Thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) từng là "thủ phủ" của các mỏ khai thác đá. Hiện, số lượng mỏ đá trên địa bàn chủ yếu đã đóng cửa, dừng hoạt động khai thác.Ông Thái Lương, Chủ tịch UBND phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh) cho biết, trên địa bàn có 13 mỏ khai thác đá song đã đóng cửa, ngừng khai thác. Một số mỏ còn sản phẩm sẽ thực hiện bán và tháo dỡ máy móc, hoàn phục môi trường."Các mỏ đã dừng khai thác nhiều năm song công tác hoàn phục môi trường không triển khai hoặc chậm tiến hành. Nhiều mỏ để lại các hố sâu, máy móc, xe vận chuyển hư hỏng gây nguy hiểm cho người dân và gia súc đến khu vực. Địa phương nhiều lần kiến nghị lên các cấp, ngành xử lý song chưa có kết quả", vị lãnh đạo địa phương thông tin.Những quả núi "lở loét" do bị khoét sâu trong quá trình khai thác khoáng sản chưa được hoàn phục môi trường thành những cái bẫy nguy hiểm.Các loại máy móc, ô tô phục vụ khai thác, vận chuyển khoáng sản nằm chỏng chơ, hoen gỉ ở các bãi đất trống dưới chân núi.Sau khi bị dừng hoạt động, nhiều doanh nghiệp chưa di dời, tháo dỡ máy móc, phương tiện mà để lại công trường.Tại khu đất ở tổ dân phố 8, phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh) có nhiều bãi tập kết máy móc, phương tiện khai thác của các công ty.Khung cảnh nơi đây vắng lặng, hoang tàn với dây chuyền máy móc, thiết bị, phương tiện đã hỏng hóc.Theo thời gian, những cỗ máy khai thác khoáng sản hư hỏng trở thành đống sắt vụn, cỏ dại mọc um tùm xung quanh.Hệ thống điện được kéo về các mỏ, nơi tập kết, chế biến khoáng sản chưa được di dời, tháo dỡ sau khi dừng hoạt động gây nguy hiểm cho người, gia súc qua lại khu vực.Máy móc, băng chuyền đá, sỏi hư hỏng, hoen gỉ bị bỏ lại công trường.Một nhà xưởng tập kết, chế biến quặng thô ven quốc lộ 1 tuyến tránh thị xã Hồng Lĩnh bỏ hoang nhiều năm xuống cấp, thành nơi chăn bò.Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Tĩnh, dọc tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua thị xã Hồng Lĩnh có 29 mỏ được cấp phép khai thác khoáng sản nhưng đều hết hạn, cấm khai thác vào năm 2015. Hiện, địa phận trên không còn mỏ nào hoạt động, ngoài một số mỏ còn sản phẩm. Theo quy định đối với những mỏ được cấp phép khi đã hết hạn khai thác và thuê đất thì buộc phải thu dọn máy móc, trả lại hiện trạng.Cận cảnh những ngọn núi bị "lở loét" sau khai thác khoáng sản. Video: Phạm Trường.
Thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) từng là "thủ phủ" của các mỏ khai thác đá. Hiện, số lượng mỏ đá trên địa bàn chủ yếu đã đóng cửa, dừng hoạt động khai thác.
Ông Thái Lương, Chủ tịch UBND phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh) cho biết, trên địa bàn có 13 mỏ khai thác đá song đã đóng cửa, ngừng khai thác. Một số mỏ còn sản phẩm sẽ thực hiện bán và tháo dỡ máy móc, hoàn phục môi trường.
"Các mỏ đã dừng khai thác nhiều năm song công tác hoàn phục môi trường không triển khai hoặc chậm tiến hành. Nhiều mỏ để lại các hố sâu, máy móc, xe vận chuyển hư hỏng gây nguy hiểm cho người dân và gia súc đến khu vực. Địa phương nhiều lần kiến nghị lên các cấp, ngành xử lý song chưa có kết quả", vị lãnh đạo địa phương thông tin.
Những quả núi "lở loét" do bị khoét sâu trong quá trình khai thác khoáng sản chưa được hoàn phục môi trường thành những cái bẫy nguy hiểm.
Các loại máy móc, ô tô phục vụ khai thác, vận chuyển khoáng sản nằm chỏng chơ, hoen gỉ ở các bãi đất trống dưới chân núi.
Sau khi bị dừng hoạt động, nhiều doanh nghiệp chưa di dời, tháo dỡ máy móc, phương tiện mà để lại công trường.
Tại khu đất ở tổ dân phố 8, phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh) có nhiều bãi tập kết máy móc, phương tiện khai thác của các công ty.
Khung cảnh nơi đây vắng lặng, hoang tàn với dây chuyền máy móc, thiết bị, phương tiện đã hỏng hóc.
Theo thời gian, những cỗ máy khai thác khoáng sản hư hỏng trở thành đống sắt vụn, cỏ dại mọc um tùm xung quanh.
Hệ thống điện được kéo về các mỏ, nơi tập kết, chế biến khoáng sản chưa được di dời, tháo dỡ sau khi dừng hoạt động gây nguy hiểm cho người, gia súc qua lại khu vực.
Máy móc, băng chuyền đá, sỏi hư hỏng, hoen gỉ bị bỏ lại công trường.
Một nhà xưởng tập kết, chế biến quặng thô ven quốc lộ 1 tuyến tránh thị xã Hồng Lĩnh bỏ hoang nhiều năm xuống cấp, thành nơi chăn bò.
Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Tĩnh, dọc tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua thị xã Hồng Lĩnh có 29 mỏ được cấp phép khai thác khoáng sản nhưng đều hết hạn, cấm khai thác vào năm 2015. Hiện, địa phận trên không còn mỏ nào hoạt động, ngoài một số mỏ còn sản phẩm. Theo quy định đối với những mỏ được cấp phép khi đã hết hạn khai thác và thuê đất thì buộc phải thu dọn máy móc, trả lại hiện trạng.
Cận cảnh những ngọn núi bị "lở loét" sau khai thác khoáng sản. Video: Phạm Trường.