Mấy ngày trước, nhiều người cảm phục về hình ảnh bác sĩ trẻ Đặng Văn Hiệu - Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh - đã "xuống tóc" trước khi vào Bắc Giang. Hình ảnh Hiệu khi "xuống tóc" được bác sĩ Lê Minh Khôi công tác cùng Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh đưa lên Facebook của bệnh viện.Bác sĩ Lê Minh Khôi viết: "Chưa có một tấm ảnh nào về nụ cười lại có thể làm tôi muốn bật khóc như tấm ảnh này. Tấm ảnh của một đồng nghiệp trẻ đang xuống tóc để đêm nay đi vào tuyến lửa Bắc Giang. Muốn khóc vì nụ cười đẹp như một thiên thần. Muốn khóc vì cảm động và tự hào. Muốn khóc vì một tình yêu thương như cứ dâng trào trong lồng ngực"... Bác sĩ Phan Văn Chung (Khoa Hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện C Đà Nẵng) thông tin khi anh có mặt tại Trung tâm hồi sức tích cực đặt tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang. Anh nói rằng, khi cắt tóc không có nghĩ đẹp xấu mà chỉ nghĩ thuận lợi nhất khi vào phòng bệnh, xong nhiệm vụ trở về rồi lại đẹp sau cũng được.Bác sĩ Chung cũng thừa nhận rằng, để đầu trọc trông mình có vẻ "khó tính" hơn nhưng điều quan trọng là với cái đầu trọc sẽ "đỡ nóng và vướng víu khi phải mặc bộ đồ bảo hộ, đồng thời cũng an toàn hơn, tránh bị lây nhiễm COVID-19 khi làm việc lâu dài cùng bệnh nhân nặng". Bác sĩ Chung và các đồng nghiệp ở Bệnh viện C Đà Nẵng không phải là những người đầu tiên "Bắc Giang tiến": "Bắc Giang đoàn binh không mọc tóc/ Tuyến đầu áo trắng rất oai hùng".Trước đó, đoàn bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng xuất phát trước cũng rủ nhau “cạo trọc”. Như bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng...Bác sĩ Hùng khẳng khái nói: "Tôi không tiếc, vì tóc có thể mọc lại, quan trọng nhất là dễ dàng hơn trong bộ đồ bảo hộ".Ngày 8/8/2020, mạng xã hội chia sẻ một số hình ảnh nhóm nam bác sĩ TP Hải Phòng cạo trọc tóc trước khi vào hỗ trợ các bệnh viện tại Đà Nẵng. bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, trưởng đoàn y bác sĩ TP Hải Phòng cho biết hầu hết các bác sĩ và điều dưỡng nam trong đoàn đều đã cạo trọc tóc, trong khi đó các y bác sĩ nữ thì chọn cách cắt gọn mái tóc dài. Việc này được giải thích là giúp các y bác sĩ an toàn hơn, tránh bị lây nhiễm COVID-19 khi làm việc lâu dài cùng bệnh nhân. Riêng mình, bác sĩ Dũng bảo rằng còn phải tiếp khách nhiều nên phải giữ lại mái tóc "cho dễ coi". Bác sĩ Dũng bảo rằng đây chỉ là việc bình thường để phục vụ cho công việc, không có gì khó khăn với mọi người. Nữ bác sĩ cắt tóc để lên tuyến đầu ở Đà Nẵng: Tháng 7/2020, Bác sĩ Nguyễn Nhật Trường chụp lại những bức ảnh chụp lại khoảnh khắc các nữ y bác sĩ ở Đà Nẵng cắt đi mái tóc dài để thuận tiện cho công việc tại bệnh viện khiến nhiều người xúc động. Bác sĩ Trường chia sẻ: "Tôi hỏi mọi người vì sao lại cắt đi mái tóc, vì mái tóc đối với phụ nữ rất quan trọng. Mọi người chỉ cười và chỉ nói cắt cho gọn để làm việc. Thật sự lúc đó tôi không còn lời nào để có thể nói được nữa, chỉ biết im lặng và đăng một bài viết để cảm ơn mọi người như thế này".>>> Xem thêm video: Bác sĩ 9X cạo trọc đầu vào tâm dịch: Ai cũng lo sợ thì ai chống dịch. Nguồn: VTV24.
Mấy ngày trước, nhiều người cảm phục về hình ảnh bác sĩ trẻ Đặng Văn Hiệu - Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh - đã "xuống tóc" trước khi vào Bắc Giang. Hình ảnh Hiệu khi "xuống tóc" được bác sĩ Lê Minh Khôi công tác cùng Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh đưa lên Facebook của bệnh viện.
Bác sĩ Lê Minh Khôi viết: "Chưa có một tấm ảnh nào về nụ cười lại có thể làm tôi muốn bật khóc như tấm ảnh này. Tấm ảnh của một đồng nghiệp trẻ đang xuống tóc để đêm nay đi vào tuyến lửa Bắc Giang. Muốn khóc vì nụ cười đẹp như một thiên thần. Muốn khóc vì cảm động và tự hào. Muốn khóc vì một tình yêu thương như cứ dâng trào trong lồng ngực"...
Bác sĩ Phan Văn Chung (Khoa Hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện C Đà Nẵng) thông tin khi anh có mặt tại Trung tâm hồi sức tích cực đặt tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang. Anh nói rằng, khi cắt tóc không có nghĩ đẹp xấu mà chỉ nghĩ thuận lợi nhất khi vào phòng bệnh, xong nhiệm vụ trở về rồi lại đẹp sau cũng được.
Bác sĩ Chung cũng thừa nhận rằng, để đầu trọc trông mình có vẻ "khó tính" hơn nhưng điều quan trọng là với cái đầu trọc sẽ "đỡ nóng và vướng víu khi phải mặc bộ đồ bảo hộ, đồng thời cũng an toàn hơn, tránh bị lây nhiễm COVID-19 khi làm việc lâu dài cùng bệnh nhân nặng". Bác sĩ Chung và các đồng nghiệp ở Bệnh viện C Đà Nẵng không phải là những người đầu tiên "Bắc Giang tiến": "Bắc Giang đoàn binh không mọc tóc/ Tuyến đầu áo trắng rất oai hùng".
Trước đó, đoàn bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng xuất phát trước cũng rủ nhau “cạo trọc”. Như bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng...
Bác sĩ Hùng khẳng khái nói: "Tôi không tiếc, vì tóc có thể mọc lại, quan trọng nhất là dễ dàng hơn trong bộ đồ bảo hộ".
Ngày 8/8/2020, mạng xã hội chia sẻ một số hình ảnh nhóm nam bác sĩ TP Hải Phòng cạo trọc tóc trước khi vào hỗ trợ các bệnh viện tại Đà Nẵng. bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, trưởng đoàn y bác sĩ TP Hải Phòng cho biết hầu hết các bác sĩ và điều dưỡng nam trong đoàn đều đã cạo trọc tóc, trong khi đó các y bác sĩ nữ thì chọn cách cắt gọn mái tóc dài.
Việc này được giải thích là giúp các y bác sĩ an toàn hơn, tránh bị lây nhiễm COVID-19 khi làm việc lâu dài cùng bệnh nhân. Riêng mình, bác sĩ Dũng bảo rằng còn phải tiếp khách nhiều nên phải giữ lại mái tóc "cho dễ coi". Bác sĩ Dũng bảo rằng đây chỉ là việc bình thường để phục vụ cho công việc, không có gì khó khăn với mọi người.
Nữ bác sĩ cắt tóc để lên tuyến đầu ở Đà Nẵng: Tháng 7/2020, Bác sĩ Nguyễn Nhật Trường chụp lại những bức ảnh chụp lại khoảnh khắc các nữ y bác sĩ ở Đà Nẵng cắt đi mái tóc dài để thuận tiện cho công việc tại bệnh viện khiến nhiều người xúc động.
Bác sĩ Trường chia sẻ: "Tôi hỏi mọi người vì sao lại cắt đi mái tóc, vì mái tóc đối với phụ nữ rất quan trọng. Mọi người chỉ cười và chỉ nói cắt cho gọn để làm việc. Thật sự lúc đó tôi không còn lời nào để có thể nói được nữa, chỉ biết im lặng và đăng một bài viết để cảm ơn mọi người như thế này".
>>> Xem thêm video: Bác sĩ 9X cạo trọc đầu vào tâm dịch: Ai cũng lo sợ thì ai chống dịch. Nguồn: VTV24.