Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, 67 cơ sở công nghiệp thuộc đối tượng di dời do không phù hợp quy hoạch đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, trường học, hạ tầng kỹ thuật đất dịch vụ thương mại với diện tích 102 ha. Tại Công ty In và văn hoá phẩm (số 83 phố Hào Nam), kết quả khảo sát cho thấy, doanh nghiệp đã di dời cơ sở in ấn gây ô nhiễm, đã chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện dự án hỗn hợp xây dựng nhà ở, thương mại và văn phòng. Theo kế hoạch, việc xác định đối tượng, lộ trình di dời hoàn thành xong trong năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2016 mới di dời được 67 cơ sở và chấp thuận chủ trương, phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 27 cơ sở. Tại địa chỉ Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp (81 phố Hào Nam) doanh nghiệp đã di dời cơ sở sản xuất sơn.Theo ghi nhận của PV, trên ô đất chỉ còn văn phòng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty. Một cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được chỉ ra là Công ty Cổ phần Xây lắp và cơ khí cầu đường tại số 460 Trần Quý Cáp (phường Văn Chương, quận Đống Đa). Nơi đây đang được các công ty, doanh nghiệp khác thuê lại để kinh doanh. Theo quy hoạch, toàn bộ diện tích đất này nằm trong chỉ giới thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn 1.Ghi nhận của PV, hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi mua bán ở đây vẫn diễn ra tấp nập. Nhóm ô nhiễm môi trường, phải tiếp tục theo dõi đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường theo kiến nghị cử tri 3 cơ sở, trong đó có Nhà máy bia Việt Pháp tại địa chỉ số 202H phố Đội Cấn (quận Ba Đình). Cơ sở vẫn đang hoạt động tại khu đất trên. Công ty Sen vòi Viglacera tại địa chỉ phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) đang nằm trong diện đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường.
Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, 67 cơ sở công nghiệp thuộc đối tượng di dời do không phù hợp quy hoạch đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, trường học, hạ tầng kỹ thuật đất dịch vụ thương mại với diện tích 102 ha. Tại Công ty In và văn hoá phẩm (số 83 phố Hào Nam), kết quả khảo sát cho thấy, doanh nghiệp đã di dời cơ sở in ấn gây ô nhiễm, đã chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện dự án hỗn hợp xây dựng nhà ở, thương mại và văn phòng.
Theo kế hoạch, việc xác định đối tượng, lộ trình di dời hoàn thành xong trong năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2016 mới di dời được 67 cơ sở và chấp thuận chủ trương, phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 27 cơ sở. Tại địa chỉ Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp (81 phố Hào Nam) doanh nghiệp đã di dời cơ sở sản xuất sơn.
Theo ghi nhận của PV, trên ô đất chỉ còn văn phòng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty. Một cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được chỉ ra là Công ty Cổ phần Xây lắp và cơ khí cầu đường tại số 460 Trần Quý Cáp (phường Văn Chương, quận Đống Đa).
Nơi đây đang được các công ty, doanh nghiệp khác thuê lại để kinh doanh. Theo quy hoạch, toàn bộ diện tích đất này nằm trong chỉ giới thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn 1.
Ghi nhận của PV, hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi mua bán ở đây vẫn diễn ra tấp nập. Nhóm ô nhiễm môi trường, phải tiếp tục theo dõi đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường theo kiến nghị cử tri 3 cơ sở, trong đó có Nhà máy bia Việt Pháp tại địa chỉ số 202H phố Đội Cấn (quận Ba Đình).
Cơ sở vẫn đang hoạt động tại khu đất trên. Công ty Sen vòi Viglacera tại địa chỉ phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) đang nằm trong diện đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường.