Sáng nay (24/11) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường và ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM, cùng lãnh đạo UBND huyện Cần Giờ, lực lượng bộ đội biên phòng đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 9 tại các bến phà và những hộ dân ven biển Cần Giờ.Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu huyện Cần Giờ phối hợp cùng lực lượng biên phòng triển khai nhanh và khẩn trương công tác phòng chống cơn bão số 9, chăm lo cuộc sống cho các hộ dân di dời.Thời tiết vùng biển Cần Giờ vào sáng nay 24/11 chuyển xấu, mây đen giăng kín. Theo dự báo của cơ quan chức năng, Nam Bộ, mà cụ thể là TP.HCM sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bão số 9.Đến thời điểm sáng 24/11, 1.000 con tàu ở bến đò Đồng Tranh đã cập bến trú bão.Theo ông Đoàn Khánh Điệp, chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tau huyện Cần Giờ, công tác di tản dân đi tránh báo đã sẵn sàng. Đến sáng nay (24/11), các xã đã di tản các hộ dân ở vùng xung yếu, gần sông, biển đến khu vực kiên cố như trường học, UBND xã. Dự kiến có gần 4.000 người dân huyện Cần Giờ được di tản nếu bão đổ bộ.Hệ thống loa phát thanh liên tục thông tin tình hình chống bão đến người dân.Lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng tích cực thực hiện công tác di tản người dân trước khi bão đổ bộ.Các trụ sở UBND xã, trường học ở Cần Giờ là nơi tránh báo cho hàng nghìn người dân huyện vùng biển ở TP.HCM.Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Phó chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm đến thăm hỏi người dân ở nơi tránh bão.Người dân Cân Giờ đến các điểm tránh bão được chính quyền chăm sóc chu đáo.Bộ trưởng và lãnh đạo TP.HCM thăm người dân Cần Giờ.Theo ông Lê Đình Quyết, phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, bão số 9 (bão USAGI) sẽ đổ bộ vào khu vực Nam Bộ, TP.HCM chịu ảnh hưởng trực tiếp. Dự báo chiều tối nay (24/11), bão đổ bộ trọng tâm khu vực Ninh Thuận - BR-VT sẽ gió cấp 7 -8, giật cấp 10 -11. Riêng TP.HCM nằm gần tâm bão cũng có gió cấp 6, giật cấp 7 -8.
Sáng nay (24/11) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường và ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM, cùng lãnh đạo UBND huyện Cần Giờ, lực lượng bộ đội biên phòng đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 9 tại các bến phà và những hộ dân ven biển Cần Giờ.
Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu huyện Cần Giờ phối hợp cùng lực lượng biên phòng triển khai nhanh và khẩn trương công tác phòng chống cơn bão số 9, chăm lo cuộc sống cho các hộ dân di dời.
Thời tiết vùng biển Cần Giờ vào sáng nay 24/11 chuyển xấu, mây đen giăng kín. Theo dự báo của cơ quan chức năng, Nam Bộ, mà cụ thể là TP.HCM sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bão số 9.
Đến thời điểm sáng 24/11, 1.000 con tàu ở bến đò Đồng Tranh đã cập bến trú bão.
Theo ông Đoàn Khánh Điệp, chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tau huyện Cần Giờ, công tác di tản dân đi tránh báo đã sẵn sàng. Đến sáng nay (24/11), các xã đã di tản các hộ dân ở vùng xung yếu, gần sông, biển đến khu vực kiên cố như trường học, UBND xã. Dự kiến có gần 4.000 người dân huyện Cần Giờ được di tản nếu bão đổ bộ.
Hệ thống loa phát thanh liên tục thông tin tình hình chống bão đến người dân.
Lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng tích cực thực hiện công tác di tản người dân trước khi bão đổ bộ.
Các trụ sở UBND xã, trường học ở Cần Giờ là nơi tránh báo cho hàng nghìn người dân huyện vùng biển ở TP.HCM.
Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Phó chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm đến thăm hỏi người dân ở nơi tránh bão.
Người dân Cân Giờ đến các điểm tránh bão được chính quyền chăm sóc chu đáo.
Bộ trưởng và lãnh đạo TP.HCM thăm người dân Cần Giờ.
Theo ông Lê Đình Quyết, phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, bão số 9 (bão USAGI) sẽ đổ bộ vào khu vực Nam Bộ, TP.HCM chịu ảnh hưởng trực tiếp. Dự báo chiều tối nay (24/11), bão đổ bộ trọng tâm khu vực Ninh Thuận - BR-VT sẽ gió cấp 7 -8, giật cấp 10 -11. Riêng TP.HCM nằm gần tâm bão cũng có gió cấp 6, giật cấp 7 -8.