Nhiều ngày nay, khắp các tuyến đường, ngõ ngách thị xã Kỳ Anh (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rác thải đổ ngổn ngang, chất từng đống, bốc mùi hôi thối. Trong ảnh là đường xuống cảng Vũng Áng qua xã Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, rất nhiều rác ứ đọng không được thu gom.Theo ghi nhận, khu vực cạnh chợ phường Sông Trí, rác thải chất thành từng đống lớn, nhiều loại đang phân hủy, bốc mùi hôi thối. Người dân ở đây đã phải dùng tấm bạt lớn che đậy để hạn chế ruồi nhặng.Dọc trục chính các con đường ven quốc lộ 1 qua phường Sông Trí, nhiều điểm phế thải chất cao không được thu gom, xử lý. Công nhân vệ sinh môi trường cố gắng dọn gọn thành đống hoặc phân loại đóng thành bao bì. Song do khối lượng lớn, thời gian chưa được thu gom gần 10 ngày khiến những đống rác dần phân hủy, bốc mùi.Ngay cầu Trí, tại khu vực cấm đổ người dân sống ven cũng vứt lại mọi thứ, tạo nên cảnh nhếch nhác.Bà Bình (54 tuổi) một tiểu thương buôn bán cạnh khu vực chợ Sông Trí (thị trấn Kỳ Anh) cho hay trước đây rác được gom thường xuyên, song từ Tết đến nay đã 10 ngày song công nhân, xe môi trường không thấy đến thu gom. “Nắng thì hôi thối hết mức, mưa xuống là ruồi nhặng nhiều hơn, bu khắp hàng quán. Nhiều người thấy thế cũng ngại không tới mua thức ăn”, bà Bình nói. Những đống rác chình ình, án ngữ giữa đường khiến những người đi lại không tài nào chịu nổi. Mỗi lần qua những điểm tập kết tạm này, họ phải bịt kín mũi hoặc cố chạy thật nhanh.Các loại rác sinh hoạt, xây dựng, phế phẩm đều được vứt bỏ ra những bãi "dã chiến"."Hơn tuần nay không có ai dọn nên các hộ dân quanh tuyến đường đưa rác ra ném vào bãi tạm gần chợ. Hôi thối lắm, ruồi nhặng bâu kín nhưng không biết làm sao", một người dân nói và cho biết quanh khu vực phường Sông Trí có hàng chục điểm tập kết kiểu dã chiến.Dọc đoạn đường vào xã Kỳ Thư cũng xuất hiện tình cảnh tương tự. Ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh, cho biết gần 1 tuần nay, Công ty xử lý rác sinh hoạt Phú Hà đóng cửa, không có chỗ xử lý.“Không có phương án gì ngoài việc thu gom rác ở nhà dân lại các điểm tập kết. Dự kiến chiều 16/2, nhà máy mở cửa. Trong trường hợp không mở, chúng tôi sẽ phun chế phẩm xử lý khử trùng tạm cho một số điểm trung chuyển. Các phường, xã có bãi đất trống sẽ được sử dụng để đưa rác đến, chờ nhà máy mở cửa rồi tiếp tục xử lý”, ông Hòa nói.Ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), thừa nhận chưa có phương án cho sự việc. "Nhà máy đang tập trung xử lý lượng rác tồn đọng từ trong Tết nên không nhận thêm. Giờ lấy về không biết đổ đâu nên phải chất lại ở các điểm tập kết", ông Vĩnh nói.Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh, vòng đỏ). Ảnh: Google Maps.
Nhiều ngày nay, khắp các tuyến đường, ngõ ngách thị xã Kỳ Anh (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rác thải đổ ngổn ngang, chất từng đống, bốc mùi hôi thối. Trong ảnh là đường xuống cảng Vũng Áng qua xã Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, rất nhiều rác ứ đọng không được thu gom.
Theo ghi nhận, khu vực cạnh chợ phường Sông Trí, rác thải chất thành từng đống lớn, nhiều loại đang phân hủy, bốc mùi hôi thối. Người dân ở đây đã phải dùng tấm bạt lớn che đậy để hạn chế ruồi nhặng.
Dọc trục chính các con đường ven quốc lộ 1 qua phường Sông Trí, nhiều điểm phế thải chất cao không được thu gom, xử lý. Công nhân vệ sinh môi trường cố gắng dọn gọn thành đống hoặc phân loại đóng thành bao bì. Song do khối lượng lớn, thời gian chưa được thu gom gần 10 ngày khiến những đống rác dần phân hủy, bốc mùi.
Ngay cầu Trí, tại khu vực cấm đổ người dân sống ven cũng vứt lại mọi thứ, tạo nên cảnh nhếch nhác.
Bà Bình (54 tuổi) một tiểu thương buôn bán cạnh khu vực chợ Sông Trí (thị trấn Kỳ Anh) cho hay trước đây rác được gom thường xuyên, song từ Tết đến nay đã 10 ngày song công nhân, xe môi trường không thấy đến thu gom. “Nắng thì hôi thối hết mức, mưa xuống là ruồi nhặng nhiều hơn, bu khắp hàng quán. Nhiều người thấy thế cũng ngại không tới mua thức ăn”, bà Bình nói. Những đống rác chình ình, án ngữ giữa đường khiến những người đi lại không tài nào chịu nổi. Mỗi lần qua những điểm tập kết tạm này, họ phải bịt kín mũi hoặc cố chạy thật nhanh.
Các loại rác sinh hoạt, xây dựng, phế phẩm đều được vứt bỏ ra những bãi "dã chiến".
"Hơn tuần nay không có ai dọn nên các hộ dân quanh tuyến đường đưa rác ra ném vào bãi tạm gần chợ. Hôi thối lắm, ruồi nhặng bâu kín nhưng không biết làm sao", một người dân nói và cho biết quanh khu vực phường Sông Trí có hàng chục điểm tập kết kiểu dã chiến.
Dọc đoạn đường vào xã Kỳ Thư cũng xuất hiện tình cảnh tương tự. Ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh, cho biết gần 1 tuần nay, Công ty xử lý rác sinh hoạt Phú Hà đóng cửa, không có chỗ xử lý.
“Không có phương án gì ngoài việc thu gom rác ở nhà dân lại các điểm tập kết. Dự kiến chiều 16/2, nhà máy mở cửa. Trong trường hợp không mở, chúng tôi sẽ phun chế phẩm xử lý khử trùng tạm cho một số điểm trung chuyển. Các phường, xã có bãi đất trống sẽ được sử dụng để đưa rác đến, chờ nhà máy mở cửa rồi tiếp tục xử lý”, ông Hòa nói.
Ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), thừa nhận chưa có phương án cho sự việc. "Nhà máy đang tập trung xử lý lượng rác tồn đọng từ trong Tết nên không nhận thêm. Giờ lấy về không biết đổ đâu nên phải chất lại ở các điểm tập kết", ông Vĩnh nói.
Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh, vòng đỏ). Ảnh: Google Maps.