Sau khi UBND thành phố Hà Nội quyết định giảm mức độ giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15, nhiều cửa hàng ăn uống được phép bán mang về trở lại. Một số người làm công việc thường xuyên phải ở ngoài đường như tài xế công nghệ, shipper, công nhân lao động... không có chỗ trú đành phải ngồi tại ven hồ, vỉa hè, ghế đá công viên... để dùng bữa.Hoàn thành công việc lúc 11h, anh Duy cùng đồng nghiệp ăn trưa tại hồ Láng (Đống Đa). “Thường thì công nhân chúng tôi có khu nghỉ riêng gần công trường, nhưng chiều nay công việc bắt đầu sớm nên ra đây ngồi ăn một lát rồi vào làm luôn”, anh nói.Những ngày hàng quán bán mang về, không chỉ có những công nhân, tài xế xe ôm mà người làm văn phòng cũng tá túc tại vỉa hè để dùng bữa.Anh Doãn Bảo Trung, shipper công nghệ, tranh thủ dùng bữa trước khi bắt đầu mở app nhận đơn. “Từ 11-12h là thời gian nhận đơn cao điểm, anh em shipper chúng tôi thường ăn sau giờ đó. Vào những trưa nắng nóng, chạy ngoài đường nhiều khiến tôi mệt mỏi, nên cứ phải lót dạ trước đã”, anh Trung nói.Vườn hoa Đại học Thủy Lợi là nơi tập trung nhiều người đến dùng bữa trưa. Mỗi chiếc ghế ngồi cách xa nhau khoảng 10 m, nhìn chung không xảy ra tình trạng thiếu giãn cách.Hầu hết ghế đã kín chỗ, anh Sơn tìm một vị trí thoáng mát để ngồi. Tuy vậy, gần đó có người vẫn cởi bỏ khẩu trang.Trong thời gian giãn cách, anh Tuấn thường phải tự nấu cơm và ăn nhiều nên ngán. Trưa nay, anh lựa chọn món phở sau những ngày không được thưởng thức. Anh bảo một phần thời tiết bỗng nóng hơn mấy ngày trước nên ngại dùng cơm.Hoàn thành công việc khá muộn lúc 13h, tài xế Duy tranh thủ dùng bữa trưa. Anh chia sẻ công việc mùa dịch khó khăn như thế này lại càng phải cố gắng hơn. "Nhiều khi đói lắm rồi mà có khách đặt là cũng phải chạy ngay”, anh Duy nói.Sau khi ăn trưa xong, nhiều người lựa chọn ghế đá làm nơi ngả lưng. Tại các công viên, vườn hoa, hình ảnh này không còn xa lạ vào ngày bình thường.“Mỗi ngày tôi phải chạy hơn 200 km trong nội thành. Làm việc ngoài đường đã quá quen thuộc đối với tôi nên việc ăn trưa tại vỉa hè thế này cũng chẳng có gì ảnh hưởng lắm. Tuy vậy, được ăn tại quán vẫn tốt hơn”, anh Cương chia sẻ.Nhiều người mong rằng dịch bệnh sớm qua đi, các hàng quán mở cửa đón khách trở lại để họ không còn ăn uống vạ vật như thế này thêm ngày nào nữa.
Sau khi UBND thành phố Hà Nội quyết định giảm mức độ giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15, nhiều cửa hàng ăn uống được phép bán mang về trở lại. Một số người làm công việc thường xuyên phải ở ngoài đường như tài xế công nghệ, shipper, công nhân lao động... không có chỗ trú đành phải ngồi tại ven hồ, vỉa hè, ghế đá công viên... để dùng bữa.
Hoàn thành công việc lúc 11h, anh Duy cùng đồng nghiệp ăn trưa tại hồ Láng (Đống Đa). “Thường thì công nhân chúng tôi có khu nghỉ riêng gần công trường, nhưng chiều nay công việc bắt đầu sớm nên ra đây ngồi ăn một lát rồi vào làm luôn”, anh nói.
Những ngày hàng quán bán mang về, không chỉ có những công nhân, tài xế xe ôm mà người làm văn phòng cũng tá túc tại vỉa hè để dùng bữa.
Anh Doãn Bảo Trung, shipper công nghệ, tranh thủ dùng bữa trước khi bắt đầu mở app nhận đơn. “Từ 11-12h là thời gian nhận đơn cao điểm, anh em shipper chúng tôi thường ăn sau giờ đó. Vào những trưa nắng nóng, chạy ngoài đường nhiều khiến tôi mệt mỏi, nên cứ phải lót dạ trước đã”, anh Trung nói.
Vườn hoa Đại học Thủy Lợi là nơi tập trung nhiều người đến dùng bữa trưa. Mỗi chiếc ghế ngồi cách xa nhau khoảng 10 m, nhìn chung không xảy ra tình trạng thiếu giãn cách.
Hầu hết ghế đã kín chỗ, anh Sơn tìm một vị trí thoáng mát để ngồi. Tuy vậy, gần đó có người vẫn cởi bỏ khẩu trang.
Trong thời gian giãn cách, anh Tuấn thường phải tự nấu cơm và ăn nhiều nên ngán. Trưa nay, anh lựa chọn món phở sau những ngày không được thưởng thức. Anh bảo một phần thời tiết bỗng nóng hơn mấy ngày trước nên ngại dùng cơm.
Hoàn thành công việc khá muộn lúc 13h, tài xế Duy tranh thủ dùng bữa trưa. Anh chia sẻ công việc mùa dịch khó khăn như thế này lại càng phải cố gắng hơn. "Nhiều khi đói lắm rồi mà có khách đặt là cũng phải chạy ngay”, anh Duy nói.
Sau khi ăn trưa xong, nhiều người lựa chọn ghế đá làm nơi ngả lưng. Tại các công viên, vườn hoa, hình ảnh này không còn xa lạ vào ngày bình thường.
“Mỗi ngày tôi phải chạy hơn 200 km trong nội thành. Làm việc ngoài đường đã quá quen thuộc đối với tôi nên việc ăn trưa tại vỉa hè thế này cũng chẳng có gì ảnh hưởng lắm. Tuy vậy, được ăn tại quán vẫn tốt hơn”, anh Cương chia sẻ.
Nhiều người mong rằng dịch bệnh sớm qua đi, các hàng quán mở cửa đón khách trở lại để họ không còn ăn uống vạ vật như thế này thêm ngày nào nữa.