Mũi Kê Gà thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận-nơi có ngọn hải đăng Kê Gà được xây dựng hơn 100 năm trước, là một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận.Từ TP. Phan Thiết đi dọc theo tuyến đường Lạc Long Quân qua xã Tiến Thành, ven biển là những resort được xây dựng thành hình, thậm chí nhiều resort đã đưa vào kinh doanh nhưng hiện nay không một bóng người, hoang vắng đến rợn người.Mọi việc bắt đầu từ năm 2000. Khi đó, đón đầu xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến vùng đất ven biển Mũi Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận xây dựng resort. Đến năm 2007, dự án cảng biển tổng hợp Kê Gà được quy hoạch để phục vụ cho việc vận chuyển khoáng sản từ Tây Nguyên xuống.Dự án cảng biển này có tổng mức đầu tư ban đầu là 550 triệu USD, sau đó nâng lên 1 tỷ USD và dự kiến sẽ thi công vào năm 2009. Để có đất triển khai dự án, hàng loạt resort nghỉ dưỡng buộc phải dừng hoạt động kinh doanh để nhường đất cho dự án.Dự án cảng biển Kê Gà giậm chân tại chỗ một thời gian dài, đến năm 2013 Chính phủ yêu cầu dừng triển khai vì không hiệu quả. UBND tỉnh Bình Thuận được giao phối hợp cùng các bộ ngành giải quyết hậu quả thiệt hại cho các nhà đầu tư.Từ một vùng đất được kỳ vọng sẽ trở thành thiên đường du lịch nghỉ dưỡng thứ hai của Bình Thuận sau Mũi Né, Mũi Kê Gà sau nhiều năm vẫn không thể “cất tiếng gáy”.Bên cạnh những dự án bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án cảng biển Kê Gà, nhiều resort nơi đây hiện đã bị bỏ hoang.Con đường ven biển nối TP. Phan Thiết xuống xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận dài 25 km bên phải là núi, bên trái là biển lâu nay được xem như cung đường phượt lý tưởng của khách du lịch.Thế nhưng, ám ảnh của khách du lịch khi đến đây là hàng loạt biệt thự, resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp... nằm ven biển bị bỏ hoang phế chục năm, cỏ mọc um tùm, không người trông coi.Cỏ cây mọc hoang, phủ cả những resort đang xây dang dở.Con đường dẫn vào các resort đều phủ kín cây dại, cỏ mọc um tùm.Các phòng nghỉ dưỡng cao cấp giờ xập xệ, giường nệm mục nát, máy móc gỉ sét...Khu nghỉ dưỡng này nằm lấp ló bên trong những rừng cây y như các khu nhà ma, nhiều năm chưa một dấu chân đặt đến.Hồ bơi, các khu tiểu cảnh được xây dựng hàng tỷ đồng với nước trong xanh, giờ chỉ là một màu xám đen của bụi đất, xác động vật chết.Thời gian gần đây, nhiều khu resort bắt đầu được khởi động xây dựng trở lại.Một số dự án bắt đầu được đầu tư xây dựng trở lại nhưng chỉ nhỏ giọt, cầm chừng, lẻ loi giữa "làng du lịch ma".Không chỉ 12 dự án phải ngừng hoạt động, hơn 10 năm qua, các khu resort liền kề nằm trên trục đường 719 đi qua các xã Tiến Thành (TP. Phan Thiết), Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) được cho cũng bị ảnh hưởng của dự án cảng Kê Gà phải ngừng xây dựng, nhiều biệt thự xây xong để vậy, trơ khung trong nắng mưa.Theo Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Thuận, ở mũi Kê Gà còn có một số dự án thiếu vốn do khủng hoảng kinh tế. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã giao nhiều sở ngành rà soát để tìm phương án khắc phục, trong đó cũng có thể thu hồi, giao lại cho nhà đầu tư khác.Cuối năm 2019, UBND Bình Thuận quyết định điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển Tân Thành và công bố quy hoạch sử dụng đất đến năm 2040. Theo đó, dải đất dọc bờ biển Kê Gà-Tân Thành được quy hoạch hoàn toàn để phát triển du lịch, liền kề là diện tích dành cho đất ở hỗn hợp. Trong tương lai, khu vực sẽ hình thành đại đô thị du lịch biển với các tổ hợp du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng.Thực tế, thời gian qua, Kê Gà đã chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt đại dự án đến từ các ông lớn địa ốc. Tính đến nay, toàn huyện Hàm Thuận Nam có 78 dự án, đặc biệt những dự án quy mô lớn tập trung chủ yếu tại mũi Kê Gà.Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp chỉ xí đất để thăm dò thị trường chứ chưa triển khai đầu tư.Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, Mũi Kê Gà sẽ được hồi sinh nhờ các dự án hạ tầng quan trọng.Cụ thể, Mũi Kê Gà đang đón các dự án hạ tầng lớn như cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây, Phan Thiết-Vĩnh Hảo. Đồng thời hàng loạt tuyến đường kết nối cao tốc đến Vịnh Hòn Lan như Hàm Kiệm-Tiến Thành, ĐT.719 và ĐT.719B cũng đang được gấp rút chuẩn bị triển khai.Cùng với đó, dự án sân bay Phan Thiết hiện đang được nâng cấp quy mô; dự án sân bay Quốc tế Long Thành cũng đang được triển khai.Mũi Kê Gà còn nắm giữ vị thế chiến lược thuận lợi khi nằm ngay cửa ngõ du lịch Bình Thuận, cách TPHCM 160km, Vũng Tàu 80km. Khi tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết đi vào hoạt động, nếu thời gian lái xe từ TPHCM đến Phan Thiết là hơn 2,5 giờ thì đến Mũi Kê Gà chỉ mất khoảng 1,5 giờ.Chưa kể, với ưu thế nằm giữa sân bay quốc tế Long Thành và sân bay Phan Thiết, Kê Gà sẽ thu hút thêm một lượng lớn du khách từ phía Bắc đổ vào và đặc biệt là khách du lịch quốc tế.Thế nhưng, tất cả chỉ là kỳ vọng vào tương lai xa.Còn hiện tại, nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào Mũi Kê Gà nhằm biến nơi này thành Mũi Né thứ 2 đang phải "sống thực vật".Khảo sát của PV Tiền Phong cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đi hồi sinh Mũi Kê Gà đang hoạt động cầm chừng, thua lỗ nặng.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Mũi Kê Gà – Điểm Đến Không Thể Bỏ Qua Khi Du Lịch Phan Thiết. (Nguồn: Vietnam Plus)
Mũi Kê Gà thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận-nơi có ngọn hải đăng Kê Gà được xây dựng hơn 100 năm trước, là một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận.
Từ TP. Phan Thiết đi dọc theo tuyến đường Lạc Long Quân qua xã Tiến Thành, ven biển là những resort được xây dựng thành hình, thậm chí nhiều resort đã đưa vào kinh doanh nhưng hiện nay không một bóng người, hoang vắng đến rợn người.
Mọi việc bắt đầu từ năm 2000. Khi đó, đón đầu xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến vùng đất ven biển Mũi Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận xây dựng resort. Đến năm 2007, dự án cảng biển tổng hợp Kê Gà được quy hoạch để phục vụ cho việc vận chuyển khoáng sản từ Tây Nguyên xuống.
Dự án cảng biển này có tổng mức đầu tư ban đầu là 550 triệu USD, sau đó nâng lên 1 tỷ USD và dự kiến sẽ thi công vào năm 2009. Để có đất triển khai dự án, hàng loạt resort nghỉ dưỡng buộc phải dừng hoạt động kinh doanh để nhường đất cho dự án.
Dự án cảng biển Kê Gà giậm chân tại chỗ một thời gian dài, đến năm 2013 Chính phủ yêu cầu dừng triển khai vì không hiệu quả. UBND tỉnh Bình Thuận được giao phối hợp cùng các bộ ngành giải quyết hậu quả thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Từ một vùng đất được kỳ vọng sẽ trở thành thiên đường du lịch nghỉ dưỡng thứ hai của Bình Thuận sau Mũi Né, Mũi Kê Gà sau nhiều năm vẫn không thể “cất tiếng gáy”.
Bên cạnh những dự án bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án cảng biển Kê Gà, nhiều resort nơi đây hiện đã bị bỏ hoang.
Con đường ven biển nối TP. Phan Thiết xuống xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận dài 25 km bên phải là núi, bên trái là biển lâu nay được xem như cung đường phượt lý tưởng của khách du lịch.
Thế nhưng, ám ảnh của khách du lịch khi đến đây là hàng loạt biệt thự, resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp... nằm ven biển bị bỏ hoang phế chục năm, cỏ mọc um tùm, không người trông coi.
Cỏ cây mọc hoang, phủ cả những resort đang xây dang dở.
Con đường dẫn vào các resort đều phủ kín cây dại, cỏ mọc um tùm.
Các phòng nghỉ dưỡng cao cấp giờ xập xệ, giường nệm mục nát, máy móc gỉ sét...
Khu nghỉ dưỡng này nằm lấp ló bên trong những rừng cây y như các khu nhà ma, nhiều năm chưa một dấu chân đặt đến.
Hồ bơi, các khu tiểu cảnh được xây dựng hàng tỷ đồng với nước trong xanh, giờ chỉ là một màu xám đen của bụi đất, xác động vật chết.
Thời gian gần đây, nhiều khu resort bắt đầu được khởi động xây dựng trở lại.
Một số dự án bắt đầu được đầu tư xây dựng trở lại nhưng chỉ nhỏ giọt, cầm chừng, lẻ loi giữa "làng du lịch ma".
Không chỉ 12 dự án phải ngừng hoạt động, hơn 10 năm qua, các khu resort liền kề nằm trên trục đường 719 đi qua các xã Tiến Thành (TP. Phan Thiết), Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) được cho cũng bị ảnh hưởng của dự án cảng Kê Gà phải ngừng xây dựng, nhiều biệt thự xây xong để vậy, trơ khung trong nắng mưa.
Theo Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Thuận, ở mũi Kê Gà còn có một số dự án thiếu vốn do khủng hoảng kinh tế. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã giao nhiều sở ngành rà soát để tìm phương án khắc phục, trong đó cũng có thể thu hồi, giao lại cho nhà đầu tư khác.
Cuối năm 2019, UBND Bình Thuận quyết định điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển Tân Thành và công bố quy hoạch sử dụng đất đến năm 2040. Theo đó, dải đất dọc bờ biển Kê Gà-Tân Thành được quy hoạch hoàn toàn để phát triển du lịch, liền kề là diện tích dành cho đất ở hỗn hợp. Trong tương lai, khu vực sẽ hình thành đại đô thị du lịch biển với các tổ hợp du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng.
Thực tế, thời gian qua, Kê Gà đã chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt đại dự án đến từ các ông lớn địa ốc. Tính đến nay, toàn huyện Hàm Thuận Nam có 78 dự án, đặc biệt những dự án quy mô lớn tập trung chủ yếu tại mũi Kê Gà.
Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp chỉ xí đất để thăm dò thị trường chứ chưa triển khai đầu tư.
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, Mũi Kê Gà sẽ được hồi sinh nhờ các dự án hạ tầng quan trọng.
Cụ thể, Mũi Kê Gà đang đón các dự án hạ tầng lớn như cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây, Phan Thiết-Vĩnh Hảo. Đồng thời hàng loạt tuyến đường kết nối cao tốc đến Vịnh Hòn Lan như Hàm Kiệm-Tiến Thành, ĐT.719 và ĐT.719B cũng đang được gấp rút chuẩn bị triển khai.
Cùng với đó, dự án sân bay Phan Thiết hiện đang được nâng cấp quy mô; dự án sân bay Quốc tế Long Thành cũng đang được triển khai.
Mũi Kê Gà còn nắm giữ vị thế chiến lược thuận lợi khi nằm ngay cửa ngõ du lịch Bình Thuận, cách TPHCM 160km, Vũng Tàu 80km. Khi tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết đi vào hoạt động, nếu thời gian lái xe từ TPHCM đến Phan Thiết là hơn 2,5 giờ thì đến Mũi Kê Gà chỉ mất khoảng 1,5 giờ.
Chưa kể, với ưu thế nằm giữa sân bay quốc tế Long Thành và sân bay Phan Thiết, Kê Gà sẽ thu hút thêm một lượng lớn du khách từ phía Bắc đổ vào và đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Thế nhưng, tất cả chỉ là kỳ vọng vào tương lai xa.
Còn hiện tại, nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào Mũi Kê Gà nhằm biến nơi này thành Mũi Né thứ 2 đang phải "sống thực vật".
Khảo sát của PV Tiền Phong cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đi hồi sinh Mũi Kê Gà đang hoạt động cầm chừng, thua lỗ nặng.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Mũi Kê Gà – Điểm Đến Không Thể Bỏ Qua Khi Du Lịch Phan Thiết. (Nguồn: Vietnam Plus)