Núi Bài Thơ nằm ở trung tâm TP Hạ Long. Ba mặt núi là những khu dân cư đông đúc, phía tây và phía nam núi kề bên Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Núi Bài Thơ là nơi ghi lại dấu ấn lịch sử, là biểu tượng của đất mỏ, nơi quần tụ của nhiều di tích nổi tiếng.Tuy nhiên, hơn 5 năm qua núi Bài Thơ đã bị rào chắn, đóng kín cửa, thậm chí là được xây một bức tường bê tông kiên cố và dựng biển cấm du khách, người dân leo lên núi vì địa hình trơn trượt, nguy hiểm. Từ đây, di tích lịch sử, thắng cảnh núi Bài Thơ nổi tiếng của Quảng Ninh dường như "biến mất" khỏi bản đồ du lịch của địa phương này.Người dân lo ngại về việc một phần di tích của núi Bài Thơ bị lãng quên, bị bỏ rơi nếu cứ mãi dựng rào cấm.Được biết, núi Bài Thơ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (Bộ VHTTDL) cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử, thắng cảnh theo Quyết định số 1140/QĐ/BT, ngày 31/8/1992 (Bổ sung khu di tích thắng cảnh vịnh Hạ Long - Quyết định số 313 VH/QĐ, ngày 28/4/1962). Nhưng hiện một phần di tích này đã bị khóa kín mà không biết thời gian mở cửa trở lại.Việc đóng chặt cửa lối lên núi Bài Thơ trong thời gian dài đang thể hiện sự loay hoay trong phương án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của chính quyền địa phương Quảng Ninh.Đặc biệt, việc đóng cửa khiến công tác phổ biến, quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên vịnh Hạ Long và giá trị lịch sử văn hóa bài thơ của vua Lê Thánh Tông khắc lên vách đá vào mùa xuân năm 1468 bị hạn chế, mai một. Ngoài ra, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (năm 1968) núi Bài Thơ còn là vọng gác phòng không canh giữ biển trời vùng mỏ, là hang cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện tín của Bưu điện tỉnh Quảng Ninh…. Đặc biệt sự kiện cắm cờ Đảng đầu tiên trên núi Bài Thơ vào sáng 1/5/1930 mang một ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn.Nhưng giờ đây những dòng lịch sử này đang bị "ẩn" sau hàng rào sắt, ít ai được phổ biến, tiếp cận.Cảnh tượng nhếch nhác của di tích núi Bài Thơ khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.Việc từ lâu bị lãng quên và hiện còn đóng cửa núi Bài Thơ là một sự đáng tiếc. Lẽ ra, với những giá trị đặc biệt của mình, núi Bài Thơ phải trở thành một điểm du lịch trọng điểm của Hạ Long và là nơi phát huy giá trị tinh thần cách mạng của người đất mỏ Quảng Ninh.Do đó, rất mong chính quyền tỉnh Quảng Ninh sớm có phương án tu bổ, đầu tư phát triển núi Bài Thơ để các điểm di tích thuộc nhiều loại hình như lịch sử, danh lam thắng cảnh của núi Bài Thơ mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, giáo dục...
Núi Bài Thơ nằm ở trung tâm TP Hạ Long. Ba mặt núi là những khu dân cư đông đúc, phía tây và phía nam núi kề bên Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Núi Bài Thơ là nơi ghi lại dấu ấn lịch sử, là biểu tượng của đất mỏ, nơi quần tụ của nhiều di tích nổi tiếng.
Tuy nhiên, hơn 5 năm qua núi Bài Thơ đã bị rào chắn, đóng kín cửa, thậm chí là được xây một bức tường bê tông kiên cố và dựng biển cấm du khách, người dân leo lên núi vì địa hình trơn trượt, nguy hiểm. Từ đây, di tích lịch sử, thắng cảnh núi Bài Thơ nổi tiếng của Quảng Ninh dường như "biến mất" khỏi bản đồ du lịch của địa phương này.
Người dân lo ngại về việc một phần di tích của núi Bài Thơ bị lãng quên, bị bỏ rơi nếu cứ mãi dựng rào cấm.
Được biết, núi Bài Thơ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (Bộ VHTTDL) cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử, thắng cảnh theo Quyết định số 1140/QĐ/BT, ngày 31/8/1992 (Bổ sung khu di tích thắng cảnh vịnh Hạ Long - Quyết định số 313 VH/QĐ, ngày 28/4/1962). Nhưng hiện một phần di tích này đã bị khóa kín mà không biết thời gian mở cửa trở lại.
Việc đóng chặt cửa lối lên núi Bài Thơ trong thời gian dài đang thể hiện sự loay hoay trong phương án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của chính quyền địa phương Quảng Ninh.
Đặc biệt, việc đóng cửa khiến công tác phổ biến, quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên vịnh Hạ Long và giá trị lịch sử văn hóa bài thơ của vua Lê Thánh Tông khắc lên vách đá vào mùa xuân năm 1468 bị hạn chế, mai một.
Ngoài ra, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (năm 1968) núi Bài Thơ còn là vọng gác phòng không canh giữ biển trời vùng mỏ, là hang cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện tín của Bưu điện tỉnh Quảng Ninh…. Đặc biệt sự kiện cắm cờ Đảng đầu tiên trên núi Bài Thơ vào sáng 1/5/1930 mang một ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn.
Nhưng giờ đây những dòng lịch sử này đang bị "ẩn" sau hàng rào sắt, ít ai được phổ biến, tiếp cận.
Cảnh tượng nhếch nhác của di tích núi Bài Thơ khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Việc từ lâu bị lãng quên và hiện còn đóng cửa núi Bài Thơ là một sự đáng tiếc. Lẽ ra, với những giá trị đặc biệt của mình, núi Bài Thơ phải trở thành một điểm du lịch trọng điểm của Hạ Long và là nơi phát huy giá trị tinh thần cách mạng của người đất mỏ Quảng Ninh.
Do đó, rất mong chính quyền tỉnh Quảng Ninh sớm có phương án tu bổ, đầu tư phát triển núi Bài Thơ để các điểm di tích thuộc nhiều loại hình như lịch sử, danh lam thắng cảnh của núi Bài Thơ mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, giáo dục...