Ghi nhận của phóng viên Dân trí, dọc các tuyến đường, phố của Hà Nội như Giải Phóng, Trần Khát Chân, Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy... không khó bắt gặp cảnh người dân vô tư ngồi ăn, uống, bán hàng, mưu sinh sát cạnh các trạm biến áp, bốt điện.Trên mỗi bốt điện, trạm biến áp đều có cảnh báo: "Cấm lại gần có điện nguy hiểm chết người" hoặc "khu vực có điện, cấm bán hàng, cấm để xe, họp chợ, cấm đổ rác, cấm để vật liệu xây dựng, cấm đi vệ sinh, cấm tập trung đông người…" do các cơ quan chức năng đưa ra nhằm bảo vệ người dân khỏi những nguy hiểm, sự có do điện nhưng nhiều người cố tình phớt lờ.Quanh trạm biến áp Vân Trì 9 trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trở thành nơi bán trà đá, đồ ăn nhanh. Nữ chủ quán chia sẻ, việc lựa chọn bán hàng ở đây do tiện, khách hàng dễ quan sát.Người đàn ông bán trà đá ngay sát trạm biến áp trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Nam Từ Liêm). Ông cho biết, bán hàng ở đây đã lâu và chưa bao giờ thấy trạm biến áp này xảy ra cháy, nổ hay chập điện nên cảm thấy an toàn. "Thi thoảng cũng có nhân viên điện lực tới nhắc nhở, cảnh báo nhưng tôi đành lờ đi vì mưu sinh. Số tiền mỗi tháng kiếm được cũng đủ chi tiêu", chủ quán trà đá chia sẻ.Khu vực trạm biện áp trên đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) còn trở thành địa điểm cắt tóc.Tại phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), không khó để bắt gặp hình ảnh quán trà đá bủa vây trạm biến áp. Mặc dù có những biển báo nguy hiểm nhưng nhiều người dân vẫn vô tư ngồi uống nước, chơi game cạnh trạm biến áp.Trạm biến áp trên phố Dịch Vọng có gắn biển cấm: Bán hàng, để xe, họp chợ, tụ tập đông người. Song một số người dân cố tình phớt lờ biển cấm, bán hàng ngay bên cạnh trạm biến áp.Anh Chu Đức Trung (24 tuổi, trú tại phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) cho biết, những lần đầu ngồi cạnh trạm biến áp uống trà đá anh sợ bị điện giật, xảy ra cháy nổ. Sau nhiều lần, anh Trung cảm thấy quen dần và không còn sợ.Trạm biến áp trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Bắc Từ Liêm) được quây kín rào sắt để đảm bảo an toàn. Theo Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/8/2005, khoảng cách nhà ở của người dân phải cách trạm biến áp từ 3m đối với trạm có điện áp 35kV; 4m đối với trạm có điện áp 66-110kV; 6m đối với trạm có điện áp 220kV...Trạm biến áp trên đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy) thành địa điểm tập kết các xe rác. Ghi nhận của phóng viên, vào cuối giờ chiều hàng ngày có hàng chục xe rác tập kết tại trạm biến áp này.Vào chiều 17/11/2016, trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 tại phố Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông (Hà Nội) bị nổ khiến 1 người tử vong, 4 người bị thương. Thời điểm xảy ra vụ nổ 5 nạn nhân đang ngồi uống nước cạnh trạm biến áp này. Theo ghi nhận của phóng viên, gần 7 năm sau vụ nổ quanh trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 không còn quán trà đá, người bán hàng rong buôn bán.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, dọc các tuyến đường, phố của Hà Nội như Giải Phóng, Trần Khát Chân, Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy... không khó bắt gặp cảnh người dân vô tư ngồi ăn, uống, bán hàng, mưu sinh sát cạnh các trạm biến áp, bốt điện.
Trên mỗi bốt điện, trạm biến áp đều có cảnh báo: "Cấm lại gần có điện nguy hiểm chết người" hoặc "khu vực có điện, cấm bán hàng, cấm để xe, họp chợ, cấm đổ rác, cấm để vật liệu xây dựng, cấm đi vệ sinh, cấm tập trung đông người…" do các cơ quan chức năng đưa ra nhằm bảo vệ người dân khỏi những nguy hiểm, sự có do điện nhưng nhiều người cố tình phớt lờ.
Quanh trạm biến áp Vân Trì 9 trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trở thành nơi bán trà đá, đồ ăn nhanh. Nữ chủ quán chia sẻ, việc lựa chọn bán hàng ở đây do tiện, khách hàng dễ quan sát.
Người đàn ông bán trà đá ngay sát trạm biến áp trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Nam Từ Liêm). Ông cho biết, bán hàng ở đây đã lâu và chưa bao giờ thấy trạm biến áp này xảy ra cháy, nổ hay chập điện nên cảm thấy an toàn. "Thi thoảng cũng có nhân viên điện lực tới nhắc nhở, cảnh báo nhưng tôi đành lờ đi vì mưu sinh. Số tiền mỗi tháng kiếm được cũng đủ chi tiêu", chủ quán trà đá chia sẻ.
Khu vực trạm biện áp trên đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) còn trở thành địa điểm cắt tóc.
Tại phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), không khó để bắt gặp hình ảnh quán trà đá bủa vây trạm biến áp. Mặc dù có những biển báo nguy hiểm nhưng nhiều người dân vẫn vô tư ngồi uống nước, chơi game cạnh trạm biến áp.
Trạm biến áp trên phố Dịch Vọng có gắn biển cấm: Bán hàng, để xe, họp chợ, tụ tập đông người. Song một số người dân cố tình phớt lờ biển cấm, bán hàng ngay bên cạnh trạm biến áp.
Anh Chu Đức Trung (24 tuổi, trú tại phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) cho biết, những lần đầu ngồi cạnh trạm biến áp uống trà đá anh sợ bị điện giật, xảy ra cháy nổ. Sau nhiều lần, anh Trung cảm thấy quen dần và không còn sợ.
Trạm biến áp trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Bắc Từ Liêm) được quây kín rào sắt để đảm bảo an toàn. Theo Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/8/2005, khoảng cách nhà ở của người dân phải cách trạm biến áp từ 3m đối với trạm có điện áp 35kV; 4m đối với trạm có điện áp 66-110kV; 6m đối với trạm có điện áp 220kV...
Trạm biến áp trên đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy) thành địa điểm tập kết các xe rác. Ghi nhận của phóng viên, vào cuối giờ chiều hàng ngày có hàng chục xe rác tập kết tại trạm biến áp này.
Vào chiều 17/11/2016, trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 tại phố Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông (Hà Nội) bị nổ khiến 1 người tử vong, 4 người bị thương. Thời điểm xảy ra vụ nổ 5 nạn nhân đang ngồi uống nước cạnh trạm biến áp này. Theo ghi nhận của phóng viên, gần 7 năm sau vụ nổ quanh trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 không còn quán trà đá, người bán hàng rong buôn bán.