Dân Tiền Giang 10 năm mòn mỏi chờ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận Thi công chậm chạp, sau 10 năm khởi công, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận nhiều đoạn vẫn là bãi đất hoang. Tiến độ toàn tuyến mới đạt 25%.Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với chiều dài hơn 51 km, xuyên suốt qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang, là một trong những tuyến đường huyết mạch, giữ vai trò quan trọng kết nối các tỉnh Tây Nam Bộ với TP.HCM.Tuy nhiên, sau 10 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án đã 4 lần dời hạn hoàn thành, nhiều lần thay đổi vốn và chủ đầu tư. Trong ảnh là đoạn cao tốc qua xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang thi công dang dở, vẫn chỉ là đoạn đường đất.Tháng 11/2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thay mặt nhóm nhà đầu tư đầu tiên gửi văn bản đến Thủ tướng xin ngừng thi công và chuyển giao dự án về Bộ Giao thông Vận tải.Sau hơn 5 năm rơi vào trì trệ, đến ngày 7/2/2015 dự án được tái khởi động lần 2 gồm các nhà đầu tư Tuấn Lộc - Yên Khánh - BMT - Thắng Lợi - Hoàng An - Công ty CP đầu tư cầu đường CII.Đầu năm 2019, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả vào tham gia quản trị, điều hành dự án, tích cực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ. Dự án một lần nữa được tái khởi động vào tháng 4/2019 với quyết tâm hoàn thành vào cuối năm 2020 như chỉ đạo của Chính phủ.Sau một thời gian rầm rộ thi công nhằm đạt mục tiêu hoàn thành 50-60% khối lượng trong năm 2019, đến nay dự án lại rơi vào điệp khúc đói vốn và nhiều nguy cơ bị ngừng thi công. Trong ảnh là các công nhân đang thi công phần trụ cầu đoạn cao tốc qua xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang.Tại đoạn nối đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với cao tốc TP.HCM - Trung Lương thuộc xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, Tiền Giang), một phần đường dẫn được xây dựng rồi lại bị bỏ hoang.Các hạng mục thi công của gói thầu này được khởi công từ năm 2015 và hiện tại không thấy dấu hiệu hoạt động nhiều tháng qua.Đoạn cao tốc qua kênh Chợ Bung (huyện Châu Thành) chỉ có những trụ cầu đang được thi công với tốc độ rùa bò khi chỉ có vài công nhân trên công trường.Cũng trong tình trạng tương tự, đoạn cao tốc qua huyện Cai Lậy, Tiền Giang vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang, phần lớn đã bị rỉ sét, cỏ dại um tùm. "Họ chở vật liệu, rồi chất đống để đó không thấy thi công khoảng 4 năm nay rồi", ông Mười Em (66 tuổi, người dân sống tại đây) cho biết.Hướng về phía bên kia đường do một nhà thầu khác thi công, ông cho biết thêm: "Phía bên đây thì đỡ hơn chút nhưng tiến độ thi công của nhà thầu rất chậm chạp, ngày làm ngày không, chỉ làm 2 ngày 1 tuần, rất ít công nhân làm việc”.Điểm cuối cao tốc giao với quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang) trông như một bãi phế liệu với sắt thép nằm ngổn ngang.Tại buổi họp về xử lý vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức hợp đồng BOT, Thủ tướng yêu cầu cần phải có giải pháp tổng thể, cũng như giải pháp cụ thể để xử lý những vấn đề đặt ra, đặc biệt là thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản.Thủ tướng đề nghị tỉnh Tiền Giang tập trung giải quyết dứt điểm, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư dự án trong tháng 8/2019 để triển khai thi công liên tục, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm thông xe năm 2020 và khánh thành toàn tuyến vào năm 2021.Sơ đồ dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh. Google Maps.
Dân Tiền Giang 10 năm mòn mỏi chờ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận Thi công chậm chạp, sau 10 năm khởi công, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận nhiều đoạn vẫn là bãi đất hoang. Tiến độ toàn tuyến mới đạt 25%.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với chiều dài hơn 51 km, xuyên suốt qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang, là một trong những tuyến đường huyết mạch, giữ vai trò quan trọng kết nối các tỉnh Tây Nam Bộ với TP.HCM.
Tuy nhiên, sau 10 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án đã 4 lần dời hạn hoàn thành, nhiều lần thay đổi vốn và chủ đầu tư. Trong ảnh là đoạn cao tốc qua xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang thi công dang dở, vẫn chỉ là đoạn đường đất.
Tháng 11/2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thay mặt nhóm nhà đầu tư đầu tiên gửi văn bản đến Thủ tướng xin ngừng thi công và chuyển giao dự án về Bộ Giao thông Vận tải.
Sau hơn 5 năm rơi vào trì trệ, đến ngày 7/2/2015 dự án được tái khởi động lần 2 gồm các nhà đầu tư Tuấn Lộc - Yên Khánh - BMT - Thắng Lợi - Hoàng An - Công ty CP đầu tư cầu đường CII.
Đầu năm 2019, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả vào tham gia quản trị, điều hành dự án, tích cực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ. Dự án một lần nữa được tái khởi động vào tháng 4/2019 với quyết tâm hoàn thành vào cuối năm 2020 như chỉ đạo của Chính phủ.
Sau một thời gian rầm rộ thi công nhằm đạt mục tiêu hoàn thành 50-60% khối lượng trong năm 2019, đến nay dự án lại rơi vào điệp khúc đói vốn và nhiều nguy cơ bị ngừng thi công. Trong ảnh là các công nhân đang thi công phần trụ cầu đoạn cao tốc qua xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang.
Tại đoạn nối đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với cao tốc TP.HCM - Trung Lương thuộc xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, Tiền Giang), một phần đường dẫn được xây dựng rồi lại bị bỏ hoang.
Các hạng mục thi công của gói thầu này được khởi công từ năm 2015 và hiện tại không thấy dấu hiệu hoạt động nhiều tháng qua.
Đoạn cao tốc qua kênh Chợ Bung (huyện Châu Thành) chỉ có những trụ cầu đang được thi công với tốc độ rùa bò khi chỉ có vài công nhân trên công trường.
Cũng trong tình trạng tương tự, đoạn cao tốc qua huyện Cai Lậy, Tiền Giang vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang, phần lớn đã bị rỉ sét, cỏ dại um tùm. "Họ chở vật liệu, rồi chất đống để đó không thấy thi công khoảng 4 năm nay rồi", ông Mười Em (66 tuổi, người dân sống tại đây) cho biết.
Hướng về phía bên kia đường do một nhà thầu khác thi công, ông cho biết thêm: "Phía bên đây thì đỡ hơn chút nhưng tiến độ thi công của nhà thầu rất chậm chạp, ngày làm ngày không, chỉ làm 2 ngày 1 tuần, rất ít công nhân làm việc”.
Điểm cuối cao tốc giao với quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang) trông như một bãi phế liệu với sắt thép nằm ngổn ngang.
Tại buổi họp về xử lý vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức hợp đồng BOT, Thủ tướng yêu cầu cần phải có giải pháp tổng thể, cũng như giải pháp cụ thể để xử lý những vấn đề đặt ra, đặc biệt là thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản.
Thủ tướng đề nghị tỉnh Tiền Giang tập trung giải quyết dứt điểm, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư dự án trong tháng 8/2019 để triển khai thi công liên tục, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm thông xe năm 2020 và khánh thành toàn tuyến vào năm 2021.
Sơ đồ dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh. Google Maps.