Về làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), nếu không có biển chỉ dẫn hay hỏi thăm dân làng thì khó mà tìm được ngôi nhà Bá Kiến. Bởi khác với hình dung về nhà Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, ngôi nhà giờ lọt thỏm giữa những nhà mới xây.Cứ hình dung về nhà của một chánh tổng oai phong của làng Vũ Đại thì bất ngờ đầu tiên sẽ là: Sao trông ngôi nhà lại bé nhỏ và đơn giản đến vậy. Cũng chỉ là nhà ba gian, mái ngói, vách gỗ đã bạc màu với thời gian...Nhà Bá Kiến được xây dựng vào năm 1910, tọa lạc trên một khu đất rộng chừng 900m2, xưa gọi là làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), nay thuộc xóm 11, thôn Nhân Hậu, Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam và được biết đến với cái tên làng Vũ Đại. Đến thời điểm hiện tại căn nhà đã có lịch sử khoảng 113 năm tuổi, nhưng vẫn đứng vững trước thời gian. Theo người dân nơi đây kể lại, ngôi nhà của Bá Kiến được xây vào năm 1910 bởi hơn 20 người thợ mộc ở phủ Lý Nhân trong vòng 1 năm. Chủ nhân đầu tiên của căn nhà này là cụ Trần Duy Hạnh - một thương lái giàu có nức tiếng trong vùng.Trải qua hàng trăm năm nhưng phần mái ngói ta rêu phong của căn nhà chưa từng bị dột hay tu sửa lần nào.Góc sân là khu vực bể nước vẫn được giữ khá nguyên vẹn dù không còn được sử dụng nữa.Trông thì đơn giản thế, nhưng điểm nhấn của ngôi nhà là lối kiến trúc đặc sắc với cột kèo chạm khắc tinh xảo những hoa lá, đầu rồng... mềm mại như rồng bay, phượng múa. Nhà Bá Kiến được xây theo nét kiến trúc đậm chất Bắc Bộ với 3 gian truyền thống, gồm 4 hàng cột và 16 cây cột lim. Toàn bộ nhà được xây cất từ gỗ lim ta Thanh Hóa. Những cây cột còn rắn chắc dù đã trải qua mưa nắng hơn 100 năm.Hàng mành trước cửa cũng được các thợ mộc chế tạo tinh xảo, cân đối, đều tăm tắp. Theo quan sát, các công trình bằng gỗ của căn nhà vẫn chưa có dấu hiệu bị mục nát.Bà Trần Thị Ngà (56 tuổi), người trông coi căn nhà Bá Kiến cho biết: “Ở thời kỳ hoàng kim nhất, ngôi nhà có đầy đủ các món đồ như câu đối đỏ, tấm hoành phi, tranh rồng phượng… Nhưng trải qua hàng trăm năm, ngôi nhà truyền tay nhiều đời chủ mà những đồ vật ấy bị bán dần, mai một. Thậm chí, từng có thời điểm căn nhà này suýt bị ‘khai tử’, may mắn sau đó chính quyền can thiệp kịp thời mới giữ được”.Trải qua 7 đời chủ, đến tháng 11/2007, ngành Văn hóa - Thông tin Hà Nam đã mua lại ngôi nhà này với giá 700 triệu đồng từ vợ ông Trần Hữu Hoà và giao cho Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Lý Nhân quản lý.Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, dù từng là nguyên mẫu cho nhà Bá Kiến, nơi xảy ra vụ án mạng kinh hoàng trong tác phẩm Chí Phèo, nhưng ngày nay ngôi nhà hiền lành nằm giữa vườn tược xanh mướt và trở thành địa điểm du lịch.Tới thăm nhà Bá Kiến, du khách còn có thể được thưởng thức món cá kho thơm ngon của làng Vũ Đại nổi tiếng cả nước, được tận mắt chứng kiến người dân nơi đây cho ra "lò" một nồi cá kho, từ khâu bắt cá đến chế biến...Hiện, cá kho làng Vũ Đại đã trở thành một món ăn đặc sản, bán đi muôn nơi. Ngoài cung cấp cho thị trường tiêu thụ chính ở Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng,… món cá kho còn được xuất khẩu ra nước ngoài... Mời độc giả xem thêm video Ngắm làng hương tại Hà Nội, điểm đến mang “gam màu của 2023” (Nguồn: Kienthucnet):
Về làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), nếu không có biển chỉ dẫn hay hỏi thăm dân làng thì khó mà tìm được ngôi nhà Bá Kiến. Bởi khác với hình dung về nhà Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, ngôi nhà giờ lọt thỏm giữa những nhà mới xây.
Cứ hình dung về nhà của một chánh tổng oai phong của làng Vũ Đại thì bất ngờ đầu tiên sẽ là: Sao trông ngôi nhà lại bé nhỏ và đơn giản đến vậy. Cũng chỉ là nhà ba gian, mái ngói, vách gỗ đã bạc màu với thời gian...
Nhà Bá Kiến được xây dựng vào năm 1910, tọa lạc trên một khu đất rộng chừng 900m2, xưa gọi là làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), nay thuộc xóm 11, thôn Nhân Hậu, Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam và được biết đến với cái tên làng Vũ Đại. Đến thời điểm hiện tại căn nhà đã có lịch sử khoảng 113 năm tuổi, nhưng vẫn đứng vững trước thời gian.
Theo người dân nơi đây kể lại, ngôi nhà của Bá Kiến được xây vào năm 1910 bởi hơn 20 người thợ mộc ở phủ Lý Nhân trong vòng 1 năm. Chủ nhân đầu tiên của căn nhà này là cụ Trần Duy Hạnh - một thương lái giàu có nức tiếng trong vùng.
Trải qua hàng trăm năm nhưng phần mái ngói ta rêu phong của căn nhà chưa từng bị dột hay tu sửa lần nào.
Góc sân là khu vực bể nước vẫn được giữ khá nguyên vẹn dù không còn được sử dụng nữa.
Trông thì đơn giản thế, nhưng điểm nhấn của ngôi nhà là lối kiến trúc đặc sắc với cột kèo chạm khắc tinh xảo những hoa lá, đầu rồng... mềm mại như rồng bay, phượng múa. Nhà Bá Kiến được xây theo nét kiến trúc đậm chất Bắc Bộ với 3 gian truyền thống, gồm 4 hàng cột và 16 cây cột lim. Toàn bộ nhà được xây cất từ gỗ lim ta Thanh Hóa. Những cây cột còn rắn chắc dù đã trải qua mưa nắng hơn 100 năm.
Hàng mành trước cửa cũng được các thợ mộc chế tạo tinh xảo, cân đối, đều tăm tắp. Theo quan sát, các công trình bằng gỗ của căn nhà vẫn chưa có dấu hiệu bị mục nát.
Bà Trần Thị Ngà (56 tuổi), người trông coi căn nhà Bá Kiến cho biết: “Ở thời kỳ hoàng kim nhất, ngôi nhà có đầy đủ các món đồ như câu đối đỏ, tấm hoành phi, tranh rồng phượng… Nhưng trải qua hàng trăm năm, ngôi nhà truyền tay nhiều đời chủ mà những đồ vật ấy bị bán dần, mai một. Thậm chí, từng có thời điểm căn nhà này suýt bị ‘khai tử’, may mắn sau đó chính quyền can thiệp kịp thời mới giữ được”.
Trải qua 7 đời chủ, đến tháng 11/2007, ngành Văn hóa - Thông tin Hà Nam đã mua lại ngôi nhà này với giá 700 triệu đồng từ vợ ông Trần Hữu Hoà và giao cho Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Lý Nhân quản lý.
Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, dù từng là nguyên mẫu cho nhà Bá Kiến, nơi xảy ra vụ án mạng kinh hoàng trong tác phẩm Chí Phèo, nhưng ngày nay ngôi nhà hiền lành nằm giữa vườn tược xanh mướt và trở thành địa điểm du lịch.
Tới thăm nhà Bá Kiến, du khách còn có thể được thưởng thức món cá kho thơm ngon của làng Vũ Đại nổi tiếng cả nước, được tận mắt chứng kiến người dân nơi đây cho ra "lò" một nồi cá kho, từ khâu bắt cá đến chế biến...
Hiện, cá kho làng Vũ Đại đã trở thành một món ăn đặc sản, bán đi muôn nơi. Ngoài cung cấp cho thị trường tiêu thụ chính ở Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng,… món cá kho còn được xuất khẩu ra nước ngoài...
Mời độc giả xem thêm video Ngắm làng hương tại Hà Nội, điểm đến mang “gam màu của 2023” (Nguồn: Kienthucnet):