Ảnh vào sáng 15/3 tại ga quốc tế Tân Sơn NhấtCó khá đông người Việt đi nước ngoài theo diện XKLĐ cũng về nước sáng 15/3. Anh Nguyễn Văn Thân về nước sau 4 năm lao động ở Malaysia. "Tôi đi xuất khẩu lao động hơn 4 năm rồi chưa được về. Chính vì vậy, khi nghe Việt Nam mở cửa đường bay quốc tế, tôi đã đăng ký ngay. Ở nước ngoài thời điểm dịch, có lúc phải nghỉ 3-5 tháng nên cuộc sống cũng rất khó khăn, mặc dù ông chủ cũng hỗ trợ một phần. Bên đó mỗi tháng thu nhập 15-17 triệu đồng một tháng nên cũng chỉ còn dư một ít mang về quê. Thời điểm dịch muốn về thì vé mất 30-40 triệu. Chuyến này tôi về chỉ mất hơn 400 ringgit (khoảng hơn 2 triệu đồng) mỗi người, thủ tục cũng khá nhanh gọn, chỉ cần đáp ứng đủ là đi thôi”, anh Thân chia sẻ.Gia đình anh Đạt Lê hạnh phúc đoàn tụ ngay sảnh đến ga quốc tế.“Tôi định cư Mỹ hơn 40 năm và vẫn hay bay về Việt Nam thăm người thân. Hiện thủ tục bây giờ về đơn giản, nhanh gọn lắm; chỉ một ngày là xong hết các giấy tờ. Tôi thấy dịch bệnh ảnh hưởng kinh tế nặng nề quá, nếu kiểm soát được thì mong chính quyền mở cửa để nhịp sống được phục hồi”, anh Đại Lê, ngụ bang Califonia chia sẻ.Anh Huỳnh Ngọc Duy - Việt kiều Mỹ ôm hôn vợ sau khoảng 2 năm không về được vì dịch bệnh. “Bên này còn có vợ nên rất mong về để gặp nhau. Chuyến này về tôi làm thủ tục để đưa vợ qua bên đó sinh sống. Chi phí đợt này tính luôn vé máy bay hai chiều là 1.600 USD”, anh Huỳnh Ngọc Duy chia sẻ.Hai năm trước, bà Nguyễn Thị Hà, ngụ TP Thủ Đức qua nuôi con gái sinh và bị kẹt lại Malaysia luôn cho đến tận bây giờ. “Tôi mong về Việt Nam lắm không muốn xa quê lâu đến thế. Bên đó mọi thứ bị động, con gái không biết lái xe, muốn đi đâu, làm gì phải chờ chồng nó về chở đi. Mình lớn tuổi, lại xa quê, sống như vậy thì khó chịu lắm, chỉ muốn về Việt Nam thôi. Hai năm qua, tôi luôn theo dõi tin tức dịch bệnh ở Việt Nam để mong chờ ngày trở về. Tôi có chết cũng phải chết trên quê hương của mình”, bà Hà xúc động.“Tôi quê ở Bình Dương đã kết hôn và qua Malaysia được 3 năm nhưng 2 năm dịch bùng phát tôi không có điều kiện về thăm người thân do đi lại quá khó khăn và tốn kém. Hiện vé chỉ gần 5 triệu nhưng nếu vào năm ngoái thì chi phí về nước phải gấp 10 lần nhưng cũng rất khó để được về; về rồi lại thêm chi phí và thời gian cách ly”, chị Lê Thị Mỹ Hoài (mặc áo khoác), ngụ Bình Dương cho biết.Giấy khai báo y tế nhập cảnh của chị Hoài.Chứng nhận tiêm vắc xin do ngành y tế Malaysia cấp cho chị Hoài.Thân nhân đón chờ người thân với tâm trạng mong ngóng, liên tục liên lạc qua điện thoại.Chị Ngô Kim Hương từ Kiên Giang lên TPHCM đón con trai là du học sinh bên Úc sau ba năm chưa được về quê.Chị Nguyễn Thị Hiệp (váy đen) ra đón chị Kim Trang, một người bạn và cũng là đối tác.Giấy xét nghiệm PCR của chị Trang. “Từ tháng 3 năm ngoái, tôi kẹt lại bên Singapore cho đến bây giờ. Lúc đó tôi phải nghỉ việc công ty cũ, hiện tại bây giờ tôi làm việc cho Google thị trường Việt Nam, cả nhà tôi đều ở Singapore. Thời gian trước dịch, mỗi tuần đều đặn sáng thứ hai bay qua TPHCM, chiều thứ bảy về Singapore. Ở bên đó, tôi phải đi test PCR, chứng nhận tiêm vắc xin. Đặc biệt là phải in sẵn tờ khai y tế để làm thủ tục hải quan. Vé chuyến này tôi mất hơn 500 đô Singapore trong khi ngày thường, chỉ mất hơn 200 đô Singapore cho một vé khứ hồi”, chị Võ Nguyễn Kim Trang, ngụ quận 12 cho biết.Chị Trang cũng tiêm đủ 3 mũi vắc xin.Việc mở cửa đường bay quốc tế có ý nghĩa rất lớn đối với người có tần suất di chuyển liên quốc gia cao như chị Trang.Anh H., chuẩn bị hoa hồng để đón người yêu là du học sinh.Hôm nay, lượng khách sân bay Tân Sơn Nhất cũng đông hơn ngày thường. >>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Sân bay Tân Sơn Nhất ngày đầu thực hiện trở lại chuyến bay thương mại. (Nguồn: PLO)
Ảnh vào sáng 15/3 tại ga quốc tế Tân Sơn Nhất
Có khá đông người Việt đi nước ngoài theo diện XKLĐ cũng về nước sáng 15/3. Anh Nguyễn Văn Thân về nước sau 4 năm lao động ở Malaysia. "Tôi đi xuất khẩu lao động hơn 4 năm rồi chưa được về. Chính vì vậy, khi nghe Việt Nam mở cửa đường bay quốc tế, tôi đã đăng ký ngay. Ở nước ngoài thời điểm dịch, có lúc phải nghỉ 3-5 tháng nên cuộc sống cũng rất khó khăn, mặc dù ông chủ cũng hỗ trợ một phần. Bên đó mỗi tháng thu nhập 15-17 triệu đồng một tháng nên cũng chỉ còn dư một ít mang về quê. Thời điểm dịch muốn về thì vé mất 30-40 triệu. Chuyến này tôi về chỉ mất hơn 400 ringgit (khoảng hơn 2 triệu đồng) mỗi người, thủ tục cũng khá nhanh gọn, chỉ cần đáp ứng đủ là đi thôi”, anh Thân chia sẻ.
Gia đình anh Đạt Lê hạnh phúc đoàn tụ ngay sảnh đến ga quốc tế.
“Tôi định cư Mỹ hơn 40 năm và vẫn hay bay về Việt Nam thăm người thân. Hiện thủ tục bây giờ về đơn giản, nhanh gọn lắm; chỉ một ngày là xong hết các giấy tờ. Tôi thấy dịch bệnh ảnh hưởng kinh tế nặng nề quá, nếu kiểm soát được thì mong chính quyền mở cửa để nhịp sống được phục hồi”, anh Đại Lê, ngụ bang Califonia chia sẻ.
Anh Huỳnh Ngọc Duy - Việt kiều Mỹ ôm hôn vợ sau khoảng 2 năm không về được vì dịch bệnh. “Bên này còn có vợ nên rất mong về để gặp nhau. Chuyến này về tôi làm thủ tục để đưa vợ qua bên đó sinh sống. Chi phí đợt này tính luôn vé máy bay hai chiều là 1.600 USD”, anh Huỳnh Ngọc Duy chia sẻ.
Hai năm trước, bà Nguyễn Thị Hà, ngụ TP Thủ Đức qua nuôi con gái sinh và bị kẹt lại Malaysia luôn cho đến tận bây giờ. “Tôi mong về Việt Nam lắm không muốn xa quê lâu đến thế. Bên đó mọi thứ bị động, con gái không biết lái xe, muốn đi đâu, làm gì phải chờ chồng nó về chở đi. Mình lớn tuổi, lại xa quê, sống như vậy thì khó chịu lắm, chỉ muốn về Việt Nam thôi. Hai năm qua, tôi luôn theo dõi tin tức dịch bệnh ở Việt Nam để mong chờ ngày trở về. Tôi có chết cũng phải chết trên quê hương của mình”, bà Hà xúc động.
“Tôi quê ở Bình Dương đã kết hôn và qua Malaysia được 3 năm nhưng 2 năm dịch bùng phát tôi không có điều kiện về thăm người thân do đi lại quá khó khăn và tốn kém. Hiện vé chỉ gần 5 triệu nhưng nếu vào năm ngoái thì chi phí về nước phải gấp 10 lần nhưng cũng rất khó để được về; về rồi lại thêm chi phí và thời gian cách ly”, chị Lê Thị Mỹ Hoài (mặc áo khoác), ngụ Bình Dương cho biết.
Giấy khai báo y tế nhập cảnh của chị Hoài.
Chứng nhận tiêm vắc xin do ngành y tế Malaysia cấp cho chị Hoài.
Thân nhân đón chờ người thân với tâm trạng mong ngóng, liên tục liên lạc qua điện thoại.
Chị Ngô Kim Hương từ Kiên Giang lên TPHCM đón con trai là du học sinh bên Úc sau ba năm chưa được về quê.
Chị Nguyễn Thị Hiệp (váy đen) ra đón chị Kim Trang, một người bạn và cũng là đối tác.
Giấy xét nghiệm PCR của chị Trang. “Từ tháng 3 năm ngoái, tôi kẹt lại bên Singapore cho đến bây giờ. Lúc đó tôi phải nghỉ việc công ty cũ, hiện tại bây giờ tôi làm việc cho Google thị trường Việt Nam, cả nhà tôi đều ở Singapore. Thời gian trước dịch, mỗi tuần đều đặn sáng thứ hai bay qua TPHCM, chiều thứ bảy về Singapore. Ở bên đó, tôi phải đi test PCR, chứng nhận tiêm vắc xin. Đặc biệt là phải in sẵn tờ khai y tế để làm thủ tục hải quan. Vé chuyến này tôi mất hơn 500 đô Singapore trong khi ngày thường, chỉ mất hơn 200 đô Singapore cho một vé khứ hồi”, chị Võ Nguyễn Kim Trang, ngụ quận 12 cho biết.
Chị Trang cũng tiêm đủ 3 mũi vắc xin.
Việc mở cửa đường bay quốc tế có ý nghĩa rất lớn đối với người có tần suất di chuyển liên quốc gia cao như chị Trang.
Anh H., chuẩn bị hoa hồng để đón người yêu là du học sinh.
Hôm nay, lượng khách sân bay Tân Sơn Nhất cũng đông hơn ngày thường.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Sân bay Tân Sơn Nhất ngày đầu thực hiện trở lại chuyến bay thương mại. (Nguồn: PLO)