Nằm cách sông Tô Lịch khoảng 1,5 km, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (thôn Yên Xá, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang được gấp rút thi công với 600 công nhân làm việc liên tục trên công trường.Nhà máy nước thải Yên Xá có tổng chi phí đầu tư hơn 800 triệu USD (hơn 16.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, hạng mục nhà máy chỉ chiếm 3.000 tỷ đồng, còn lại là chi phí xây dựng hệ thống cống gom nước từ các con sông.Các hạng mục xây dựng của nhà máy bao gồm nhà điều hành, trạm bơm nước thải đầu vào, máy thổi khí, nhà xử lý bùn, trạm lắng cát, bể phản ứng bùn hoạt tính, bể lọc cao tải, nhà tái sử dụng nước qua xử lý, kênh xả, bể khử trùng... Chiếm diện tích lớn nhất trong công trường là 24 bể lắng thứ cấp, đường kính 25 m và 12 bể phản ứng bùn hoạt tính với diện tích 1.800 m2 mỗi chiếc.Theo đại diện Cienco 4, kết cấu bê tông cốt thép của nhà máy chỉ chiếm hơn 1.000 tỷ đồng.Phần đắt nhất của công trình nằm ở các thiết bị ống dẫn và các loại máy móc do nhà thầu Nhật Bản nhập về. Từ đầu năm đến nay, hệ thống cống gom nước thải dọc sông Tô Lịch được nhà thầu Nhật Bản gấp rút thi công. Tuyến cống ngầm dài 21 km này có chức năng gom tách toàn bộ nước thải sinh hoạt khỏi sông Tô Lịch và dẫn về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Sau khi được tách toàn bộ nước thải sinh hoạt, sông Tô Lịch dự kiến sẽ thiếu nước. Hiện nay, thành phố đang nghiên cứu phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch thông qua hồ Tây.Với công suất xử lý 270.000 m3 nước thải/ngày đêm, nhà máy đủ khả năng tiếp nhận lượng xả thải mà sông Tô Lịch đang phải hứng chịu (150.000 m3 ngày/đêm). Ngoài ra, nhà máy này "giải cứu" nhiều con sông ô nhiễm khác như sông Sét, sông Lừ, sông Nhuệ.
Nằm cách sông Tô Lịch khoảng 1,5 km, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (thôn Yên Xá, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang được gấp rút thi công với 600 công nhân làm việc liên tục trên công trường.
Nhà máy nước thải Yên Xá có tổng chi phí đầu tư hơn 800 triệu USD (hơn 16.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, hạng mục nhà máy chỉ chiếm 3.000 tỷ đồng, còn lại là chi phí xây dựng hệ thống cống gom nước từ các con sông.
Các hạng mục xây dựng của nhà máy bao gồm nhà điều hành, trạm bơm nước thải đầu vào, máy thổi khí, nhà xử lý bùn, trạm lắng cát, bể phản ứng bùn hoạt tính, bể lọc cao tải, nhà tái sử dụng nước qua xử lý, kênh xả, bể khử trùng...
Chiếm diện tích lớn nhất trong công trường là 24 bể lắng thứ cấp, đường kính 25 m và 12 bể phản ứng bùn hoạt tính với diện tích 1.800 m2 mỗi chiếc.
Theo đại diện Cienco 4, kết cấu bê tông cốt thép của nhà máy chỉ chiếm hơn 1.000 tỷ đồng.
Phần đắt nhất của công trình nằm ở các thiết bị ống dẫn và các loại máy móc do nhà thầu Nhật Bản nhập về.
Từ đầu năm đến nay, hệ thống cống gom nước thải dọc sông Tô Lịch được nhà thầu Nhật Bản gấp rút thi công. Tuyến cống ngầm dài 21 km này có chức năng gom tách toàn bộ nước thải sinh hoạt khỏi sông Tô Lịch và dẫn về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Sau khi được tách toàn bộ nước thải sinh hoạt, sông Tô Lịch dự kiến sẽ thiếu nước. Hiện nay, thành phố đang nghiên cứu phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch thông qua hồ Tây.
Với công suất xử lý 270.000 m3 nước thải/ngày đêm, nhà máy đủ khả năng tiếp nhận lượng xả thải mà sông Tô Lịch đang phải hứng chịu (150.000 m3 ngày/đêm). Ngoài ra, nhà máy này "giải cứu" nhiều con sông ô nhiễm khác như sông Sét, sông Lừ, sông Nhuệ.