Thông tin từ Cục Thú y - Bộ NN&PTNT cho biết, tính đến 3/6/2019, dịch tả lợn Châu Phi đã lan ra 52 tỉnh thành trên khắp cả nước. Đã có hơn 2,2 triệu con lợn bắt buộc phải tiêu hủy, tổng trọng lượng gần 130.000 tấn; thiệt hại ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng, bao gồm chi phí hỗ trợ lợn tiêu hủy, mua hóa chất sát trùng...Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn ra Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cảnh báo dịch có thể kéo dài. FAO cũng cho biết sẽ huy động các nguồn lực để hỗ trợ Việt Nam kiểm soát dịch và bảo vệ sinh kế cho người chăn nuôi.Chiều 11/6, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM chính thức công bố ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên trên địa bàn. Đây là địa phương mới nhất hứng chịu lây lan của dịch.Rất nhiều trạm kiểm dịch được thành lập để kiểm soát nạn dịch. Ảnh: Tăng cường kiểm dịch tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.Lợn bị dịch tả châu Phi bị tiêu hủy tại Thanh Hóa.Người dân bản Huổi Ái (xã Mường É, huyện Thuận Châu) thất thần đứng nhìn đàn lợn bị dịch bệnh của mình đem đi tiêu hủy khi dịch tả lợn châu Phi được phát hiện ở Sơn La.Chị Mùa Thị Dở rưng rưng nước mắt đứng nhìn đàn lợn của mình bị bắt đi tiêu hủy theo quy định. Gia đình chị Dở chủ yếu làm nương rẫy trồng trọt và chăn nuôi lợn.Bà Lê Thị Thúy (47 tuổi, thôn Cổ Thượng, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội) buồn bã khi phải ra ngoài để đoàn công tác tiêu hủy 2 con lợn nái của gia đình. Nhà bà Thúy là gia đình thuần nông, tài sản duy nhất chỉ trông vào mấy lứa lợnÔng Trần Đình Nghị (thôn 3 xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, Hà Nam) nói như khóc: “Gia đình tôi đã phải vay mượn ngân hàng, tín dụng, hỏi vay cả anh em, bạn bè để có vốn nuôi đàn lợn này. Lợn thì chỉ còn rất ít mà món nợ còn tận 2,7 tỷ đồng. Nếu số lợn còn lại dính dịch, phải tiêu hủy hết, vợ chồng tôi chỉ còn nước bán nhà trả nợ mà thôi”.Chị Nguyễn Thị Duyên (39 tuổi, thôn Đồng Cừ, xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) buồn bã cho biết đã phải tiêu hủy 33 con lợn bị bệnh từ ngày 23/2. "Gia đình chúng tôi lo lắm, lợn chết hết thì chúng tôi chắc cũng không sống nổi. Cả nhà 7 miệng ăn chỉ trông chờ vào đàn lợn”.Anh Nguyễn Văn Chiến (39 tuổi, ngụ thôn Việt Thắng, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) mất sạch đàn lợn 49 con vì dịch tả lợn châu Phi.Bà Gương (xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định) sụt sùi nói: "Nhà tôi từng nuôi khá nhiều lợn nhưng từ khi khủng hoảng giá lợn rồi cuối năm vừa rồi lại bị dịch lở mồm long móng khiến gia đình rơi vào “vực thẳm”. Chưa hết, đến đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua, hơn 400 con lợn của gia đình bị nhiễm dịch tả phải đi tiêu hủy".Người phụ nữ cho biết thêm: “Giờ ngày nào cũng có người đến đến đòi tiền cám, tiền con giống khiến gia đình tôi buộc phải rao bán trại. Mà cũng chỉ là cái trại không, trống rỗng thôi. Nhà thì sổ đỏ đang nằm trong ngân hàng nên không bán được, tôi đang sợ bán trại đi thì sau này lấy gì mà sống...”Đồng cảnh ngộ, ông Vũ Văn Mạnh (xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu) chọn con lợn để phát triển kinh tế gia đình. Ông ứ nước mắt cho biết gia đình đang biến thành con nợ: “Dịch đã cướp trắng của gia đình nhà tôi 40 con lợn. Tổng trọng lượng trên 1,7 tấn. Thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Tới đây, gia đình không biết lấy tiền ở đâu ra để trả nợ ngân hàng và đại lý cám?”.Người thương binh 3/4 phải đi vay tiền họ hàng mua vịt về nuôi sau khi chuồng trại bị vét sạch do dịch tả lợn châu Phi.Chốt kiểm dịch được trực 24/24 khi dịch lan đến Hà Nội.Từng con đường thôn quê trắng xóa vôi bột khử trùng.Khoảng 200 con lợn cũng bị tiêu hủy khi tại Bạc Liêu khi tỉnh này phát hiện dịch tả lợn châu Phi.Chuồng trại hơn 700m2 trắng vôi bột tại nhà anh Đinh Thế Thảo (thôn Hữu Đô Kỳ, xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, Thái Bình). Anh Thảo cho biết hơn 10 lần gọi cán bộ thú y đến tiêu hủy lợn đã khiến anh đang gánh nợ 1,3 tỷ đồng nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ. Điều đáng nói, xã Đông Đô là địa phương đầu tiên phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi của cả nước (13/2).
Thông tin từ Cục Thú y - Bộ NN&PTNT cho biết, tính đến 3/6/2019, dịch tả lợn Châu Phi đã lan ra 52 tỉnh thành trên khắp cả nước. Đã có hơn 2,2 triệu con lợn bắt buộc phải tiêu hủy, tổng trọng lượng gần 130.000 tấn; thiệt hại ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng, bao gồm chi phí hỗ trợ lợn tiêu hủy, mua hóa chất sát trùng...
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn ra Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cảnh báo dịch có thể kéo dài. FAO cũng cho biết sẽ huy động các nguồn lực để hỗ trợ Việt Nam kiểm soát dịch và bảo vệ sinh kế cho người chăn nuôi.
Chiều 11/6, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM chính thức công bố ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên trên địa bàn. Đây là địa phương mới nhất hứng chịu lây lan của dịch.
Rất nhiều trạm kiểm dịch được thành lập để kiểm soát nạn dịch. Ảnh: Tăng cường kiểm dịch tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Lợn bị dịch tả châu Phi bị tiêu hủy tại Thanh Hóa.
Người dân bản Huổi Ái (xã Mường É, huyện Thuận Châu) thất thần đứng nhìn đàn lợn bị dịch bệnh của mình đem đi tiêu hủy khi dịch tả lợn châu Phi được phát hiện ở Sơn La.
Chị Mùa Thị Dở rưng rưng nước mắt đứng nhìn đàn lợn của mình bị bắt đi tiêu hủy theo quy định. Gia đình chị Dở chủ yếu làm nương rẫy trồng trọt và chăn nuôi lợn.
Bà Lê Thị Thúy (47 tuổi, thôn Cổ Thượng, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội) buồn bã khi phải ra ngoài để đoàn công tác tiêu hủy 2 con lợn nái của gia đình. Nhà bà Thúy là gia đình thuần nông, tài sản duy nhất chỉ trông vào mấy lứa lợn
Ông Trần Đình Nghị (thôn 3 xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, Hà Nam) nói như khóc: “Gia đình tôi đã phải vay mượn ngân hàng, tín dụng, hỏi vay cả anh em, bạn bè để có vốn nuôi đàn lợn này. Lợn thì chỉ còn rất ít mà món nợ còn tận 2,7 tỷ đồng. Nếu số lợn còn lại dính dịch, phải tiêu hủy hết, vợ chồng tôi chỉ còn nước bán nhà trả nợ mà thôi”.
Chị Nguyễn Thị Duyên (39 tuổi, thôn Đồng Cừ, xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) buồn bã cho biết đã phải tiêu hủy 33 con lợn bị bệnh từ ngày 23/2. "Gia đình chúng tôi lo lắm, lợn chết hết thì chúng tôi chắc cũng không sống nổi. Cả nhà 7 miệng ăn chỉ trông chờ vào đàn lợn”.
Anh Nguyễn Văn Chiến (39 tuổi, ngụ thôn Việt Thắng, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) mất sạch đàn lợn 49 con vì dịch tả lợn châu Phi.
Bà Gương (xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định) sụt sùi nói: "Nhà tôi từng nuôi khá nhiều lợn nhưng từ khi khủng hoảng giá lợn rồi cuối năm vừa rồi lại bị dịch lở mồm long móng khiến gia đình rơi vào “vực thẳm”. Chưa hết, đến đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua, hơn 400 con lợn của gia đình bị nhiễm dịch tả phải đi tiêu hủy".
Người phụ nữ cho biết thêm: “Giờ ngày nào cũng có người đến đến đòi tiền cám, tiền con giống khiến gia đình tôi buộc phải rao bán trại. Mà cũng chỉ là cái trại không, trống rỗng thôi. Nhà thì sổ đỏ đang nằm trong ngân hàng nên không bán được, tôi đang sợ bán trại đi thì sau này lấy gì mà sống...”
Đồng cảnh ngộ, ông Vũ Văn Mạnh (xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu) chọn con lợn để phát triển kinh tế gia đình. Ông ứ nước mắt cho biết gia đình đang biến thành con nợ: “Dịch đã cướp trắng của gia đình nhà tôi 40 con lợn. Tổng trọng lượng trên 1,7 tấn. Thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Tới đây, gia đình không biết lấy tiền ở đâu ra để trả nợ ngân hàng và đại lý cám?”.
Người thương binh 3/4 phải đi vay tiền họ hàng mua vịt về nuôi sau khi chuồng trại bị vét sạch do dịch tả lợn châu Phi.
Chốt kiểm dịch được trực 24/24 khi dịch lan đến Hà Nội.
Từng con đường thôn quê trắng xóa vôi bột khử trùng.
Khoảng 200 con lợn cũng bị tiêu hủy khi tại Bạc Liêu khi tỉnh này phát hiện dịch tả lợn châu Phi.
Chuồng trại hơn 700m2 trắng vôi bột tại nhà anh Đinh Thế Thảo (thôn Hữu Đô Kỳ, xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, Thái Bình). Anh Thảo cho biết hơn 10 lần gọi cán bộ thú y đến tiêu hủy lợn đã khiến anh đang gánh nợ 1,3 tỷ đồng nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ. Điều đáng nói, xã Đông Đô là địa phương đầu tiên phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi của cả nước (13/2).