con cá chép, và nhanh chóng di chuyển vào phía bờ.Xâu cá cẩn thận rồi buộc vào người bằng dây điện nhỏ.Những người tham gia dậm cá đều không phải là dân chài lưới, họ cho biết, truyền thống này có từ thời xa xưa ở làng.Anh Vương Văn Trường (người dân Lại Thượng) vui vẻ chia sẻ: Đây có thể coi là một nét văn hóa truyền thống "độc nhất vô nhị" của làng chúng tôi, còn vui hơn cả ngày hội.Một số người dân ở các xã khác hiếu kỳ, kéo nhau ra xem những người xã Lại Thượng đi dậm cá.Người dân đi tất để tránh dẫm phải gai nhọn hoặc những viên đá sắc dưới nước.
Những ngày giữa tháng 11 hàng năm, mực nước sông Tích xuống thấp người dân xã Lại Thượng (huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) lại rủ nhau xuống sông đánh dậm.
Theo người dân xã Lại Thượng, mỗi lần xuống sông Tích dậm cá họ thường tập trung khoảng từ 30 đến 40 người trong xã, thậm chí là nhiều người hơn. Họ dậm cá trong khoảng thời gian từ 13h đến 17h.
Mỗi người mang theo một cây dậm làm khá đơn giản từ đoạn sào tre dài khoảng 4m, chụp rộng khoảng 1m, đan kín bằng lưới dù.
Người dân xã Lại Thương chia nhau thành các tốp, dàn hàng ngang trên sông Tích chảy qua các địa phận các xã Lại Thượng, Phú Kim, Kim Quan, Cần Kiệm (huyện Thạch Thất, Hà Nội) để dậm cá. Thỉnh thoảng họ reo hò một cách nhộn nhịp.
Nhóm người dậm cá ở xã Lại Thượng chủ yếu là đàn ông khỏe mạnh, trai tráng trong làng.
Nếu người nào trong đoàn cảm thấy mệt hoặc lạnh vì phải ngâm mình lâu dưới nước thì có người khác xuống dậm đổi.
Những người tham gia dậm cá đều vui vẻ và hào hứng.
Nếu bắt được cá họ đem buộc theo bên mình.
Thông thường những đoàn dậm cá sẽ đi trước, tiếp sau đó là thuyền giăng lưới.
Anh Vương Văn Giáp (SN 1981, người dân Lại Thượng) cho biết: "Người dân đi đánh cá chủ yếu ở trong xã. Năm nào cũng vậy, cứ vào thời gian này chúng tôi lại rủ nhau đi. Kể cả những người đi làm ăn xa... biết tin làng sắp tổ chức đi dậm cá cũng tranh thủ thời gian về để tham gia".
Những con cá người dân Lại Thượng bắt được trên sông Tích chủ yếu là các Chép, nặng khoảng 800g đến gần 2kg.
"Một người có thể bắt được khoảng 6, 7 con một ngày. Người không được vẫn vui vẻ hào hứng vì được tham gia cùng mọi người. Chúng tôi đi dọc theo sông Tích lúc nào đến tầm 17h chiều thì về", anh Giáp cho biết thêm.
Người đàn ông may mắn bắt được thêm một con cá chép, và nhanh chóng di chuyển vào phía bờ.
Xâu cá cẩn thận rồi buộc vào người bằng dây điện nhỏ.
Những người tham gia dậm cá đều không phải là dân chài lưới, họ cho biết, truyền thống này có từ thời xa xưa ở làng.
Anh Vương Văn Trường (người dân Lại Thượng) vui vẻ chia sẻ: Đây có thể coi là một nét văn hóa truyền thống "độc nhất vô nhị" của làng chúng tôi, còn vui hơn cả ngày hội.
Một số người dân ở các xã khác hiếu kỳ, kéo nhau ra xem những người xã Lại Thượng đi dậm cá.
Người dân đi tất để tránh dẫm phải gai nhọn hoặc những viên đá sắc dưới nước.