3 bố con bị ngạt trong ô tô: khoảng 3h13 ngày 2/6, tại thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng, bà Lê Thị L (47 tuổi) phát hiện chồng là Phạm Văn T (49 tuổi), con gái Phạm Minh H (SN 2003), Phạm Ngọc K (SN 2008) đang nằm trong xe ôtô để trong gara của gia đình bị ngạt. Sau đó, bà L vội tri hô, nhờ hàng xóm đưa 3 người thân đi cấp cứu tại Bệnh viện Kiến An. Đến khoảng 7h cùng ngày, Phạm Minh H tử vong. Ông T và cháu K đã hồi tỉnh. (Ảnh minh họa) Nam tài xế chết ngạt trong ô tô đang đỗ ven đường: Ngày 24/1/2019, trên quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam, người dân đã phát hiện một lái xe taxi (trú tại xã Liêm Túc, Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) chết ngạt trong ô tô khi đang đỗ. Tại hiện trường, nạn nhân chết trong tư thế ngồi ở ghế lái, người hơi ngả về phía sau xe, hai tay gối đầu, cửa xe vẫn đóng kín, mọi đồ đạc trong xe vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh minh họa) Giám đốc tử vong khi ngủ trong ô tô: Sáng 19/9/2018, người thân và người dân tổ dân phố Hạ Lũng, phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng hoảng hốt khi phát hiện anh Vũ Mạnh Q - Giám đốc một công ty cổ phần đầu tư và xây lắp chết trong xe con đậu ở gara gia đình. Khám nghiệm hiện trường, nhận định nạn nhân tử vong trong khoảng 3h đêm và kết luận nguyên nhân chết do xe đóng kín, nổ máy, chạy điều hòa, lượng oxy trong xe giảm dần, khí độc tăng cao gây ngạt. Đôi nam nữ ngạt khí khi ngủ trong ô tô đóng kín cửa, 1 người chết: Khoảng 6h30 - 7h sáng 24/3/2018, khách hàng ở Đà Lạt, Lâm Đồng chờ lâu không thấy xe đến giao hàng nên chạy xe về hướng Ninh Thuận xem sao. Đến địa bàn thôn Phát Chi, xã Trạm Hành, thuộc TP. Đà Lạt thì gặp xe 85C - 038.30, là xe tải đông lạnh chở tôm mà họ đang chờ đỗ bên lề quốc lộ 20. Thấy yên lặng bất thường, khách mở cửa cabin thì thấy anh Nguyễn Hữu D. tài xế, đã chết, người đang hôn mê là chị Nguyễn Thị Q, 39 tuổi, cả hai đều ở tỉnh Ninh Thuận, vẫn thường giao hàng ở Đà Lạt. Theo nhận định của cơ quan chức năng, 2 người bị ngạt khí nên dẫn đến sự việc trên.Theo phân tích của các chuyên gia y tế, ngủ trong xe ô tô giống như ngủ trong một căn phòng hẹp và kín. Vì vậy, việc kéo kín kính, bật máy lạnh để ngủ là vô cùng nguy hiểm, bởi điều hòa trong xe chỉ làm lạnh không khí trong xe chứ không cân bằng không khí giữa bên trong và ngoài. Điều này, có thể dẫn tới hiện tượng thiếu oxy làm người ngủ trong xe lịm dần đi và có nguy cơ tử vong vì ngạt. Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi não không có oxy trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)Vậy nên, nếu việc ngủ trong xe ô tô là tình huống bất khả kháng khi không thể tìm được chỗ nghỉ phù hợp thì tài xế cần hạ cửa kính xuống khoảng 1-1,5 cm để đảm bảo sự lưu thông không khí mà không làm ảnh hưởng tới việc làm mát của hệ thống điều hòa. Điều này giúp tránh rủi ro khi động cơ tắt máy đột ngột, điều hòa trong xe gặp sự cố khi chủ xe ngủ say. (Ảnh minh họa)Thứ hai, chọn nơi thông thoáng và râm mát để đỗ xe. Không gian rộng giúp khí thải từ ống xả nhanh tản đi, không quẩn quanh ô tô. Thứ ba, các tài xế không nên ngủ trong xe quá lâu. Tốt nhất, nên đặt chuông báo thức liên tiếp 15-30-45-60 phút để không ngủ quên trên xe quá lâu, đồng thời tài xế có thể dễ dàng ứng phó khi có sự cố bất ngờ xảy ra. (Ảnh minh họa)>>> Xem thêm video: Chở con đi học, 3 mẹ con thiệt mạng khi va chạm với xe tải. Nguồn: Kienthuc.net.
3 bố con bị ngạt trong ô tô: khoảng 3h13 ngày 2/6, tại thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng, bà Lê Thị L (47 tuổi) phát hiện chồng là Phạm Văn T (49 tuổi), con gái Phạm Minh H (SN 2003), Phạm Ngọc K (SN 2008) đang nằm trong xe ôtô để trong gara của gia đình bị ngạt. Sau đó, bà L vội tri hô, nhờ hàng xóm đưa 3 người thân đi cấp cứu tại Bệnh viện Kiến An. Đến khoảng 7h cùng ngày, Phạm Minh H tử vong. Ông T và cháu K đã hồi tỉnh. (Ảnh minh họa)
Nam tài xế chết ngạt trong ô tô đang đỗ ven đường: Ngày 24/1/2019, trên quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam, người dân đã phát hiện một lái xe taxi (trú tại xã Liêm Túc, Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) chết ngạt trong ô tô khi đang đỗ. Tại hiện trường, nạn nhân chết trong tư thế ngồi ở ghế lái, người hơi ngả về phía sau xe, hai tay gối đầu, cửa xe vẫn đóng kín, mọi đồ đạc trong xe vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh minh họa)
Giám đốc tử vong khi ngủ trong ô tô: Sáng 19/9/2018, người thân và người dân tổ dân phố Hạ Lũng, phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng hoảng hốt khi phát hiện anh Vũ Mạnh Q - Giám đốc một công ty cổ phần đầu tư và xây lắp chết trong xe con đậu ở gara gia đình. Khám nghiệm hiện trường, nhận định nạn nhân tử vong trong khoảng 3h đêm và kết luận nguyên nhân chết do xe đóng kín, nổ máy, chạy điều hòa, lượng oxy trong xe giảm dần, khí độc tăng cao gây ngạt.
Đôi nam nữ ngạt khí khi ngủ trong ô tô đóng kín cửa, 1 người chết: Khoảng 6h30 - 7h sáng 24/3/2018, khách hàng ở Đà Lạt, Lâm Đồng chờ lâu không thấy xe đến giao hàng nên chạy xe về hướng Ninh Thuận xem sao. Đến địa bàn thôn Phát Chi, xã Trạm Hành, thuộc TP. Đà Lạt thì gặp xe 85C - 038.30, là xe tải đông lạnh chở tôm mà họ đang chờ đỗ bên lề quốc lộ 20. Thấy yên lặng bất thường, khách mở cửa cabin thì thấy anh Nguyễn Hữu D. tài xế, đã chết, người đang hôn mê là chị Nguyễn Thị Q, 39 tuổi, cả hai đều ở tỉnh Ninh Thuận, vẫn thường giao hàng ở Đà Lạt. Theo nhận định của cơ quan chức năng, 2 người bị ngạt khí nên dẫn đến sự việc trên.
Theo phân tích của các chuyên gia y tế, ngủ trong xe ô tô giống như ngủ trong một căn phòng hẹp và kín. Vì vậy, việc kéo kín kính, bật máy lạnh để ngủ là vô cùng nguy hiểm, bởi điều hòa trong xe chỉ làm lạnh không khí trong xe chứ không cân bằng không khí giữa bên trong và ngoài. Điều này, có thể dẫn tới hiện tượng thiếu oxy làm người ngủ trong xe lịm dần đi và có nguy cơ tử vong vì ngạt. Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi não không có oxy trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)
Vậy nên, nếu việc ngủ trong xe ô tô là tình huống bất khả kháng khi không thể tìm được chỗ nghỉ phù hợp thì tài xế cần hạ cửa kính xuống khoảng 1-1,5 cm để đảm bảo sự lưu thông không khí mà không làm ảnh hưởng tới việc làm mát của hệ thống điều hòa. Điều này giúp tránh rủi ro khi động cơ tắt máy đột ngột, điều hòa trong xe gặp sự cố khi chủ xe ngủ say. (Ảnh minh họa)
Thứ hai, chọn nơi thông thoáng và râm mát để đỗ xe. Không gian rộng giúp khí thải từ ống xả nhanh tản đi, không quẩn quanh ô tô. Thứ ba, các tài xế không nên ngủ trong xe quá lâu. Tốt nhất, nên đặt chuông báo thức liên tiếp 15-30-45-60 phút để không ngủ quên trên xe quá lâu, đồng thời tài xế có thể dễ dàng ứng phó khi có sự cố bất ngờ xảy ra. (Ảnh minh họa)