Tình hình ngập lụt ở Chương Mỹ, từ đêm 29 tới rạng sáng 30/7, mực nước tại xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) tiếp tục dâng cao thêm khoảng 40cm, UBND huyện Chương Mỹ đã phải “chi viện” 110 chiến sĩ trường Sĩ quan đặc công và 30 chiến sĩ Sư đoàn 308 xuống cứu hộ đê và di chuyển lương thực, vật nuôi của nhân dân. Ảnh: Xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) nhìn từ trên caoĐây là trận lũ lụt lịch sử gây thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay đối với xã Nam Phương Tiến. Khu vực trung tâm xã ở vị trí tương đối cao nhưng cũng đã bị cô lập hoàn toàn. Lãnh đạo xã Nam Phương Tiến cho biết, để duy trì liên lạc, đi lại giữa các nơi, một chiếc công nông được huy động chở người và hàng hóa từ bên ngoài vào bên trong; 2 chiếc cano cũng được Bộ Tư lệnh thủ đô điều động đến hỗ trợ.Ảnh: 842 hộ gia đình bị ngập lụt, khiến hơn 4.000 người bị đảo lộn cuộc sống sinh hoạt.250ha lúa, 150ha hoa màu, 68ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng. Khoảng 25.000 con gia cầm và 500 con lợn đã bị chết vì ngập nước, đói ăn hoặc không đủ sức đề khángNước sinh hoạt không có, gia đình tôi phải dùng nước đóng chai hoặc bình 20 lít, ăn thì ăn mì tôm do xã trợ giúp, nhưng mà phải sang nhà khác cắm điện nhờBà Duyên cho biết thêm, vì gia đình không có thuyền nên được một người quen cho mượn chiếc "thuyền tự chế" để có phương tiện đi lại lúc cầnBà Duyên bì bõm nấu ăn trong nước lũBà rưng rưng kể, phải sống 1 tuần trong cảnh không điện, không nước sạch thậm chí thiếu cả đồ ănNgười dân đến cầu cứu UBND xã để giúp di chuyển đồ đạcThống kê của xã, có 842 hộ gia đình bị ngập lụt, khiến hơn 4.000 người bị đảo lộn cuộc sống sinh hoạt. Giếng đào đã bị ngập, giếng khoan không thể lấy nước do ngành điện lực cắt điện toàn phần, không thể vận hành máy bơm. Tối đến, nhiều ngôi nhà không điện tối đen như mực.Đến thời điểm này, xã Nam Phương Tiến vẫn đang bị cắt điện, nhiều người dân phải đi nấu cơm nhờ những nhà ở điểm cao hơn, hoặc những nơi không bị ngập, đã có điệnNgười dân và công binh giúp dân 'hộ tống' chú lợn khỏi điểm ngập úngBà Nguyễn Thị Phiến (58 tuổi) phải lội nước 2km ra đầu xã để nhận đồ tiếp tề từ con cái10 tháng qua ngập lụt 2 lần khiến nhiều người dân ngao ngánBộ đội công binh giúp dân di dời đồ đạc lên chỗ cao hơnMột người dân tranh thủ té nước tắm cho trâu
Tình hình ngập lụt ở Chương Mỹ, từ đêm 29 tới rạng sáng 30/7, mực nước tại xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) tiếp tục dâng cao thêm khoảng 40cm, UBND huyện Chương Mỹ đã phải “chi viện” 110 chiến sĩ trường Sĩ quan đặc công và 30 chiến sĩ Sư đoàn 308 xuống cứu hộ đê và di chuyển lương thực, vật nuôi của nhân dân. Ảnh: Xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) nhìn từ trên cao
Đây là trận lũ lụt lịch sử gây thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay đối với xã Nam Phương Tiến. Khu vực trung tâm xã ở vị trí tương đối cao nhưng cũng đã bị cô lập hoàn toàn. Lãnh đạo xã Nam Phương Tiến cho biết, để duy trì liên lạc, đi lại giữa các nơi, một chiếc công nông được huy động chở người và hàng hóa từ bên ngoài vào bên trong; 2 chiếc cano cũng được Bộ Tư lệnh thủ đô điều động đến hỗ trợ.
Ảnh: 842 hộ gia đình bị ngập lụt, khiến hơn 4.000 người bị đảo lộn cuộc sống sinh hoạt.
250ha lúa, 150ha hoa màu, 68ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng. Khoảng 25.000 con gia cầm và 500 con lợn đã bị chết vì ngập nước, đói ăn hoặc không đủ sức đề kháng
Nước sinh hoạt không có, gia đình tôi phải dùng nước đóng chai hoặc bình 20 lít, ăn thì ăn mì tôm do xã trợ giúp, nhưng mà phải sang nhà khác cắm điện nhờ
Bà Duyên cho biết thêm, vì gia đình không có thuyền nên được một người quen cho mượn chiếc "thuyền tự chế" để có phương tiện đi lại lúc cần
Bà Duyên bì bõm nấu ăn trong nước lũ
Bà rưng rưng kể, phải sống 1 tuần trong cảnh không điện, không nước sạch thậm chí thiếu cả đồ ăn
Người dân đến cầu cứu UBND xã để giúp di chuyển đồ đạc
Thống kê của xã, có 842 hộ gia đình bị ngập lụt, khiến hơn 4.000 người bị đảo lộn cuộc sống sinh hoạt. Giếng đào đã bị ngập, giếng khoan không thể lấy nước do ngành điện lực cắt điện toàn phần, không thể vận hành máy bơm. Tối đến, nhiều ngôi nhà không điện tối đen như mực.
Đến thời điểm này, xã Nam Phương Tiến vẫn đang bị cắt điện, nhiều người dân phải đi nấu cơm nhờ những nhà ở điểm cao hơn, hoặc những nơi không bị ngập, đã có điện
Người dân và công binh giúp dân 'hộ tống' chú lợn khỏi điểm ngập úng
Bà Nguyễn Thị Phiến (58 tuổi) phải lội nước 2km ra đầu xã để nhận đồ tiếp tề từ con cái
10 tháng qua ngập lụt 2 lần khiến nhiều người dân ngao ngán
Bộ đội công binh giúp dân di dời đồ đạc lên chỗ cao hơn
Một người dân tranh thủ té nước tắm cho trâu