Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4 cùng 12 trong đoàn công tác đã anh dũng hi sinh trên đường vào cứu hộ các công nhân Thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế) khi dừng chân tại trạm 67 và bị sạt lở đất. Ảnh cắt từ clip QK4Những hình ảnh cuối cùng của đoàn trên đường hành quân vào cứu hộ, cứu nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3 và hình ảnh đoàn dừng chân tại trạm 67 trước thời điểm xảy ra vụ sạt lở tại đây được Phó Tổng biên tập Báo Quân khu 4 Nguyễn Đức Cương quay lại (Ông Cương là người may mắn thoát được ra ngoài khi lũ ống ập đến và bị thương). Chiếc máy quay nằm lại cùng thi hài các liệt sĩ vừa được lực lượng cứu nạn tìm thấy và Báo Quân khu 4 khôi phục lại. Ảnh cắt từ clip QK4Trong những thước phim ngắn ngủi, hình ảnh cuối cùng của Đoàn công tác do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 trên đường vào cứu hộ, cứu nạn và nghỉ tạm tại Trạm nghỉ Tiểu khu 67. Ảnh cắt từ clip QK4Đoàn lội nước vào hiện trường. Ảnh cắt từ clip QK4Đoàn khảo sát các điểm sạt lở. Ảnh cắt từ clip QK4Khoảng 21h cùng ngày, 21 cán bộ chiến sĩ tới Trạm Kiểm lâm 67. Trưởng đoàn quyết định nghỉ lại đêm tại địa điểm này để lấy sức mai tiếp tục hành trình. Trước đó, trưởng đoàn cử lực lượng khảo sát địa bàn xung quanh, nhận thấy nhà cách sườn núi hơn 100m, được xây kiên cố nên cơ bản đảm bảo an toàn.Các cán bộ, chiến sĩ đang quây quần quanh bếp lửa, trao đổi, sưởi ấm, hơ khô áo. Câu nói cuối cùng của hình ảnh cuối cùng của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man:"Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì nhân dân chúng ta phải làm". Ảnh cắt từ clip QK4Một trong 8 người còn sống sót trong hành trình tiến vào thủy điện Rào Trăng 3 cùng đoàn công tác kể lại, Trạm kiểm lâm 67 có một gian bếp, hai gian giữa khá rộng rãi đủ chỗ cho 13 người, còn 8 người ở gian nhỏ hơn và có giường chiếu cho mọi người nghỉ ngơi.Thời điểm đoàn quyết định nghỉ chân, ai cũng đói mệt, mọi người tìm thấy một ít gạo còn lại trong trạm. Anh Phạm Văn Hướng, Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền Cổng Thông tin điện tử tỉnh cùng một số người khác đi nấu cơm. Không có thức ăn, anh em ăn cơm chan với nước mắm còn sót lại trong nhà rồi nghỉ ngơi.Khoảng 0h sáng 13/10, bất ngờ nghe tiếng nổ lớn từ sườn núi, mọi người thức dậy hoảng hốt, chạy vào đứng vào góc chữ A của ngôi nhà để đảm bảo an toàn. Một bức tường sập đè lên người Thượng tá Ngô Nam Cường – Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Ông Cường được đồng đội giải cứu. Một trong số 8 người thoát nạn dùng đèn pin kiểm tra hai gian nhà bên cạnh thì đã không còn gì. Anh em liền hô hào rời khỏi hiện trường xuống đường xem xét tình hình để giải cứu đồng đội nhưng lại thêm đất đá sạt trượt, mọi người đành đau xót rời đi.Ngày 15/10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể 13 cán bộ chiến sĩ trong đoàn công tác tại hiện trường sạt lở tiểu khu 67.Clip: Hinh ảnh cuối cùng của 13 đồng chí hy sinh khi làm nhiệm vụ tại Thủy điện Rào Trăng 3. Nguồn: Báo QK4
Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4 cùng 12 trong đoàn công tác đã anh dũng hi sinh trên đường vào cứu hộ các công nhân Thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế) khi dừng chân tại trạm 67 và bị sạt lở đất. Ảnh cắt từ clip QK4
Những hình ảnh cuối cùng của đoàn trên đường hành quân vào cứu hộ, cứu nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3 và hình ảnh đoàn dừng chân tại trạm 67 trước thời điểm xảy ra vụ sạt lở tại đây được Phó Tổng biên tập Báo Quân khu 4 Nguyễn Đức Cương quay lại (Ông Cương là người may mắn thoát được ra ngoài khi lũ ống ập đến và bị thương). Chiếc máy quay nằm lại cùng thi hài các liệt sĩ vừa được lực lượng cứu nạn tìm thấy và Báo Quân khu 4 khôi phục lại. Ảnh cắt từ clip QK4
Trong những thước phim ngắn ngủi, hình ảnh cuối cùng của Đoàn công tác do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 trên đường vào cứu hộ, cứu nạn và nghỉ tạm tại Trạm nghỉ Tiểu khu 67. Ảnh cắt từ clip QK4
Đoàn lội nước vào hiện trường. Ảnh cắt từ clip QK4
Đoàn khảo sát các điểm sạt lở. Ảnh cắt từ clip QK4
Khoảng 21h cùng ngày, 21 cán bộ chiến sĩ tới Trạm Kiểm lâm 67. Trưởng đoàn quyết định nghỉ lại đêm tại địa điểm này để lấy sức mai tiếp tục hành trình. Trước đó, trưởng đoàn cử lực lượng khảo sát địa bàn xung quanh, nhận thấy nhà cách sườn núi hơn 100m, được xây kiên cố nên cơ bản đảm bảo an toàn.
Các cán bộ, chiến sĩ đang quây quần quanh bếp lửa, trao đổi, sưởi ấm, hơ khô áo. Câu nói cuối cùng của hình ảnh cuối cùng của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man:"Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì nhân dân chúng ta phải làm". Ảnh cắt từ clip QK4
Một trong 8 người còn sống sót trong hành trình tiến vào thủy điện Rào Trăng 3 cùng đoàn công tác kể lại, Trạm kiểm lâm 67 có một gian bếp, hai gian giữa khá rộng rãi đủ chỗ cho 13 người, còn 8 người ở gian nhỏ hơn và có giường chiếu cho mọi người nghỉ ngơi.
Thời điểm đoàn quyết định nghỉ chân, ai cũng đói mệt, mọi người tìm thấy một ít gạo còn lại trong trạm. Anh Phạm Văn Hướng, Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền Cổng Thông tin điện tử tỉnh cùng một số người khác đi nấu cơm. Không có thức ăn, anh em ăn cơm chan với nước mắm còn sót lại trong nhà rồi nghỉ ngơi.
Khoảng 0h sáng 13/10, bất ngờ nghe tiếng nổ lớn từ sườn núi, mọi người thức dậy hoảng hốt, chạy vào đứng vào góc chữ A của ngôi nhà để đảm bảo an toàn. Một bức tường sập đè lên người Thượng tá Ngô Nam Cường – Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Ông Cường được đồng đội giải cứu. Một trong số 8 người thoát nạn dùng đèn pin kiểm tra hai gian nhà bên cạnh thì đã không còn gì. Anh em liền hô hào rời khỏi hiện trường xuống đường xem xét tình hình để giải cứu đồng đội nhưng lại thêm đất đá sạt trượt, mọi người đành đau xót rời đi.
Ngày 15/10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể 13 cán bộ chiến sĩ trong đoàn công tác tại hiện trường sạt lở tiểu khu 67.
Clip: Hinh ảnh cuối cùng của 13 đồng chí hy sinh khi làm nhiệm vụ tại Thủy điện Rào Trăng 3. Nguồn: Báo QK4