Vụ tàu hỏa tông ô tô xảy ra vào khoảng 6h30 ngày 7/3, tại điểm giao nhau giữa đường sắt và đường ngang dân sinh thuộc thôn Nam Bình 2, xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa tàu hỏa và ô tô 7 chỗ ngồi chở 3 người trong 1 gia đình. Hậu quả là 1 người tử vong tại chỗ, 2 người bị thương nặng. Ông Cao Minh Hỷ - Giám đốc chi nhánh khai thác đường sắt Nghĩa Bình (Quảng Ngãi) cho biết, vị trí xảy ra tai nạn giao nhau với đường sắt có gác chắn. Lúc xảy ra tai nạn, nhân viên đã mở tín hiệu đường bộ màu đỏ nhưng cần chắn là cần chắn thủ công nên chưa kịp kéo xuống. Ông Hỷ thừa nhận, xảy ra tai nạn một phần vì nhân viên gác chắn kéo xuống hơi chậm so với quy định. Lúc đèn đỏ, nhân viên chưa kéo xuống vì chỉ có một nhân viên nhưng kéo cả hai bên gác chắn.Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV, luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng Luật sư Trung Hoà (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, tai nạn đường sắt không phải là tai nạn mới, nhưng thường gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Chính vì vậy, các quy định trong giao thông đường sắt luôn rất chặt chẽ và đòi hỏi sự cẩn thận, trách nhiệm cao đặc biệt là khi tàu hỏa di chuyển. Đã có rất nhiều những vụ tai nạn xảy ra và phần lớn xuất phát từ việc chủ quan của những người điều khiển phương tiện cơ giới khác, vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn dẫn đến tai nạn."Trong vụ việc tàu hỏa tông ô tô ở Quảng Ngãi khiến 1 cháu bé 2 tuổi tử vong, bố và mẹ của cháu (bố điều khiển xe và mẹ ngồi trên xe) bị thương rất nặng cũng xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản thường thấy. Đầu tiên, theo thông tin nhận biết được thì đèn tín hiệu đã bật, yêu cầu các phương tiện phải chú ý quan sát, khi tàu di chuyển thì phải dừng chờ thời gian di chuyển của tàu qua địa điểm dừng kết thúc thì mới tiếp tục được di chuyển. Vì vậy, cần làm rõ vấn đề về việc đèn báo tín hiệu đã được bật kịp thời hay không? Lái xe liệu có lỗi trong quá trình điều khiển phương tiện theo quy định của luật hay không?" - luật sư Tùng nói. Cũng theo luật sư Tùng, điều 25 Luật Giao thông đường bộ và Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành."Từ nhiệm vụ đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua;...Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu thì nhân viên gác chắn phải có trách nhiệm đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua"- Luật sư Tùng phân tích. Lúc này đèn đỏ và chắn nguyên tắc cùng 1 lúc có hiệu lực. Nhân viên gác lại phải hạ thủ công thường công tác sẽ bị chậm hơn so với đèn bởi đèn đỏ được bật trước đó một thời gian. Việc hạ chận gác chắn rõ ràng là lỗi của nhân viên bởi khi ô tô đi qua tàu đã đến nơi dẫn đến va vào đuôi xe và bị hất văng, lúc này gác chắn chưa được hạ. Từ đó xác định rõ ràng, việc hạ gác chắn đã chậm hơn so với quy định. Lỗi này đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan điều tra cần căn cứ vào các nhân chứng, bằng chứng thời điểm xảy ra vụ việc để đánh giá cụ thể mức độ lỗi để tiến hành xử lý. Việc hạ gác chắn chậm có dấu hiệu của hành vi Vô ý làm chết người theo quy định. Vô ý làm chết người" do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, khung hình phạt rất nặng, từ 1 năm đến 5 năm tù; phạm tội làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm".Cũng trao đổi với PV, về việc bồi thường thiệt hại, luật sư Đăng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, bồi thường thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe bị xâm hại theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015. Với cháu bé bị tử vong thì người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng theo quy định. Còn đối với cha mẹ cháu bé thì sẽ phải bồi thường cho họ thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại. Đối với chiếc xe bị hư hỏng thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế sửa chữa chiếc xe đó. >>> Xem thêm video: Ô tô bị tàu hỏa tông lật ngửa, nữ tài xế chết tại chổ. Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.
Vụ tàu hỏa tông ô tô xảy ra vào khoảng 6h30 ngày 7/3, tại điểm giao nhau giữa đường sắt và đường ngang dân sinh thuộc thôn Nam Bình 2, xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa tàu hỏa và ô tô 7 chỗ ngồi chở 3 người trong 1 gia đình. Hậu quả là 1 người tử vong tại chỗ, 2 người bị thương nặng.
Ông Cao Minh Hỷ - Giám đốc chi nhánh khai thác đường sắt Nghĩa Bình (Quảng Ngãi) cho biết, vị trí xảy ra tai nạn giao nhau với đường sắt có gác chắn. Lúc xảy ra tai nạn, nhân viên đã mở tín hiệu đường bộ màu đỏ nhưng cần chắn là cần chắn thủ công nên chưa kịp kéo xuống. Ông Hỷ thừa nhận, xảy ra tai nạn một phần vì nhân viên gác chắn kéo xuống hơi chậm so với quy định. Lúc đèn đỏ, nhân viên chưa kéo xuống vì chỉ có một nhân viên nhưng kéo cả hai bên gác chắn.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV, luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng Luật sư Trung Hoà (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, tai nạn đường sắt không phải là tai nạn mới, nhưng thường gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Chính vì vậy, các quy định trong giao thông đường sắt luôn rất chặt chẽ và đòi hỏi sự cẩn thận, trách nhiệm cao đặc biệt là khi tàu hỏa di chuyển. Đã có rất nhiều những vụ tai nạn xảy ra và phần lớn xuất phát từ việc chủ quan của những người điều khiển phương tiện cơ giới khác, vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn dẫn đến tai nạn.
"Trong vụ việc tàu hỏa tông ô tô ở Quảng Ngãi khiến 1 cháu bé 2 tuổi tử vong, bố và mẹ của cháu (bố điều khiển xe và mẹ ngồi trên xe) bị thương rất nặng cũng xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản thường thấy. Đầu tiên, theo thông tin nhận biết được thì đèn tín hiệu đã bật, yêu cầu các phương tiện phải chú ý quan sát, khi tàu di chuyển thì phải dừng chờ thời gian di chuyển của tàu qua địa điểm dừng kết thúc thì mới tiếp tục được di chuyển. Vì vậy, cần làm rõ vấn đề về việc đèn báo tín hiệu đã được bật kịp thời hay không? Lái xe liệu có lỗi trong quá trình điều khiển phương tiện theo quy định của luật hay không?" - luật sư Tùng nói.
Cũng theo luật sư Tùng, điều 25 Luật Giao thông đường bộ và Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
"Từ nhiệm vụ đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua;...Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu thì nhân viên gác chắn phải có trách nhiệm đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua"- Luật sư Tùng phân tích.
Lúc này đèn đỏ và chắn nguyên tắc cùng 1 lúc có hiệu lực. Nhân viên gác lại phải hạ thủ công thường công tác sẽ bị chậm hơn so với đèn bởi đèn đỏ được bật trước đó một thời gian. Việc hạ chận gác chắn rõ ràng là lỗi của nhân viên bởi khi ô tô đi qua tàu đã đến nơi dẫn đến va vào đuôi xe và bị hất văng, lúc này gác chắn chưa được hạ. Từ đó xác định rõ ràng, việc hạ gác chắn đã chậm hơn so với quy định. Lỗi này đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan điều tra cần căn cứ vào các nhân chứng, bằng chứng thời điểm xảy ra vụ việc để đánh giá cụ thể mức độ lỗi để tiến hành xử lý.
Việc hạ gác chắn chậm có dấu hiệu của hành vi Vô ý làm chết người theo quy định. Vô ý làm chết người" do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, khung hình phạt rất nặng, từ 1 năm đến 5 năm tù; phạm tội làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm".
Cũng trao đổi với PV, về việc bồi thường thiệt hại, luật sư Đăng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, bồi thường thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe bị xâm hại theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015.
Với cháu bé bị tử vong thì người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng theo quy định. Còn đối với cha mẹ cháu bé thì sẽ phải bồi thường cho họ thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại. Đối với chiếc xe bị hư hỏng thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế sửa chữa chiếc xe đó.
>>> Xem thêm video: Ô tô bị tàu hỏa tông lật ngửa, nữ tài xế chết tại chổ. Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.