Trong 4 chiếc xe ô tô sang trị giá hàng chục tỷ đồng bị thu giữ khi khám xét nhà cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long Phạm Hồng Hà chỉ có chiếc xe VinFast Lux SA2.0 bản cao cấp, BKS 14A – 562.88 giá khoảng 1,8 tỷ đồng là do ông Hà đứng tên.3 chiếc xe còn lại đứng tên 3 người khác gồm chiếc xe Lexus 570, BKS 14A – 233.88 mang tên Nguyễn Ngọc Hà (tổ 8, khu 2, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long); Lexus ES 250 BKS 14A – 388.38 mang tên Lê Thị Thúy Liên (tổ 3, khu 8, phường Hồng Hải, TP Hạ Long); Mercedes-Benz E300, BKS 14A – 256.99 đứng tên Công ty TNHH Thái Hà.Thông tin trên vừa được cơ quan Đăng kiểm cho biết sau khi ông Phạm Hồng Hà - nguyên Trưởng BQL Vịnh Hạ Long, nguyên Chủ tịch UBND TP Hạ Long bị khởi tố, bắt giam về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do có sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần quản lý đường sông số 3 và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ các tài sản do phạm tội mà có, những vật chứng của vụ án để tiến hành niêm phong, kê biên để xử lý theo quy định của pháp luật.Quá trình bắt giữ, khám xét tại nhà riêng của ông Phạm Hồng Hà, cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều tài liệu đồ vật, trong đó có 4 chiếc xe ô tô đắt tiền. Việc tạm giữ 4 chiếc xe trên có thể cơ quan điều tra xác định những chiếc xe này là vật chứng của vụ án, có liên quan đến tội phạm nên tạm thời thu giữ để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.Nguyên tắc xử lý vật chứng vụ án hình sự được quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định “vật chứng” là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.Việc thu thập vật chứng phải đảm bảo được quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự: Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.Vật chứng thu thập được phải được cơ quan tố tụng bảo quản theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau: Bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật này.Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định trường hợp người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.Ngoài ra, với những hành vi như thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.Theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vật chứng được xử lý như sau: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quyền: Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án…Luật sư Cường cho rằng, tạm giữ tài liệu, đồ vật phải có liên quan đến vụ án, theo trình tự thủ tục luật định. Có thể tài sản có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật khác mà cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ.Nếu quá trình điều tra mà có căn cứ xác định tài sản không liên quan đến tội phạm sẽ trả lại cho chủ sở hữu trừ trường hợp tài sản đó là của người phạm tội, cần phải tạm giữ để đảm bảo thi hành án đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đối với những chiếc xe sang thu giữ tại nhà cựu Chủ tịch thành phố Hạ Long, cơ quan điều tra sẽ tiến hành bảo quản, quản lý theo quy định của pháp luật và xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng những chiếc xe này như thế nào, có liên quan đến tội phạm hay không để xử lý theo quy định của pháp luật.Trường hợp những chiếc xe này không có liên quan đến tội phạm, không phải nguồn gốc do phạm tội mà có cũng không sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội và không phải tài sản thuộc sở hữu của bị can mà là tài sản của người khác thì sẽ trả lại cho chủ sở hữu tài sản theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.Thời gian gần đây, cơ quan điều tra liên tục phát hiện xử lý nhiều vụ án hình sự có bị can là người có chức vụ quyền hạn, sống trong những lâu đài, biệt thự sang trọng, sử dụng những chiếc ô tô đắt tiền. Trong khi đó mức lương của cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay không cao. Điều này khiến dư luận không khỏi băn khoăn về nguồn gốc số tài sản khủng đó từ đâu ra?Từ những sai phạm của các bị can là người có chức vụ quyền hạn, không tránh khỏi những nghi ngờ những tài sản đó là do phạm tội mà có. Bởi vậy, trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ nguồn gốc những tài sản của bị can để làm rõ nguồn gốc những tài sản này, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả thiệt hại đã gây ra đối với xã hội để xác định trách nhiệm pháp lý trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thu giữ tài sản do phạm tội mà có theo quy định pháp luật.Mời độc giả xem thêm video: Thu giữ xe sang khi khám nhà ông Phạm Hồng Hà.
Trong 4 chiếc xe ô tô sang trị giá hàng chục tỷ đồng bị thu giữ khi khám xét nhà cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long Phạm Hồng Hà chỉ có chiếc xe VinFast Lux SA2.0 bản cao cấp, BKS 14A – 562.88 giá khoảng 1,8 tỷ đồng là do ông Hà đứng tên.
3 chiếc xe còn lại đứng tên 3 người khác gồm chiếc xe Lexus 570, BKS 14A – 233.88 mang tên Nguyễn Ngọc Hà (tổ 8, khu 2, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long); Lexus ES 250 BKS 14A – 388.38 mang tên Lê Thị Thúy Liên (tổ 3, khu 8, phường Hồng Hải, TP Hạ Long); Mercedes-Benz E300, BKS 14A – 256.99 đứng tên Công ty TNHH Thái Hà.
Thông tin trên vừa được cơ quan Đăng kiểm cho biết sau khi ông Phạm Hồng Hà - nguyên Trưởng BQL Vịnh Hạ Long, nguyên Chủ tịch UBND TP Hạ Long bị khởi tố, bắt giam về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do có sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần quản lý đường sông số 3 và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ các tài sản do phạm tội mà có, những vật chứng của vụ án để tiến hành niêm phong, kê biên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Quá trình bắt giữ, khám xét tại nhà riêng của ông Phạm Hồng Hà, cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều tài liệu đồ vật, trong đó có 4 chiếc xe ô tô đắt tiền. Việc tạm giữ 4 chiếc xe trên có thể cơ quan điều tra xác định những chiếc xe này là vật chứng của vụ án, có liên quan đến tội phạm nên tạm thời thu giữ để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc xử lý vật chứng vụ án hình sự được quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định “vật chứng” là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Việc thu thập vật chứng phải đảm bảo được quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự: Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.
Vật chứng thu thập được phải được cơ quan tố tụng bảo quản theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau: Bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật này.
Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định trường hợp người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Ngoài ra, với những hành vi như thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vật chứng được xử lý như sau: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quyền: Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án…
Luật sư Cường cho rằng, tạm giữ tài liệu, đồ vật phải có liên quan đến vụ án, theo trình tự thủ tục luật định. Có thể tài sản có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật khác mà cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Nếu quá trình điều tra mà có căn cứ xác định tài sản không liên quan đến tội phạm sẽ trả lại cho chủ sở hữu trừ trường hợp tài sản đó là của người phạm tội, cần phải tạm giữ để đảm bảo thi hành án đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Đối với những chiếc xe sang thu giữ tại nhà cựu Chủ tịch thành phố Hạ Long, cơ quan điều tra sẽ tiến hành bảo quản, quản lý theo quy định của pháp luật và xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng những chiếc xe này như thế nào, có liên quan đến tội phạm hay không để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp những chiếc xe này không có liên quan đến tội phạm, không phải nguồn gốc do phạm tội mà có cũng không sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội và không phải tài sản thuộc sở hữu của bị can mà là tài sản của người khác thì sẽ trả lại cho chủ sở hữu tài sản theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.
Thời gian gần đây, cơ quan điều tra liên tục phát hiện xử lý nhiều vụ án hình sự có bị can là người có chức vụ quyền hạn, sống trong những lâu đài, biệt thự sang trọng, sử dụng những chiếc ô tô đắt tiền. Trong khi đó mức lương của cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay không cao. Điều này khiến dư luận không khỏi băn khoăn về nguồn gốc số tài sản khủng đó từ đâu ra?
Từ những sai phạm của các bị can là người có chức vụ quyền hạn, không tránh khỏi những nghi ngờ những tài sản đó là do phạm tội mà có. Bởi vậy, trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ nguồn gốc những tài sản của bị can để làm rõ nguồn gốc những tài sản này, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả thiệt hại đã gây ra đối với xã hội để xác định trách nhiệm pháp lý trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thu giữ tài sản do phạm tội mà có theo quy định pháp luật.
Mời độc giả xem thêm video: Thu giữ xe sang khi khám nhà ông Phạm Hồng Hà.