Nhà thờ Gỗ Kon Tum với tuổi đời hàng thế kỷ luôn quyến rũ bởi vẻ đẹp kiến trúc Roman độc đáo. Nguyên liệu chủ yếu để dựng lên nhà thờ này là gỗ cà chít, một loại sến đỏ. Trần, tường, vách được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền Trung. Đây được coi là đỉnh cao của sự kết hợp giữa văn hóa Tây phương và bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên. Cầu treo Kon Klor nối liền hai bờ sông Đăk Bla huyền thoại là niềm tự hào của người dân Kon Tum. Thuộc địa phận làng Kon Klor, thành phố Kon Tum, chiếc cầu treo bằng sắt to đẹp nhất khiến bất cứ du khách nào đến đây lần đầu đều bất ngờ. Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hoàn thành ngày 1/5/1994, có màu vàng cam thật nổi bật giữa dòng nước trong và đôi bờ xanh ngát. Tòa Giám mục: Được xây dựng từ năm 1935, là một trong những địa điểm du lịch thu hút du khách tại Trung tâm TP Kon Tum. Kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Phương Tây với kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, điểm đặc trưng của toà nhà giám mục được tạo nên từ các loại gỗ quý lâu đời. Điểm nhấn tại tòa giám mục Kon Tum chính là căn nhà truyền thống, nơi lưu giữ văn hóa của người bản địa Tây Nguyên. Sông Đăk Bla: Là nơi cung cấp phù sa, thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Tây Nguyên và cũng là địa điểm du lịch vô cùng thu hút. Ôm trọn lấy dòng sông Đăk Bla là màu xanh của cảnh sắc thiên nhiên Kon Tum, không gian trong lành tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho bất kể du khách nào đặt chân tới đây Rừng thông Măng Đen: Nằm trong khu du lịch sinh thái Măng Đen, ở độ cao hơn 1000m mang đặc trưng khí hậu nhiệu đới ẩm gió mùa. Mát mẻ quanh năm nên khi nhắc tới tên rùng thông Măng Đen khiến nhiều người liên tưởng tới ngay “rừng thông Đà Lạt”. Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én: Là một trong những thác nước đẹp nhất của Tây Nguyên, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng. Thác K50 (thác Hang Én) thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Ẩn mình ở nơi rừng thiêng nên dòng thác vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, Hồ T’Nưng nổi tiếng được mọi người biết đến qua câu hát: “Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy”. Biển Hồ ở đây chính là tên gọi khác của hồ T’Nưng – một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất Gia Lai. Lối vào hồ đi qua một con đường cực đẹp và thơ mộng, hai bên đường là hàng cây thông tỏa bóng mát. Biển Hồ T’Nưng luôn đẹp vào bất cứ thời gian nào trong năm, hay trong ngày.Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 30 km về hướng Đông Bắc, tại địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Chư Đăng Ya mang nét bình dị của vùng đất Tây Nguyên nắng gió tuy hoang sơ, mộc mạc nhưng lại quyến rũ đến vô cùng. Ngọn núi này còn được bình chọn là một trong những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới. Ảnh Ngọc Hòa . >>> Mời độc giả xem thêm video Khám phá “vùng đất ma cà rồng” huyền bí nhất địa cầu (Nguồn: Kienthucnet):
Nhà thờ Gỗ Kon Tum với tuổi đời hàng thế kỷ luôn quyến rũ bởi vẻ đẹp kiến trúc Roman độc đáo. Nguyên liệu chủ yếu để dựng lên nhà thờ này là gỗ cà chít, một loại sến đỏ. Trần, tường, vách được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền Trung. Đây được coi là đỉnh cao của sự kết hợp giữa văn hóa Tây phương và bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên.
Cầu treo Kon Klor nối liền hai bờ sông Đăk Bla huyền thoại là niềm tự hào của người dân Kon Tum. Thuộc địa phận làng Kon Klor, thành phố Kon Tum, chiếc cầu treo bằng sắt to đẹp nhất khiến bất cứ du khách nào đến đây lần đầu đều bất ngờ. Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hoàn thành ngày 1/5/1994, có màu vàng cam thật nổi bật giữa dòng nước trong và đôi bờ xanh ngát.
Tòa Giám mục: Được xây dựng từ năm 1935, là một trong những địa điểm du lịch thu hút du khách tại Trung tâm TP Kon Tum. Kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Phương Tây với kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, điểm đặc trưng của toà nhà giám mục được tạo nên từ các loại gỗ quý lâu đời. Điểm nhấn tại tòa giám mục Kon Tum chính là căn nhà truyền thống, nơi lưu giữ văn hóa của người bản địa Tây Nguyên.
Sông Đăk Bla: Là nơi cung cấp phù sa, thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Tây Nguyên và cũng là địa điểm du lịch vô cùng thu hút. Ôm trọn lấy dòng sông Đăk Bla là màu xanh của cảnh sắc thiên nhiên Kon Tum, không gian trong lành tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho bất kể du khách nào đặt chân tới đây
Rừng thông Măng Đen: Nằm trong khu du lịch sinh thái Măng Đen, ở độ cao hơn 1000m mang đặc trưng khí hậu nhiệu đới ẩm gió mùa. Mát mẻ quanh năm nên khi nhắc tới tên rùng thông Măng Đen khiến nhiều người liên tưởng tới ngay “rừng thông Đà Lạt”.
Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én: Là một trong những thác nước đẹp nhất của Tây Nguyên, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng. Thác K50 (thác Hang Én) thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Ẩn mình ở nơi rừng thiêng nên dòng thác vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ,
Hồ T’Nưng nổi tiếng được mọi người biết đến qua câu hát: “Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy”. Biển Hồ ở đây chính là tên gọi khác của hồ T’Nưng – một trong những hồ tự nhiên đẹp nhất Gia Lai. Lối vào hồ đi qua một con đường cực đẹp và thơ mộng, hai bên đường là hàng cây thông tỏa bóng mát. Biển Hồ T’Nưng luôn đẹp vào bất cứ thời gian nào trong năm, hay trong ngày.
Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 30 km về hướng Đông Bắc, tại địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Chư Đăng Ya mang nét bình dị của vùng đất Tây Nguyên nắng gió tuy hoang sơ, mộc mạc nhưng lại quyến rũ đến vô cùng. Ngọn núi này còn được bình chọn là một trong những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới. Ảnh Ngọc Hòa .
>>> Mời độc giả xem thêm video Khám phá “vùng đất ma cà rồng” huyền bí nhất địa cầu (Nguồn: Kienthucnet):