Kiêng kỵ đổ rác quét nhà trong 3 ngày tết đầu năm
Người Việt thường kiêng kỵ đổ rác quét nhà từ mùng 1 đến 3 tết. Vì thế ngay từ 30 tháng chạp, người Việt đã phải dọn xong nhà cửa sạch sẽ. Nhiều nhà khó tính còn không bày những thứ dễ gây rác như hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí...Tuy nhiên, do đời sống thay đổi, trong 3 ngày tết khi nhà có rác, người ta vẫn dọn nhà nhưng để gọn rác vào một nơi trong nhà. Hết ba ngày tết mới đem đổ đi. Kiêng tang thương trong ngày đầu năm
Người Việt cũng có tục kiêng chuyện buồn ngày đầu năm. Nhà nào có tang cũng cất khăn tang trong 3 ngày tết, kể cả khi gia đình có người thân mất. Những nhà có đám tang trước đó cũng kiêng không đi chúc tết hay xông đất đầu năm. Ngoài ra, người ta cũng kiêng khóc lóc trong ngày đầu năm mới. Không cho xin lửa đầu năm
Ngày tết, người Việt quan niệm xin lửa là may mắn nhưng cho lửa sẽ mất đi may mắn nên họ nhất quyết không cho lửa trong những ngày đầu năm mới. Cùng với đó, nước cũng được coi là may mắn tài lộc nên người Việt cũng kiêng cho nước trong 3 ngày tết. Kiêng làm vỡ đồ trong ngày tết
Quan niệm người Việt từ xưa đến nay, ngày đầu năm, kiêng kỵ nhất là đổ vỡ đồ đạc trong nhà như cốc chén, bát đũa bởi họ cho rằng đó là điều không may mắn trong năm mới sẽ mang lại sự chia lìa, tan nát. Nên những người đến chơi nhà luôn cẩn thận khi dùng đồ bởi nếu làm đổ vỡ sẽ bị gia chủ cho là mang lại điều xấu cho gia đình họ trong năm mới.Tránh xung đột, bất hòa trong ngày đầu năm mới
Do kiêng kỵ mâu thuẫn, bất hòa, ẩu đả trong năm mới nên khi ai nói gì hay có hành động quá đáng cũng được bỏ qua trong ngày đầu năm.Kiêng cho, vay tiền đầu năm
Người xưa thường quan niệm, nếu đi vay đầu năm sẽ túng thiếu cả năm hoặc cho vay tiền sẽ khiến tiền bạc phân tán nên người ta kiêng kỵ 2 việc này. Vì thế nếu có ai nợ nần thì họ sẽ đòi tiền trong năm, hoặc nếu phải đi vay mượn họ sẽ đi vay mượn trước tết.Kiêng nói chuyện xui
Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “Chết mất” hay ” Tiêu rồi”,”Hỏng rồi”. Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình. Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng):
Theo quan niệm của người xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ màu hồng, đỏ, vàng, xanh… tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới. Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc. Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai
Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành. Kiêng giặt giũ vào Mùng Một và Hai Tết:
Vì ngày sinh của thần Thủy là ngày 1, 2 tháng Giêng Âm lịch, do đó nên tránh giặt quần áo trong hai ngày này để phòng xui xẻo. Kiêng mở tủ:
Một số gia đình kiêng mở tủ vào ngày Mùng Một Tết do tin rằng mở tủ lấy tài sản tức là “tống tiễn” tài lộc ra khỏi nhà. Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Do vậy, người lớn thường nhắc trẻ con cần lấy sẵn đồ đạc, quần áo diện ngày đầu năm ra ngoài trước lúc giao thừa. Kiêng chụp hình hoặc chúc Tết người đang nằm ngủ:
Bởi đây là tư thế của người chết, người bệnh, nên chụp hình hoặc chúc Tết lúc này không khác gì “rủa” họ bệnh tật, chết chóc cả năm. Ngoại trừ trường hợp nằm để tạo dáng chụp ảnh… Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm. Kiêng xõa tóc:
Ở vùng quê Việt Nam và một số gia đình gốc Hoa, người ta kỵ việc xõa tóc của các thiếu nữ. Họ cho rằng tóc xõa rũ rượi gợi lên liên tưởng đến những hình ảnh ma quái, cõi âm. Vì vậy, tốt nhất, vào những ngày này, phụ nữ nên chọn các kiểu tóc buộc, tết, kẹp gọn gàng khi ra đường. Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết
Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.
Kiêng kỵ đổ rác quét nhà trong 3 ngày tết đầu năm
Người Việt thường kiêng kỵ đổ rác quét nhà từ mùng 1 đến 3 tết. Vì thế ngay từ 30 tháng chạp, người Việt đã phải dọn xong nhà cửa sạch sẽ. Nhiều nhà khó tính còn không bày những thứ dễ gây rác như hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí...Tuy nhiên, do đời sống thay đổi, trong 3 ngày tết khi nhà có rác, người ta vẫn dọn nhà nhưng để gọn rác vào một nơi trong nhà. Hết ba ngày tết mới đem đổ đi.
Kiêng tang thương trong ngày đầu năm
Người Việt cũng có tục kiêng chuyện buồn ngày đầu năm. Nhà nào có tang cũng cất khăn tang trong 3 ngày tết, kể cả khi gia đình có người thân mất. Những nhà có đám tang trước đó cũng kiêng không đi chúc tết hay xông đất đầu năm. Ngoài ra, người ta cũng kiêng khóc lóc trong ngày đầu năm mới.
Không cho xin lửa đầu năm
Ngày tết, người Việt quan niệm xin lửa là may mắn nhưng cho lửa sẽ mất đi may mắn nên họ nhất quyết không cho lửa trong những ngày đầu năm mới. Cùng với đó, nước cũng được coi là may mắn tài lộc nên người Việt cũng kiêng cho nước trong 3 ngày tết.
Kiêng làm vỡ đồ trong ngày tết
Quan niệm người Việt từ xưa đến nay, ngày đầu năm, kiêng kỵ nhất là đổ vỡ đồ đạc trong nhà như cốc chén, bát đũa bởi họ cho rằng đó là điều không may mắn trong năm mới sẽ mang lại sự chia lìa, tan nát. Nên những người đến chơi nhà luôn cẩn thận khi dùng đồ bởi nếu làm đổ vỡ sẽ bị gia chủ cho là mang lại điều xấu cho gia đình họ trong năm mới.
Tránh xung đột, bất hòa trong ngày đầu năm mới
Do kiêng kỵ mâu thuẫn, bất hòa, ẩu đả trong năm mới nên khi ai nói gì hay có hành động quá đáng cũng được bỏ qua trong ngày đầu năm.
Kiêng cho, vay tiền đầu năm
Người xưa thường quan niệm, nếu đi vay đầu năm sẽ túng thiếu cả năm hoặc cho vay tiền sẽ khiến tiền bạc phân tán nên người ta kiêng kỵ 2 việc này. Vì thế nếu có ai nợ nần thì họ sẽ đòi tiền trong năm, hoặc nếu phải đi vay mượn họ sẽ đi vay mượn trước tết.
Kiêng nói chuyện xui
Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “Chết mất” hay ” Tiêu rồi”,”Hỏng rồi”. Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng):
Theo quan niệm của người xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ màu hồng, đỏ, vàng, xanh… tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới.
Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.
Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai
Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành.
Kiêng giặt giũ vào Mùng Một và Hai Tết:
Vì ngày sinh của thần Thủy là ngày 1, 2 tháng Giêng Âm lịch, do đó nên tránh giặt quần áo trong hai ngày này để phòng xui xẻo.
Kiêng mở tủ:
Một số gia đình kiêng mở tủ vào ngày Mùng Một Tết do tin rằng mở tủ lấy tài sản tức là “tống tiễn” tài lộc ra khỏi nhà. Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Do vậy, người lớn thường nhắc trẻ con cần lấy sẵn đồ đạc, quần áo diện ngày đầu năm ra ngoài trước lúc giao thừa.
Kiêng chụp hình hoặc chúc Tết người đang nằm ngủ:
Bởi đây là tư thế của người chết, người bệnh, nên chụp hình hoặc chúc Tết lúc này không khác gì “rủa” họ bệnh tật, chết chóc cả năm. Ngoại trừ trường hợp nằm để tạo dáng chụp ảnh…
Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.
Kiêng xõa tóc:
Ở vùng quê Việt Nam và một số gia đình gốc Hoa, người ta kỵ việc xõa tóc của các thiếu nữ. Họ cho rằng tóc xõa rũ rượi gợi lên liên tưởng đến những hình ảnh ma quái, cõi âm. Vì vậy, tốt nhất, vào những ngày này, phụ nữ nên chọn các kiểu tóc buộc, tết, kẹp gọn gàng khi ra đường.
Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết
Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.