Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng cho tuyến phố Lý Thường Kiệt với tỷ lệ 1/500, bao gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Hàng Bài và Phan Chu Trinh đều nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.Phố Lý Thường Kiệt có nhiều trụ sở cơ quan kiến trúc hiện đại. Đầu phố là toà nhà Thông tấn xã Việt Nam. Tiếp đến là trụ sở Bảo Việt, Kho bạc nhà nước, Toà nhà Quốc hội...Theo quyết định, diện tích nghiên cứu để lập đồ án thiết kế đô thị là khoảng 41,16 ha. Diện tích khu đất lập đồ án thiết kế đô thị khoảng 30,26 ha, chiều dài tuyến khoảng 1,8 km.Tuyến phố này có nhiều tòa nhà công sở cũng như một số cơ quan nhà nước. Nhiều biệt thự cổ vẫn còn nguyên vẹn.Mục tiêu của Đồ án nhằm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Quy hoạch phân khu đô thị H1-1C đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 19/3/2021; phù hợp các quy hoạch đã được phê duyệt và bám sát, cập nhật các quy hoạch đang nghiên cứu trong khu vực.Nơi đây có hạ tầng giao thông phát triển. Nhà chờ xe buýt, các làn đường rộng và vỉa hè thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển dễ dàng.Bên cạnh là các toà nhà văn phòng, khách sạn.Khách sạn Melia Hà Nội là một trong những khách sạn 5 sao đầu tiên ở Thủ đô.Trụ sở Toà án nhân dân tối cao với kiến trúc Pháp xây dựng từ trước năm 1954 vừa được cải tạo, tu bổ.Cùng với đó còn rất nhiều căn biệt thự với diện tích hàng trăm mét vuông nằm ở những vị trí ngã tư phố.Trường THPT Việt Đức tại phố Lý Thường Kiệt là công trình đã có lịch sử 68 năm.Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.Không gian phố sách Hà Nội.Với các đặc điểm về hình thái, kiến trúc cảnh quan của tuyến phố, việc lập thiết kế đô thị riêng tuyến phố Lý Thường Kiệt sẽ cụ thể hóa Quy hoạch phân khu đô thị H1-1C, Quy hoạch phân khu khu vực Ga Hà Nội và phụ cận đang trình thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở quản lý đầu tư xây dựng các công trình trên và hai bên tuyến phố; Cơ sở để UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện các công tác bảo tồn, cải tạo chỉnh trang, tái thiết đô thị, tạo bộ mặt đô thị hiện đại, đồng bộ đồng thời gìn giữ được bản sắc, văn hóa, tính chất của khu vực nội đô lịch sử.>>> Mời độc giả xem thêm video Bí ẩn thành phố ngầm khổng lồ có sức chứa tới 20.000 người:
Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng cho tuyến phố Lý Thường Kiệt với tỷ lệ 1/500, bao gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Hàng Bài và Phan Chu Trinh đều nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Phố Lý Thường Kiệt có nhiều trụ sở cơ quan kiến trúc hiện đại. Đầu phố là toà nhà Thông tấn xã Việt Nam. Tiếp đến là trụ sở Bảo Việt, Kho bạc nhà nước, Toà nhà Quốc hội...
Theo quyết định, diện tích nghiên cứu để lập đồ án thiết kế đô thị là khoảng 41,16 ha. Diện tích khu đất lập đồ án thiết kế đô thị khoảng 30,26 ha, chiều dài tuyến khoảng 1,8 km.
Tuyến phố này có nhiều tòa nhà công sở cũng như một số cơ quan nhà nước. Nhiều biệt thự cổ vẫn còn nguyên vẹn.
Mục tiêu của Đồ án nhằm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Quy hoạch phân khu đô thị H1-1C đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 19/3/2021; phù hợp các quy hoạch đã được phê duyệt và bám sát, cập nhật các quy hoạch đang nghiên cứu trong khu vực.
Nơi đây có hạ tầng giao thông phát triển. Nhà chờ xe buýt, các làn đường rộng và vỉa hè thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển dễ dàng.
Bên cạnh là các toà nhà văn phòng, khách sạn.
Khách sạn Melia Hà Nội là một trong những khách sạn 5 sao đầu tiên ở Thủ đô.
Trụ sở Toà án nhân dân tối cao với kiến trúc Pháp xây dựng từ trước năm 1954 vừa được cải tạo, tu bổ.
Cùng với đó còn rất nhiều căn biệt thự với diện tích hàng trăm mét vuông nằm ở những vị trí ngã tư phố.
Trường THPT Việt Đức tại phố Lý Thường Kiệt là công trình đã có lịch sử 68 năm.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Không gian phố sách Hà Nội.
Với các đặc điểm về hình thái, kiến trúc cảnh quan của tuyến phố, việc lập thiết kế đô thị riêng tuyến phố Lý Thường Kiệt sẽ cụ thể hóa Quy hoạch phân khu đô thị H1-1C, Quy hoạch phân khu khu vực Ga Hà Nội và phụ cận đang trình thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở quản lý đầu tư xây dựng các công trình trên và hai bên tuyến phố; Cơ sở để UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện các công tác bảo tồn, cải tạo chỉnh trang, tái thiết đô thị, tạo bộ mặt đô thị hiện đại, đồng bộ đồng thời gìn giữ được bản sắc, văn hóa, tính chất của khu vực nội đô lịch sử.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bí ẩn thành phố ngầm khổng lồ có sức chứa tới 20.000 người: