Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR - chủ đầu tư) cho biết, ngoài phạm vi công viên 23/9, mặt bằng đường Lê Lợi (quận 1) được rào chắn, phục vụ thi công nhà ga Bến Thành, thuộc tuyến Metro số 1 sẽ được hoàn trả trước 30/4 để thiết kế lại cảnh quan, kiến trúc.
Theo đó, ga Bến Thành thuộc gói thầu CP1a (đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố) hiện đạt hơn 95% khối lượng sau gần 6 năm thi công. Nhà ga này dài 236 m, rộng 60 m, sâu khoảng 32 m, gồm 4 tầng ngầm với 6 lối lên xuống. Đây là ga trung tâm của Metro số 1, tương lai kết nối nhiều tuyến metro khác.Trong suốt 6 năm qua, đoạn đường Lê Lợi từ chợ Bến Thành tới phố đi bộ Nguyễn Huệ được rào chắn, mặt đường bị thu hẹp khiến cuộc sống của hàng trăm hộ dân kinh doanh nơi đây bị ảnh hưởng, giao thông khu vực này cũng thường xuyên ùn tắc, hỗn loạn vào giờ tan tầm, đặc biệt đoạn giao với Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur.Theo nhà thầu MAUR, đơn vị đang phối hợp với các sở ngành và đơn vị liên quan như điện, cấp thoát nước... đẩy nhanh quá trình triển khai dự án để kịp tiến độ hoàn trả mặt bằng. Trả mặt bằng ga Bến Thành cũng là đợt hoàn trả mặt bằng cuối cùng của dự án metro ở trung tâm quận 1.Ghi nhận của PV vào chiều 7/3, rào chắn khu vực đường Lê Lợi vẫn chưa được tháo dỡ, hàng trăm hộ dân kinh doanh khu vực này vẫn trong tình trạng bị "bít cửa", hiện trạng này đã kéo dài khoảng 6 năm nay.
Giao thông qua lại khó khăn, người dân hạn chế qua lại khu vực này khiến việc kinh doanh của hàng chục hộ dân ở đây gặp khó khăn nhiều năm qua.
Các đoạn rào chắn khu vực này cao hơn 2 m, có nhiều đoạn thu hẹp chỉ vừa một chiếc xe máy đi qua.
Mặt đường hư hỏng nặng, phương tiện ít qua lại hơn, nhiều cửa hàng khu vực này buộc phải trả mặt bằng vì buôn bán ế ẩm, không chịu nổi phí thuê.
Chị Hoàng Như (nhân viên cửa hàng tranh) đường Lê Lợi (quận 1) cho biết, tình trạng bị "bít cửa" đã diễn ra khoảng 6 năm nay, việc buôn bán gần như bị ngưng trệ, ảnh hưởng nặng nề.Hiện tại, một số đoạn rào chắn khu vực đường Lê Lợi đang được công nhân cơi nới để lấy diện tích phục cho việc san lấp lại mặt bằng thời gian tới.Dự kiến, mặt bằng khu vực đường Lê Lợi sẽ được hoàn trả trước ngày 30/4.Theo ghi nhận của phóng viên vào chiều 7/3, việc san lấp mặt bằng ở các đoạn trước chợ Bến Thành đang được triển khai. Xe lu, máy xúc và công nhân làm việc liên tục.Hai bên mặt bằng ở nút giao Lê Lợi - Pasteur đang được gấp rút san lấp, tuy nhiên rào chắn vẫn chưa được tháo dỡ.Ga metro Bến Thành được khởi công năm 2016. Để phục vụ thi công nhà ga, đường Lê Lợi đoạn qua chợ Bến Thành - khu vực sầm uất ở trung tâm Sài Gòn, bị rào chắn, "bít cửa" hàng trăm hộ kinh doanh. Sau khi mặt bằng tuyến đường này được hoàn trả, thiết kế lại cảnh quan sẽ giúp khu vực thông thoáng, thuận lợi buôn bán, phát triển dịch vụ. Dạo quanh công trường metro làm việc tất bật cuối năm. (Nguồn: Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh)
Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR - chủ đầu tư) cho biết, ngoài phạm vi công viên 23/9, mặt bằng đường Lê Lợi (quận 1) được rào chắn, phục vụ thi công nhà ga Bến Thành, thuộc tuyến Metro số 1 sẽ được hoàn trả trước 30/4 để thiết kế lại cảnh quan, kiến trúc.
Theo đó, ga Bến Thành thuộc gói thầu CP1a (đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố) hiện đạt hơn 95% khối lượng sau gần 6 năm thi công. Nhà ga này dài 236 m, rộng 60 m, sâu khoảng 32 m, gồm 4 tầng ngầm với 6 lối lên xuống. Đây là ga trung tâm của Metro số 1, tương lai kết nối nhiều tuyến metro khác.
Trong suốt 6 năm qua, đoạn đường Lê Lợi từ chợ Bến Thành tới phố đi bộ Nguyễn Huệ được rào chắn, mặt đường bị thu hẹp khiến cuộc sống của hàng trăm hộ dân kinh doanh nơi đây bị ảnh hưởng, giao thông khu vực này cũng thường xuyên ùn tắc, hỗn loạn vào giờ tan tầm, đặc biệt đoạn giao với Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur.
Theo nhà thầu MAUR, đơn vị đang phối hợp với các sở ngành và đơn vị liên quan như điện, cấp thoát nước... đẩy nhanh quá trình triển khai dự án để kịp tiến độ hoàn trả mặt bằng. Trả mặt bằng ga Bến Thành cũng là đợt hoàn trả mặt bằng cuối cùng của dự án metro ở trung tâm quận 1.
Ghi nhận của PV vào chiều 7/3, rào chắn khu vực đường Lê Lợi vẫn chưa được tháo dỡ, hàng trăm hộ dân kinh doanh khu vực này vẫn trong tình trạng bị "bít cửa", hiện trạng này đã kéo dài khoảng 6 năm nay.
Giao thông qua lại khó khăn, người dân hạn chế qua lại khu vực này khiến việc kinh doanh của hàng chục hộ dân ở đây gặp khó khăn nhiều năm qua.
Các đoạn rào chắn khu vực này cao hơn 2 m, có nhiều đoạn thu hẹp chỉ vừa một chiếc xe máy đi qua.
Mặt đường hư hỏng nặng, phương tiện ít qua lại hơn, nhiều cửa hàng khu vực này buộc phải trả mặt bằng vì buôn bán ế ẩm, không chịu nổi phí thuê.
Chị Hoàng Như (nhân viên cửa hàng tranh) đường Lê Lợi (quận 1) cho biết, tình trạng bị "bít cửa" đã diễn ra khoảng 6 năm nay, việc buôn bán gần như bị ngưng trệ, ảnh hưởng nặng nề.
Hiện tại, một số đoạn rào chắn khu vực đường Lê Lợi đang được công nhân cơi nới để lấy diện tích phục cho việc san lấp lại mặt bằng thời gian tới.
Dự kiến, mặt bằng khu vực đường Lê Lợi sẽ được hoàn trả trước ngày 30/4.
Theo ghi nhận của phóng viên vào chiều 7/3, việc san lấp mặt bằng ở các đoạn trước chợ Bến Thành đang được triển khai. Xe lu, máy xúc và công nhân làm việc liên tục.
Hai bên mặt bằng ở nút giao Lê Lợi - Pasteur đang được gấp rút san lấp, tuy nhiên rào chắn vẫn chưa được tháo dỡ.
Ga metro Bến Thành được khởi công năm 2016. Để phục vụ thi công nhà ga, đường Lê Lợi đoạn qua chợ Bến Thành - khu vực sầm uất ở trung tâm Sài Gòn, bị rào chắn, "bít cửa" hàng trăm hộ kinh doanh. Sau khi mặt bằng tuyến đường này được hoàn trả, thiết kế lại cảnh quan sẽ giúp khu vực thông thoáng, thuận lợi buôn bán, phát triển dịch vụ.
Dạo quanh công trường metro làm việc tất bật cuối năm. (Nguồn: Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh)