Nằm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, nhưng mỗi khi có người qua thôn Yên Trường 2, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đều ngỡ ngàng khi nhìn thấy hàng rào bằng cây xanh theo kiểu truyền thống của gia đình ông Trịnh Nhân Kỳ.Vốn là người yêu thiên nhiên nên từ đầu những 1990, khi qua khu vực của Đại xứ quán Pháp tại Hà Nội, ông Kỳ đã bị "hớp hồn" bởi hàng rào bằng cây ô rô."Nhìn hàng rào của họ đẹp lắm, giống cây này chỉ có ở cổng Đại xứ quán Pháp. Mong muốn có được chiếc cổng rào theo lối truyền thống của dân tộc nên tôi đã xin quả về ươm trồng. Mới đó mà đã 30 năm rồi", ông Kỳ kể.Đã 87 tuổi, nhưng mỗi khi có người qua nhìn ngắm, khen ngợi tác phẩm, ông Kỳ đều rất phấn khởi mời khách vào uống trà nghe ông kể về "tác phẩm để đời".Ông Trần Văn Tùng, một người hàng xóm cho hay, thời đó hầu hết kinh thế gia đình nào cũng khó khăn nên ít người chăm chút đến sân vườn. Còn ngày nay, đô thị hóa diễn ra mạnh, cây xanh trở nên hiếm dần. Do đó, công trình của ông Kỳ được người dân coi như "di sản" của thôn. Hàng ngày, ra hồ ngắm hàng rào cây, xem ông Kỳ cắt tỉa cây, tôi cũng thấy thư thái".Qua 30 năm hàng rào cây của ông phát triển rất ổn định. Công việc chủ yếu chỉ là cắt tỉa để giữ khung cho hàng rào, mùa mưa vài ngày đã phải cắt tỉa còn mùa khô thì khoảng 10 ngày.Cổng chính được làm theo lối cổ như những mái đình cong.Hàng rào được gia đình ông Kỳ chăm chút, tại tác kỹ lưỡng.Hiện cành, lá đã bao bọc kín không còn một kẽ hở.Toàn bộ khuôn viên cổ kính của gia đình ông Kỳ.Ngay phía trước hàng rào ô rô là một hồ nước tự nhiên, người dân địa phương đã cải tạo nó thành một bể bơi công cộng.Vào những buổi chiều mùa hè, người lớn trẻ nhỏ thả mình xuống làn nước xanh mát để bơi lội, ngắm mặt trời khuất dần phía sau cổng làng được trồng từ cây ô rô xanh mướt. >>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Choáng ngợp Hàng rào bông trang đỏ rực vùng miệt thứ Kiên Giang. (Nguồn: THĐT).
Nằm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, nhưng mỗi khi có người qua thôn Yên Trường 2, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đều ngỡ ngàng khi nhìn thấy hàng rào bằng cây xanh theo kiểu truyền thống của gia đình ông Trịnh Nhân Kỳ.
Vốn là người yêu thiên nhiên nên từ đầu những 1990, khi qua khu vực của Đại xứ quán Pháp tại Hà Nội, ông Kỳ đã bị "hớp hồn" bởi hàng rào bằng cây ô rô.
"Nhìn hàng rào của họ đẹp lắm, giống cây này chỉ có ở cổng Đại xứ quán Pháp. Mong muốn có được chiếc cổng rào theo lối truyền thống của dân tộc nên tôi đã xin quả về ươm trồng. Mới đó mà đã 30 năm rồi", ông Kỳ kể.
Đã 87 tuổi, nhưng mỗi khi có người qua nhìn ngắm, khen ngợi tác phẩm, ông Kỳ đều rất phấn khởi mời khách vào uống trà nghe ông kể về "tác phẩm để đời".
Ông Trần Văn Tùng, một người hàng xóm cho hay, thời đó hầu hết kinh thế gia đình nào cũng khó khăn nên ít người chăm chút đến sân vườn. Còn ngày nay, đô thị hóa diễn ra mạnh, cây xanh trở nên hiếm dần. Do đó, công trình của ông Kỳ được người dân coi như "di sản" của thôn. Hàng ngày, ra hồ ngắm hàng rào cây, xem ông Kỳ cắt tỉa cây, tôi cũng thấy thư thái".
Qua 30 năm hàng rào cây của ông phát triển rất ổn định. Công việc chủ yếu chỉ là cắt tỉa để giữ khung cho hàng rào, mùa mưa vài ngày đã phải cắt tỉa còn mùa khô thì khoảng 10 ngày.
Cổng chính được làm theo lối cổ như những mái đình cong.
Hàng rào được gia đình ông Kỳ chăm chút, tại tác kỹ lưỡng.
Hiện cành, lá đã bao bọc kín không còn một kẽ hở.
Toàn bộ khuôn viên cổ kính của gia đình ông Kỳ.
Ngay phía trước hàng rào ô rô là một hồ nước tự nhiên, người dân địa phương đã cải tạo nó thành một bể bơi công cộng.
Vào những buổi chiều mùa hè, người lớn trẻ nhỏ thả mình xuống làn nước xanh mát để bơi lội, ngắm mặt trời khuất dần phía sau cổng làng được trồng từ cây ô rô xanh mướt.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Choáng ngợp Hàng rào bông trang đỏ rực vùng miệt thứ Kiên Giang. (Nguồn: THĐT).