Nhắc đến Hà Nội không thể nhắc tới Hồ Gươm – Trung tâm thủ đô Hà Nội, nơi đây có rất nhiều loài cây tỏa bóng mát quanh năm, trong đó có nhiều cây sưa cổ thụ quý hiếm.Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm và vườn hoa Lý Thái Tổ có 45 cây sưa đỏ quý hiếm, quanh Hồ Gươm có 30 cây có tuổi đời mấy chục năm, có cây gần 100 năm.Ông Bách (thợ chụp ảnh trước cửa đền Ngọc Sơn gần 30 năm) cho biết, trước đây những cây sưa đỏ ở Hồ Gươm đều gắn biển ghi “cây sưa đỏ”. Trước cửa đền Ngọc Sơn có gần 10 cây có tuổi đời mấy chục năm, có cây lớn nhất ghi biển “sưa đỏ 98 năm”..Theo ghi nhận của phóng viên, ven Hồ Gươm gần cửa đền Ngọc Sơn có 7 cây sưa đỏ cổ thụ, tán hơn rộng 10m, thân lớn, đường kính từ 50 - 70cm. Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, các cây được chăm sóc định kì, luôn luôn có bảo vệ tuần tra, bảo vệCây sưa đỏ lớn lớn nhất gần cửa đền Ngọc Sơn, có tuổi đời gần 100 năm, tán rộng, cao khoảng 7m. Cây sưa đỏ này bằng tuổi với cây sưa đỏ ở thôn Phụ Chính (Chương Mỹ, Hà Nội), từng được thương lái trả giá 50 tỷ đồng .Nhiều du khách trong nước và nước ngoài ngồi nghỉ ngơi, dạo bước dưới bóng cây rộng lớn, tỏa bóng mát mà có lẽ họ không biết đang ngồi bên “khối vàng ròng”, có giá trị nhiều tỷ đồng. Một du khách biết không thể ôm hết thân cây với vòng tay của mìnhSưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Vỏ cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Gỗ sưa cho mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối.Gỗ sưa thớ mịn, vân đẹp. Thời phong kiến, vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Thời nay, gỗ sưa đỏ rất quý hiếm, giá trị trường có lúc tới 20 tỷ đồng/m3 nên là đối tượng săn lùng của kẻ trộm. Trong ảnh, một cây sưa đỏ có đường kính lên đến 60cm, ven Hồ Gươm, gần cửa đền Ngọc Sơn.Cành sưa non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ. Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Sưa chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam).Một cây sưa đỏ cao gần chục mét, đường kính khoảng 50cm, nằm dọc với các cây sưa đỏ có giá trị khácHàng sưa đỏ có tuổi đời trên 20 năm trước cửa đền Ngọc Sơn.Nhiều cây sưa đỏ lớn khác nằm rải rác ven Hồ Gươm.Một cây sưa đỏ cao hàng chục mét, thân cây lớn nằm trong vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm).Khung sắt bảo vệ cây sưa đỏ cũng nằm trong vườn hoa Lý Thái Tổ. Hiện nay, sưa bị đe dọa do mất môi trường sống và được chính phủ Việt Nam xếp vào nhóm cây cần bảo vệ nghiêm ngặt, cho phép trồng khoanh nuôi.
Nhắc đến Hà Nội không thể nhắc tới Hồ Gươm – Trung tâm thủ đô Hà Nội, nơi đây có rất nhiều loài cây tỏa bóng mát quanh năm, trong đó có nhiều cây sưa cổ thụ quý hiếm.
Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm và vườn hoa Lý Thái Tổ có 45 cây sưa đỏ quý hiếm, quanh Hồ Gươm có 30 cây có tuổi đời mấy chục năm, có cây gần 100 năm.
Ông Bách (thợ chụp ảnh trước cửa đền Ngọc Sơn gần 30 năm) cho biết, trước đây những cây sưa đỏ ở Hồ Gươm đều gắn biển ghi “cây sưa đỏ”. Trước cửa đền Ngọc Sơn có gần 10 cây có tuổi đời mấy chục năm, có cây lớn nhất ghi biển “sưa đỏ 98 năm”..
Theo ghi nhận của phóng viên, ven Hồ Gươm gần cửa đền Ngọc Sơn có 7 cây sưa đỏ cổ thụ, tán hơn rộng 10m, thân lớn, đường kính từ 50 - 70cm. Ban quản lý Hồ Gươm cho biết, các cây được chăm sóc định kì, luôn luôn có bảo vệ tuần tra, bảo vệ
Cây sưa đỏ lớn lớn nhất gần cửa đền Ngọc Sơn, có tuổi đời gần 100 năm, tán rộng, cao khoảng 7m. Cây sưa đỏ này bằng tuổi với cây sưa đỏ ở thôn Phụ Chính (Chương Mỹ, Hà Nội), từng được thương lái trả giá 50 tỷ đồng .
Nhiều du khách trong nước và nước ngoài ngồi nghỉ ngơi, dạo bước dưới bóng cây rộng lớn, tỏa bóng mát mà có lẽ họ không biết đang ngồi bên “khối vàng ròng”, có giá trị nhiều tỷ đồng. Một du khách biết không thể ôm hết thân cây với vòng tay của mình
Sưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Vỏ cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Gỗ sưa cho mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối.
Gỗ sưa thớ mịn, vân đẹp. Thời phong kiến, vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Thời nay, gỗ sưa đỏ rất quý hiếm, giá trị trường có lúc tới 20 tỷ đồng/m3 nên là đối tượng săn lùng của kẻ trộm. Trong ảnh, một cây sưa đỏ có đường kính lên đến 60cm, ven Hồ Gươm, gần cửa đền Ngọc Sơn.
Cành sưa non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ. Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Sưa chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam).
Một cây sưa đỏ cao gần chục mét, đường kính khoảng 50cm, nằm dọc với các cây sưa đỏ có giá trị khác
Hàng sưa đỏ có tuổi đời trên 20 năm trước cửa đền Ngọc Sơn.
Nhiều cây sưa đỏ lớn khác nằm rải rác ven Hồ Gươm.
Một cây sưa đỏ cao hàng chục mét, thân cây lớn nằm trong vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm).
Khung sắt bảo vệ cây sưa đỏ cũng nằm trong vườn hoa Lý Thái Tổ. Hiện nay, sưa bị đe dọa do mất môi trường sống và được chính phủ Việt Nam xếp vào nhóm cây cần bảo vệ nghiêm ngặt, cho phép trồng khoanh nuôi.