Sáng 26/8, máy bay huấn luyện L39 của Trung đoàn 910 số hiệu 8705 được phát hiện rơi ở khu vực cánh đồng xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) ngay sau khi cất cánh được ít phút. (Nguồn ảnh từ clip VTV8).Theo thông báo chính thức của Bộ Quốc phòng, nguyên nhân khiến máy bay L39 rơi ở Phú Yên là do hỏng động cơ sau khi cất cánh, lấy độ cao.Vụ rơi máy bay L39 này khiến học viên - phi công bay huấn luyện là thượng sĩ Phạm Đức Trung (sinh năm 1994, quê quán Văn Phú, Nho Quan, Ninh Bình) hy sinh trong buồng lái. Vụ tai nạn không có thiệt hại về mặt đất. Anh Phạm Đức Trung đã được truy phong quân hàm Thiếu úy và truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Pháp luật TP HCM.Vào sáng 14/6, trên vùng biển Thanh Hóa - Nghệ An, một máy bay tiêm kích Su-30MK2 thuộc Trung đoàn 923 gặp sự cố. Máy bay Su-30MK2 mất liên lạc. Hai phi công trên máy bay mất tích là thượng tá Trần Quang Khải - Phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 923 thuộc Sư đoàn không quân 371, và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, phi đội trưởng, là phi công của Trung đoàn 927 được tăng cường về Trung đoàn 923 để bay huấn luyện, tiếp cận với máy bay tiêm kích mới, hiện đại. Cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm hai phi công.Trước đó, vào trưa 16/4/2015, biên đội 2 máy bay Su-22 (Trung đoàn 937, Sư đoàn 370) cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý huấn luyện ném bom đã bị mất liên lạc lúc 11h35 phút (khu vực mất mục tiêu ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10-20km).Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.Vào lúc 7h53 ngày 7/7/2014, chiếc trực thăng Mi-171 số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân 916 chở theo 21 chiến sĩ thực hành huấn luyện bay đã bị cháy động cơ, rơi tại khu vực thôn 11, xã Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội. Đây có lẽ là vụ tai nạn lớn nhất trong lịch sử không quân Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây.Vụ tai nạn khiến 16 chiến sĩ hy sinh tại hiện trường. 5 chiến sĩ chuyển đến Viện Bỏng quốc gia cấp cứu, nhưng 4 người đã tử vong sau đó. Hiện còn duy nhất thượng úy Đinh Văn Dương sống sót.Khoảng 14h ngày 12/1/2009, chiếc máy bay tiêm kích MiG-21 2 chỗ ngồi thuộc Đơn vị không quân C31, Đoàn Không quân B71, xuất phát từ sân bay Yên Bái, trong khi diễn tập đã gặp sự cố, đâm vào một nhà kho tại thành phố Yên Bái và phát nổ khiến 2 phi công tử nạn. Hai phi công đều có nhiều kinh nghiệm. Thượng tá Nguyễn Văn Vinh có 996 giờ bay tích lũy, từng được đào tạo ở Liên Xô, còn Thượng úy Đặng Hồng Vinh cũng có 351 giờ bay tích lũy.Khoảng 7h30 ngày 9/6/2009, một chiếc máy bay quân sự Su-22 đang luyện tập bất ngờ lao xuống đồi Bãi Chiêng thuộc khu vực trồng ngô của gia đình ông Lê Xuân Thế, thôn Lạc Long II, xã Cẩm Phú, huyện miền núi Cẩm Thủy, cách TP Thanh Hóa hơn 60 km. Phi công là Đại úy Trần Thanh Nghị, quê ở Gia Lâm, Hà Nội, đã hy sinh sau khi cố gắng điều khiển cho chiếc máy bay đâm cách xa khu vực dân cư. Đáng nói, chiếc máy bay gặp nạn đã quá hạn sử dụng nhiều năm.Khoảng 10h15 ngày 8/04/2008, một chiếc máy bay quân sự vận tải hiệu AN-26 thuộc Trung đoàn 918 đã bị rơi trên cánh đồng thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội), cách trường học và khu dân cư vài trăm mét.Vào 7h23 sáng 28/1/2015, chiếc trực thăng UH-1 chở 4 phi công trong lúc huấn luyện đã gặp sự cố, rơi tại khu vực ấp 4, xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP.HCM, khiến cả 4 chiến sĩ của sư đoàn không quân 370 hy sinh.Chiếc trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất, chở đoàn tìm người Mỹ mất tích trong chiến tranh, hôm 7/4/2001 đã đâm xuống sườn núi tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, cách Hà Nội khoảng 450 km về phía nam. Toàn bộ 9 người Việt và 7 người Mỹ đi trên máy bay đã tử nạn. (Ảnh minh họa).
Sáng 26/8, máy bay huấn luyện L39 của Trung đoàn 910 số hiệu 8705 được phát hiện rơi ở khu vực cánh đồng xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) ngay sau khi cất cánh được ít phút. (Nguồn ảnh từ clip VTV8).
Theo thông báo chính thức của Bộ Quốc phòng, nguyên nhân khiến máy bay L39 rơi ở Phú Yên là do hỏng động cơ sau khi cất cánh, lấy độ cao.
Vụ rơi máy bay L39 này khiến học viên - phi công bay huấn luyện là thượng sĩ Phạm Đức Trung (sinh năm 1994, quê quán Văn Phú, Nho Quan, Ninh Bình) hy sinh trong buồng lái. Vụ tai nạn không có thiệt hại về mặt đất. Anh Phạm Đức Trung đã được truy phong quân hàm Thiếu úy và truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Pháp luật TP HCM.
Vào sáng 14/6, trên vùng biển Thanh Hóa - Nghệ An, một máy bay tiêm kích Su-30MK2 thuộc Trung đoàn 923 gặp sự cố. Máy bay Su-30MK2 mất liên lạc. Hai phi công trên máy bay mất tích là thượng tá Trần Quang Khải - Phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 923 thuộc Sư đoàn không quân 371, và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, phi đội trưởng, là phi công của Trung đoàn 927 được tăng cường về Trung đoàn 923 để bay huấn luyện, tiếp cận với máy bay tiêm kích mới, hiện đại. Cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm hai phi công.
Trước đó, vào trưa 16/4/2015, biên đội 2 máy bay Su-22 (Trung đoàn 937, Sư đoàn 370) cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý huấn luyện ném bom đã bị mất liên lạc lúc 11h35 phút (khu vực mất mục tiêu ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10-20km).
Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Vào lúc 7h53 ngày 7/7/2014, chiếc trực thăng Mi-171 số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân 916 chở theo 21 chiến sĩ thực hành huấn luyện bay đã bị cháy động cơ, rơi tại khu vực thôn 11, xã Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội. Đây có lẽ là vụ tai nạn lớn nhất trong lịch sử không quân Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây.
Vụ tai nạn khiến 16 chiến sĩ hy sinh tại hiện trường. 5 chiến sĩ chuyển đến Viện Bỏng quốc gia cấp cứu, nhưng 4 người đã tử vong sau đó. Hiện còn duy nhất thượng úy Đinh Văn Dương sống sót.
Khoảng 14h ngày 12/1/2009, chiếc máy bay tiêm kích MiG-21 2 chỗ ngồi thuộc Đơn vị không quân C31, Đoàn Không quân B71, xuất phát từ sân bay Yên Bái, trong khi diễn tập đã gặp sự cố, đâm vào một nhà kho tại thành phố Yên Bái và phát nổ khiến 2 phi công tử nạn. Hai phi công đều có nhiều kinh nghiệm. Thượng tá Nguyễn Văn Vinh có 996 giờ bay tích lũy, từng được đào tạo ở Liên Xô, còn Thượng úy Đặng Hồng Vinh cũng có 351 giờ bay tích lũy.
Khoảng 7h30 ngày 9/6/2009, một chiếc máy bay quân sự Su-22 đang luyện tập bất ngờ lao xuống đồi Bãi Chiêng thuộc khu vực trồng ngô của gia đình ông Lê Xuân Thế, thôn Lạc Long II, xã Cẩm Phú, huyện miền núi Cẩm Thủy, cách TP Thanh Hóa hơn 60 km. Phi công là Đại úy Trần Thanh Nghị, quê ở Gia Lâm, Hà Nội, đã hy sinh sau khi cố gắng điều khiển cho chiếc máy bay đâm cách xa khu vực dân cư. Đáng nói, chiếc máy bay gặp nạn đã quá hạn sử dụng nhiều năm.
Khoảng 10h15 ngày 8/04/2008, một chiếc máy bay quân sự vận tải hiệu AN-26 thuộc Trung đoàn 918 đã bị rơi trên cánh đồng thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội), cách trường học và khu dân cư vài trăm mét.
Vào 7h23 sáng 28/1/2015, chiếc trực thăng UH-1 chở 4 phi công trong lúc huấn luyện đã gặp sự cố, rơi tại khu vực ấp 4, xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP.HCM, khiến cả 4 chiến sĩ của sư đoàn không quân 370 hy sinh.
Chiếc trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất, chở đoàn tìm người Mỹ mất tích trong chiến tranh, hôm 7/4/2001 đã đâm xuống sườn núi tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, cách Hà Nội khoảng 450 km về phía nam. Toàn bộ 9 người Việt và 7 người Mỹ đi trên máy bay đã tử nạn. (Ảnh minh họa).