Ngày 20/3, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng đã có ý kiến chỉ đạo ngành chức năng làm rõ vụ việc phá bỏ giếng cổ tại Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu.Cụ thể, tại văn bản số 3517 có nội dung: Dự án tu bổ đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu (tại thôn 3, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa) giai đoạn 3 đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người dân lẫn nhà nghiên cứu, người am hiểu lịch sử, văn hóa khi chính quyền cho phá bỏ giếng cổ để xây dựng giếng mới với diện tích nhỏ hơn. Cách tu bổ như trên là không tôn trọng yếu tố lịch sử, tâm linh, gây bức xúc trong nhân dân…Về nội dung trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng có ý kiến: Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND huyện Thiệu Hóa và các đơn vị có liên quan kịp thời kiểm tra, làm rõ nội dung, có biện pháp xử lý đảm bảo việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử được thực hiện theo đúng quy định và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.Trước đó, nhiều người dân xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa bức xúc về việc UBND huyện Thiệu Hóa cho phá bỏ giếng Ngọc – được cho là có từ hàng trăm năm nay- tại di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu để tôn tạo bằng cách làm mới giếng ngay trên nền giếng cũ. Sau khi có phản đối của người dân, công trình này hiện đang tạm dừng thi công.Theo hồ sơ, năm 2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 5293/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu. Theo đó, dự án được chia thành 3 giai đoạn, với tổng mức đầu tư 29 tỉ đồng, trong đó tu bổ giếng là một trong 12 hạng mục tu bổ, tôn tạo thuộc giai đoạn 3 của dự án này.Trong quá trình triển khai thi công, tu bổ hạng mục giếng, người dân địa phương, giới nghiên cứu và những người quan tâm đến di sản này đều cho rằng, chủ đầu tư đã chủ trương phá bỏ giếng cổ bằng cách thu hẹp đường kính giếng; thậm chí còn làm một con đường bê tông đi ngang qua…Ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thiệu Hóa cho biết: Đơn vị chúng tôi chỉ thi công theo thiết kế đã được các cơ quan chức năng phê duyệt. Còn phía lãnh đạo huyện Thiệu Hóa cho biết, dự án này về các bước trình tự, thủ tục hồ sơ là chặt chẽ; việc lấy ý kiến đã có biên bản thống nhất từ nhân dân.
Ngày 20/3, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng đã có ý kiến chỉ đạo ngành chức năng làm rõ vụ việc phá bỏ giếng cổ tại Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu.
Cụ thể, tại văn bản số 3517 có nội dung: Dự án tu bổ đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu (tại thôn 3, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa) giai đoạn 3 đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người dân lẫn nhà nghiên cứu, người am hiểu lịch sử, văn hóa khi chính quyền cho phá bỏ giếng cổ để xây dựng giếng mới với diện tích nhỏ hơn. Cách tu bổ như trên là không tôn trọng yếu tố lịch sử, tâm linh, gây bức xúc trong nhân dân…
Về nội dung trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng có ý kiến: Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND huyện Thiệu Hóa và các đơn vị có liên quan kịp thời kiểm tra, làm rõ nội dung, có biện pháp xử lý đảm bảo việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử được thực hiện theo đúng quy định và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Trước đó, nhiều người dân xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa bức xúc về việc UBND huyện Thiệu Hóa cho phá bỏ giếng Ngọc – được cho là có từ hàng trăm năm nay- tại di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu để tôn tạo bằng cách làm mới giếng ngay trên nền giếng cũ. Sau khi có phản đối của người dân, công trình này hiện đang tạm dừng thi công.
Theo hồ sơ, năm 2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 5293/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu. Theo đó, dự án được chia thành 3 giai đoạn, với tổng mức đầu tư 29 tỉ đồng, trong đó tu bổ giếng là một trong 12 hạng mục tu bổ, tôn tạo thuộc giai đoạn 3 của dự án này.
Trong quá trình triển khai thi công, tu bổ hạng mục giếng, người dân địa phương, giới nghiên cứu và những người quan tâm đến di sản này đều cho rằng, chủ đầu tư đã chủ trương phá bỏ giếng cổ bằng cách thu hẹp đường kính giếng; thậm chí còn làm một con đường bê tông đi ngang qua…
Ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thiệu Hóa cho biết: Đơn vị chúng tôi chỉ thi công theo thiết kế đã được các cơ quan chức năng phê duyệt. Còn phía lãnh đạo huyện Thiệu Hóa cho biết, dự án này về các bước trình tự, thủ tục hồ sơ là chặt chẽ; việc lấy ý kiến đã có biên bản thống nhất từ nhân dân.