Sáng 11/2 (21 tháng Giêng), người dân làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) tổ chức hội làng linh đình trở lại sau nhiều năm phải dừng vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.Trước khi lễ rước diễn ra, các tiết mục hát quan họ trên sông thu hút nhiều khán giả đổ ra xem.Từng bị gián đoạn một thời gian dài, kể từ năm 1992, dân làng cùng các ban ngành đoàn thể cho phục dựng lại, chính thức tổ chức lễ rước trở lại theo nghi thức xưa.Điểm độc đáo của lễ hội này là có sự xuất hiện của những "vị tướng", "tổng cờ" cùng các ông "Phúc, Lộc, Thọ" và cả "Tiểu đồng Ngọc nữ".Khi đoàn rước bắt đầu di chuyển là lúc, lễ hội nhiều sắc màu nhất. Du khách dự hội dễ dàng nhận ra các kép tuồng, phường bát âm, múa sinh tiền và ông tổng cờ đi trước.Đoàn rước xuất phát lúc 10h hướng về phía đình làng. Đi đầu là đại tướng cầm đại kỳ miệng ngậm củ sâm, diện mạo uy phong, lẫm liệt.Lễ hội nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông Đào Trí Tiến - người được xem là ông tổ nghề gốm của làng. Vào năm 2012, Lễ hội Thổ Hà đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.Hình ảnh 3 ông Phúc, Lộc, Thọ và Ngọc Nữ, Tiểu Đồng thu hút sự chú ý của du khách. Năm nay bé Trịnh Tiến Đức làm Tiểu đồng còn em Nguyễn Nhật Lệ (8 tuổi) vào vai Ngọc nữ. "Năm nay là năm đầu tiên con tôi được đóng vai ngọc nữ, tôi cảm thấy rất hãnh diện. Hôm nay tổ chức rước lâu quá, tận hơn 2 tiếng nên nhiều thời điểm bé suýt khóc vì mệt", chị Nguyễn Thị Lý (mẹ em Nguyễn Nhật Lệ) chia sẻ.Trong số các lễ vật dâng lên, đặc biệt có một chú bò thui nguyên con.Và gà trống ngậm hoa hồng được đặt riêng trong kiệu rước với cổ nghển cao, đôi cánh rộng.Các lễ vật được đoàn rước tới đình làng.Phường bát âm nhảy múa sau khi các lễ vật được dâng lên hết. Lúc này các trưởng lão sẽ thực hiện nghi thức tế lễ.Năm nay xóm 3 thôn Vân Hà được chọn để thực hiện rước lễ. Đặc biệt trong đoàn rước có cả gia đình anh Nguyễn Tiến Cường (vào vai cầm long đao) với 4 thành viên.
Sáng 11/2 (21 tháng Giêng), người dân làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) tổ chức hội làng linh đình trở lại sau nhiều năm phải dừng vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Trước khi lễ rước diễn ra, các tiết mục hát quan họ trên sông thu hút nhiều khán giả đổ ra xem.
Từng bị gián đoạn một thời gian dài, kể từ năm 1992, dân làng cùng các ban ngành đoàn thể cho phục dựng lại, chính thức tổ chức lễ rước trở lại theo nghi thức xưa.
Điểm độc đáo của lễ hội này là có sự xuất hiện của những "vị tướng", "tổng cờ" cùng các ông "Phúc, Lộc, Thọ" và cả "Tiểu đồng Ngọc nữ".
Khi đoàn rước bắt đầu di chuyển là lúc, lễ hội nhiều sắc màu nhất. Du khách dự hội dễ dàng nhận ra các kép tuồng, phường bát âm, múa sinh tiền và ông tổng cờ đi trước.
Đoàn rước xuất phát lúc 10h hướng về phía đình làng. Đi đầu là đại tướng cầm đại kỳ miệng ngậm củ sâm, diện mạo uy phong, lẫm liệt.
Lễ hội nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông Đào Trí Tiến - người được xem là ông tổ nghề gốm của làng. Vào năm 2012, Lễ hội Thổ Hà đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Hình ảnh 3 ông Phúc, Lộc, Thọ và Ngọc Nữ, Tiểu Đồng thu hút sự chú ý của du khách. Năm nay bé Trịnh Tiến Đức làm Tiểu đồng còn em Nguyễn Nhật Lệ (8 tuổi) vào vai Ngọc nữ. "Năm nay là năm đầu tiên con tôi được đóng vai ngọc nữ, tôi cảm thấy rất hãnh diện. Hôm nay tổ chức rước lâu quá, tận hơn 2 tiếng nên nhiều thời điểm bé suýt khóc vì mệt", chị Nguyễn Thị Lý (mẹ em Nguyễn Nhật Lệ) chia sẻ.
Trong số các lễ vật dâng lên, đặc biệt có một chú bò thui nguyên con.
Và gà trống ngậm hoa hồng được đặt riêng trong kiệu rước với cổ nghển cao, đôi cánh rộng.
Các lễ vật được đoàn rước tới đình làng.
Phường bát âm nhảy múa sau khi các lễ vật được dâng lên hết. Lúc này các trưởng lão sẽ thực hiện nghi thức tế lễ.
Năm nay xóm 3 thôn Vân Hà được chọn để thực hiện rước lễ. Đặc biệt trong đoàn rước có cả gia đình anh Nguyễn Tiến Cường (vào vai cầm long đao) với 4 thành viên.