1. “Siêu tổng công ty” SCIC mắc nhiều vi phạm
Trong nhiều dự án kinh tế được Thanh tra Chính phủ công bố kết luận trong năm 2016, đáng chú ý nhất là việc thanh tra chỉ rõ nhiều vi phạm tại SCIC trong các vấn đề như tiếp nhận, chuyển giao quyền đại diện vốn Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh vốn chưa có hiệu quả, bán phần vốn đầu tư của SCIC tại một số doanh nghiệp, quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, công tác quản lý tài chính, mua sắm đầu tư xây dựng cơ bản.Trước những tồn tại trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan chức năng xử lý hơn 600 tỷ đồng (gồm các khoản tiền trích lập dự phòng trái quy định, sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp lệ, chi phí không hợp lệ, các khoản nợ thuế). Đồng thời, Bộ Tài Chính, SCIC căn cứ vào những khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra để tiến hành kiểm điểm, chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân theo thẩm quyền quản lý. Đồng thời đề xuất, áp dụng ngay các giải pháp để khắc phục, chấn chỉnh, khắc phục xử lý những vi phạm. Ảnh: Zing. 2. Dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ (PVTex) thua lỗ hơn 1.400 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra, chỉ ra nhiều sai phạm tại Dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) – PVTex dẫn đến từ khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy này chưa có hiệu quả kinh tế, còn thua lỗ lên đến hơn 1.400 tỷ đồng. Nguyên nhân thua lỗ được chỉ ra là do PVTex, PVN, Vinatex, các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng dự án.Căn cứ kết quả thanh tra trên, Tổng thanh tra Chính phủ kiến nghị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự. “Kết quả thanh tra cho thấy, quá trình thực hiện đầu tư dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ đã có dấu hiệu cố ý làm trái và/hoặc thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án; lựa chọn nhà thầu; ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, kết luận Thanh tra nêu rõ.3. Dự án nhiên liệu sinh học PVN đầu tư hơn 5. 400 tỷ c ũng thua lỗ
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ dự án nhiên liệu sinh học của PVN tại Bình Phước, Quảng Ngãi và Phú Thọ được đầu tư hơn 5.400 tỉ đồng nhưng đến nay đều trong tình trạng thua lỗ và hoạt động cầm chừng. Ảnh Vietnamnet."Dự án ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) có tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu là gần 1.500 tỉ đồng và sau đó điều chỉnh lên thành gần 1.890 tỉ đồng. Tuy vậy, đến thời điểm thanh tra dự án đã sử dụng đến hơn 2.120 tỉ đồng, tức tăng 631 tỉ đồng so với tổng mức được duyệt. Trong khi đó, năm 2014, dự án này lỗ khoảng 164 tỉ đồng. Số tiền đã sử dụng cho dự án vượt tổng mức đầu tư phê duyệt điều chỉnh gần 240 tỉ đồng là vi phạm quy định Nghị định 112/2009 về quản lý chi phí trong hoạt động xây dựng”, kết luận thanh tra nêu rõ. Ảnh Vietnamnet.Theo kết luận thanh tra của TTCP, quá trình triển khai dự án này đã xảy ra hàng loạt sai phạm, từ việc khảo sát chọn địa điểm, đến chọn nhà thầu thiếu kinh nghiệm… gây lãng phí hàng trăm tỷ. Những hạng mục tiêu tốn nhiều tiền của để đầu tư xây dựng nhưng không mang lại hiệu quả. Hiện lối vào nhà máy nghìn tỷ đóng im ỉm, cỏ mọc xanh. Ảnh: Vietnamnet.Dự án ethanol Phú Thọ do PVB làm chủ đầu tư, nhà thầu là Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC). Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng, sau đó bị đội lên thành gần 2.500 tỉ đồng. Mặc dù dự án đã tạm dừng thi công nhưng vẫn mất hàng trăm tỉ đồng để trả lãi vay và quản lý. Ảnh PVC.Dự án ethanol Bình Phước có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, sau đó đã bị đội lên hơn 1.700 tỉ đồng. Từ tháng 4/2013 đến nay, nhà máy này hầu như không vận hành thương mại, dự tính mỗi năm dự án bị lỗ khoảng 200 tỉ đồng. Ảnh Báo Bình Phước.“Trách nhiệm các vi phạm trên thuộc PVN và các đơn vị liên quan. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, chỉ đạo PVN kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan… Đồng thời chỉ đạo chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra đối với các sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dung Quất vì có dấu hiệu cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm trong chỉ định thầu và thực hiện các hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng” - Thanh tra Chính phủ nêu. Ảnh Báo Bình Phước. 4. Dự án đường 5 kéo dài chậm 6 năm, đội vốn hơn 3.000 tỷ đồng
Ngày 22/6/2016, TTCP ban hành bản thông báo kết luận thanh tra dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Hà Nội). Theo đó, thanh tra phát hiện sai phạm về tài chính lên đến 658 tỷ đồng. Ảnh Báo Tin tức.Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ rõ một số nguyên nhân làm tăng tổng vốn đầu tư dự án lên hơn 3.000 tỷ đồng, đó là nhiều hạng mục công trình điều chỉnh dự toán không tuân thủ quy định để giá trị dự toán vượt quá cao. Đặc biệt, gói thầu số 13 khi thay đổi thiết kế kỹ thuật – dự toán, thay đổi nhà thầu phụ đã tăng giá trị quá cao, chậm tiến độ 2 năm… Mặt khác, việc thiếu quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng cũng là nguyên nhân khiến dự án bị chậm trễ, kéo dài. TTCP cho rằng, việc tổ chức quản lý, điều hành dự án có nhiều hạn chế, nhiều vi phạm xảy ra trong suốt quá trình đầu tư; một số nội dung chưa tuân thủ quy trình, trình tự thủ tục đầu tư, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện dự án. Qua thanh tra đã phát hiện việc chi trả tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho một số tổ chức, đơn vị, cá nhân sai quy định với số tiền hơn 77 tỷ đồng. Ảnh: Báo Đầu tư.Cũng theo TTCP, tổng số tiền sai phạm về tài chính được phát hiện qua thanh tra là gần 657,9 tỷ đồng, trong đó số tiền hơn 273 tỷ đồng đã được xác định, số còn lại hơn 384 tỷ đồng (gói thầu 12 là 48,2 tỷ đồng và gói thầu 13 là 336 tỷ đồng) cần phải tính toán chi tiết cụ thể để xử lý. Cùng yêu cầu về xử lý tài chính, TTCP cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân (các thời kỳ) liên quan và có hình thức xử lý theo quy định, nhất là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý theo phân công, phân cấp trong cả quá trình triển khai dự án. Ảnh: Báo Công Lý.5. Lộ sai phạm "khủng" tại Tổng Công ty đường sắt Việt Nam
Hàng loạt sai phạm về vấn đề mua ray dự phòng, quản lý vốn vay bằng ngoại tệ, sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, quản lý tài sản cố định, thậm chí cả việc đầu tư xây dựng... tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và một số đơn vị thành viên đã được Thanh tra Chính phủ kết luận, chỉ rõ trong bản công bố Kết luận số 2222/KL-TTCP ngày 26/8/2016 về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại VNR. Ảnh Người Lao Động.Bản Kết luận gần 40 trang này nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 4 nhóm sai phạm lớn tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, với số tiền có sai phạm hơn 130 tỷ đồng. Trong đó có việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã thiếu trách nhiệm trong việc quyết định và quản lý thực hiện các dự án đầu tư máy móc thiết bị và dự án kết cấu hạ tầng, gây lãng phí, kém hiệu quả. Ảnh Hải Ninh.Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Giao thông Vận tải với trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước và quản lý ngành, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với những tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm, vi phạm nêu trong kết luận thanh tra... Đáng chú ý, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài Chính xem xét để xử lý các khoản tiền có sai phạm theo kết luận với tổng số là 131 tỷ đồng phù hợp thực tế có tính khả thi; kiến nghị Bộ GTVT xử lý 4 khoản 75 tỷ đồng và 303.920 EURO... Ảnh Hải Ninh.6. Lùm xùm kết luận thanh tra tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Ngày 5/9/2016, TTCP cũng chính thức ra Thông báo nội dung thực hiện kết luận thanh tra đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. TTCP chỉ rõ những khuyết điểm trong quản lý vốn như Công ty mẹ - Tập đoàn đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền hơn 2,255 nghìn tỷ đồng, trong đó đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định. Một số khoản đầu tư của Công ty mẹ hiệu quả thấp. Tại văn bản mới này, Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm chính đối với những khuyết điểm, vi phạm kể trên thuộc về Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Petrolimex và Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng các công ty liên quan. Petrolimex đã ban hành định mức hao hụt xăng dầu cao hơn thực tế từ 35 - 48%, đã làm tăng giá vốn, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ, tạo thu nhập cho các công ty xăng dầu thành viên... Ảnh Báo Đầu tư.Về kiến nghị, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Tài chính xác định, truy thu thuế đối với 319,5 tấn dầu diesel do Công ty Xăng dầu Khu vực III tái xuất cho DN trong khu Công nghiệp Nomuara – Hải Phòng không đúng đối tượng với số tiền 31.812 USD. Petrolimex và các đơn vị thành viên trích bổ sung quỹ bình ổn gần 4,9 tỷ đồng, xác định lại số tiền đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính chưa đúng quy định hơn 53,7 tỷ đồng, thoái vốn đầu tư ngoài ngành hơn 622 tỷ đồng, xây dựng lộ trình thu hồi các khoản đã ủy thác cho vay đầu tư xâu dựng hơn 414,6 tỷ đồng; có biện pháp thu hồi các khoản công nợ phát sinh do tái xuất xăng dầu hơn 278.000 USD… và nhiều khoản khác. Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị xử lý trách nhiệm với nhiều tổ chức và cá nhân liên quan.
1. “Siêu tổng công ty” SCIC mắc nhiều vi phạm
Trong nhiều dự án kinh tế được Thanh tra Chính phủ công bố kết luận trong năm 2016, đáng chú ý nhất là việc thanh tra chỉ rõ nhiều vi phạm tại SCIC trong các vấn đề như tiếp nhận, chuyển giao quyền đại diện vốn Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh vốn chưa có hiệu quả, bán phần vốn đầu tư của SCIC tại một số doanh nghiệp, quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, công tác quản lý tài chính, mua sắm đầu tư xây dựng cơ bản.
Trước những tồn tại trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan chức năng xử lý hơn 600 tỷ đồng (gồm các khoản tiền trích lập dự phòng trái quy định, sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp lệ, chi phí không hợp lệ, các khoản nợ thuế). Đồng thời, Bộ Tài Chính, SCIC căn cứ vào những khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra để tiến hành kiểm điểm, chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân theo thẩm quyền quản lý. Đồng thời đề xuất, áp dụng ngay các giải pháp để khắc phục, chấn chỉnh, khắc phục xử lý những vi phạm. Ảnh: Zing.
2. Dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ (PVTex) thua lỗ hơn 1.400 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra, chỉ ra nhiều sai phạm tại Dự án Nhà máy xơ sợi Polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) – PVTex dẫn đến từ khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy này chưa có hiệu quả kinh tế, còn thua lỗ lên đến hơn 1.400 tỷ đồng. Nguyên nhân thua lỗ được chỉ ra là do PVTex, PVN, Vinatex, các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng dự án.
Căn cứ kết quả thanh tra trên, Tổng thanh tra Chính phủ kiến nghị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự. “Kết quả thanh tra cho thấy, quá trình thực hiện đầu tư dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ đã có dấu hiệu cố ý làm trái và/hoặc thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án; lựa chọn nhà thầu; ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, kết luận Thanh tra nêu rõ.
3. Dự án nhiên liệu sinh học PVN đầu tư hơn 5. 400 tỷ c ũng thua lỗ
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ dự án nhiên liệu sinh học của PVN tại Bình Phước, Quảng Ngãi và Phú Thọ được đầu tư hơn 5.400 tỉ đồng nhưng đến nay đều trong tình trạng thua lỗ và hoạt động cầm chừng. Ảnh Vietnamnet.
"Dự án ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) có tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu là gần 1.500 tỉ đồng và sau đó điều chỉnh lên thành gần 1.890 tỉ đồng. Tuy vậy, đến thời điểm thanh tra dự án đã sử dụng đến hơn 2.120 tỉ đồng, tức tăng 631 tỉ đồng so với tổng mức được duyệt. Trong khi đó, năm 2014, dự án này lỗ khoảng 164 tỉ đồng. Số tiền đã sử dụng cho dự án vượt tổng mức đầu tư phê duyệt điều chỉnh gần 240 tỉ đồng là vi phạm quy định Nghị định 112/2009 về quản lý chi phí trong hoạt động xây dựng”, kết luận thanh tra nêu rõ. Ảnh Vietnamnet.
Theo kết luận thanh tra của TTCP, quá trình triển khai dự án này đã xảy ra hàng loạt sai phạm, từ việc khảo sát chọn địa điểm, đến chọn nhà thầu thiếu kinh nghiệm… gây lãng phí hàng trăm tỷ. Những hạng mục tiêu tốn nhiều tiền của để đầu tư xây dựng nhưng không mang lại hiệu quả. Hiện lối vào nhà máy nghìn tỷ đóng im ỉm, cỏ mọc xanh. Ảnh: Vietnamnet.
Dự án ethanol Phú Thọ do PVB làm chủ đầu tư, nhà thầu là Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC). Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng, sau đó bị đội lên thành gần 2.500 tỉ đồng. Mặc dù dự án đã tạm dừng thi công nhưng vẫn mất hàng trăm tỉ đồng để trả lãi vay và quản lý. Ảnh PVC.
Dự án ethanol Bình Phước có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, sau đó đã bị đội lên hơn 1.700 tỉ đồng. Từ tháng 4/2013 đến nay, nhà máy này hầu như không vận hành thương mại, dự tính mỗi năm dự án bị lỗ khoảng 200 tỉ đồng. Ảnh Báo Bình Phước.
“Trách nhiệm các vi phạm trên thuộc PVN và các đơn vị liên quan. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, chỉ đạo PVN kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan… Đồng thời chỉ đạo chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra đối với các sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dung Quất vì có dấu hiệu cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm trong chỉ định thầu và thực hiện các hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng” - Thanh tra Chính phủ nêu. Ảnh Báo Bình Phước.
4. Dự án đường 5 kéo dài chậm 6 năm, đội vốn hơn 3.000 tỷ đồng
Ngày 22/6/2016, TTCP ban hành bản thông báo kết luận thanh tra dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long (Hà Nội). Theo đó, thanh tra phát hiện sai phạm về tài chính lên đến 658 tỷ đồng. Ảnh Báo Tin tức.
Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ rõ một số nguyên nhân làm tăng tổng vốn đầu tư dự án lên hơn 3.000 tỷ đồng, đó là nhiều hạng mục công trình điều chỉnh dự toán không tuân thủ quy định để giá trị dự toán vượt quá cao. Đặc biệt, gói thầu số 13 khi thay đổi thiết kế kỹ thuật – dự toán, thay đổi nhà thầu phụ đã tăng giá trị quá cao, chậm tiến độ 2 năm… Mặt khác, việc thiếu quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng cũng là nguyên nhân khiến dự án bị chậm trễ, kéo dài. TTCP cho rằng, việc tổ chức quản lý, điều hành dự án có nhiều hạn chế, nhiều vi phạm xảy ra trong suốt quá trình đầu tư; một số nội dung chưa tuân thủ quy trình, trình tự thủ tục đầu tư, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện dự án. Qua thanh tra đã phát hiện việc chi trả tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho một số tổ chức, đơn vị, cá nhân sai quy định với số tiền hơn 77 tỷ đồng. Ảnh: Báo Đầu tư.
Cũng theo TTCP, tổng số tiền sai phạm về tài chính được phát hiện qua thanh tra là gần 657,9 tỷ đồng, trong đó số tiền hơn 273 tỷ đồng đã được xác định, số còn lại hơn 384 tỷ đồng (gói thầu 12 là 48,2 tỷ đồng và gói thầu 13 là 336 tỷ đồng) cần phải tính toán chi tiết cụ thể để xử lý. Cùng yêu cầu về xử lý tài chính, TTCP cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân (các thời kỳ) liên quan và có hình thức xử lý theo quy định, nhất là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý theo phân công, phân cấp trong cả quá trình triển khai dự án. Ảnh: Báo Công Lý.
5. Lộ sai phạm "khủng" tại Tổng Công ty đường sắt Việt Nam
Hàng loạt sai phạm về vấn đề mua ray dự phòng, quản lý vốn vay bằng ngoại tệ, sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, quản lý tài sản cố định, thậm chí cả việc đầu tư xây dựng... tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và một số đơn vị thành viên đã được Thanh tra Chính phủ kết luận, chỉ rõ trong bản công bố Kết luận số 2222/KL-TTCP ngày 26/8/2016 về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại VNR. Ảnh Người Lao Động.
Bản Kết luận gần 40 trang này nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 4 nhóm sai phạm lớn tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, với số tiền có sai phạm hơn 130 tỷ đồng. Trong đó có việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã thiếu trách nhiệm trong việc quyết định và quản lý thực hiện các dự án đầu tư máy móc thiết bị và dự án kết cấu hạ tầng, gây lãng phí, kém hiệu quả. Ảnh Hải Ninh.
Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Giao thông Vận tải với trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước và quản lý ngành, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với những tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm, vi phạm nêu trong kết luận thanh tra... Đáng chú ý, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài Chính xem xét để xử lý các khoản tiền có sai phạm theo kết luận với tổng số là 131 tỷ đồng phù hợp thực tế có tính khả thi; kiến nghị Bộ GTVT xử lý 4 khoản 75 tỷ đồng và 303.920 EURO... Ảnh Hải Ninh.
6. Lùm xùm kết luận thanh tra tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Ngày 5/9/2016, TTCP cũng chính thức ra Thông báo nội dung thực hiện kết luận thanh tra đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. TTCP chỉ rõ những khuyết điểm trong quản lý vốn như Công ty mẹ - Tập đoàn đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền hơn 2,255 nghìn tỷ đồng, trong đó đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định. Một số khoản đầu tư của Công ty mẹ hiệu quả thấp. Tại văn bản mới này, Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm chính đối với những khuyết điểm, vi phạm kể trên thuộc về Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Petrolimex và Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng các công ty liên quan. Petrolimex đã ban hành định mức hao hụt xăng dầu cao hơn thực tế từ 35 - 48%, đã làm tăng giá vốn, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ, tạo thu nhập cho các công ty xăng dầu thành viên... Ảnh Báo Đầu tư.
Về kiến nghị, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Tài chính xác định, truy thu thuế đối với 319,5 tấn dầu diesel do Công ty Xăng dầu Khu vực III tái xuất cho DN trong khu Công nghiệp Nomuara – Hải Phòng không đúng đối tượng với số tiền 31.812 USD. Petrolimex và các đơn vị thành viên trích bổ sung quỹ bình ổn gần 4,9 tỷ đồng, xác định lại số tiền đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính chưa đúng quy định hơn 53,7 tỷ đồng, thoái vốn đầu tư ngoài ngành hơn 622 tỷ đồng, xây dựng lộ trình thu hồi các khoản đã ủy thác cho vay đầu tư xâu dựng hơn 414,6 tỷ đồng; có biện pháp thu hồi các khoản công nợ phát sinh do tái xuất xăng dầu hơn 278.000 USD… và nhiều khoản khác. Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị xử lý trách nhiệm với nhiều tổ chức và cá nhân liên quan.