Một ngày làm việc của các công nhân cống ngầm sẽ bắt đầu từ khoảng 7 giờ sáng. Sau khi mặc đồ bảo hộ, một " thợ cống" nhận trách nhiệm xuống dưới để khơi thông dòng chảy.“Ai cũng nghĩ cống là để thoát nước, nhưng cống ở Hà Nội thì không phải như thế. Đó là một cái túi chứa rác khổng lồ và khủng khiếp”, ông Đỗ Văn Công - một công nhân có hơn 30 năm "chui cống" vừa làm việc vừa chia sẻ. Rác "lặn sâu" dưới đáy bùn đục ngầu khiến ông Công phải cố hết sức để có thể khơi thông dòng chảy. Làm việc trong môi trường thế này, việc "nếm thử" nước cống, hít mùi cống... là việc khó tránh...Để tận mục sở thị một thế giới khác ngay giữa lòng Hà Nội, nhóm phóng viên Báo Nhân Dân cũng đã nai nịt kín người, bì bõm lội theo chân các công nhân cống ngầm. Nếu ví hệ thống cống như mạch máu ngầm của Hà Nội thì mạch máu ấy đang bị ùn ứ lại bởi... rác. Rác mắc trên bó cáp viễn thông mắc ngang dòng chảy. Rác tứ bề bủa vây, đùn lên thành đống. Những người thợ cống như ông Công có nhiệm vụ làm sạch và bảo đảm cho sự tuần hoàn của nước thải. Trên tay phóng viên là túi ni-lông - một đặc sản của đô thị hiện đại. Theo mưa, ni-lông bị cuốn xuống cống và "nhập tịch" thành công trong thế giới ngầm dưới lòng Hà Nội.Chỉ hơn 30 phút làm việc, từng bó lớn rác thải đã được... "móc" lên trong lòng cống. Mực nước, sau khi được khơi thông đã giảm đi đáng kể. Người thợ cống già Đỗ Văn Công ôm theo rác để đưa ra ngoài. Sau nửa ca làm, nước cống đã tràn cả vào bên trong bộ đồ bảo hộ, hòa quyện với mồ hôi đã ướt đầm... Trong thế giới ngầm đặc biệt này, công nhân cống đối mặt với cơ man rác: từ xà gồ, túi ni-lông đến cả bơm kim tiêm dùng dở...Từng xẻng bùn được chuyển ra phía bên ngoài cho một nhóm công nhân trẻ hơn đang đợi sẵn. Phía mặt đường, nắng đã thiêu đốt xám xịt mặt người... Dù vất vả, nhưng những người thợ cống ngầm vẫn luôn nở nụ cười. Sau nhiều năm tháng "ăn ở" với cống, dấu vết còn lại là những vết sứt sẹo đã chai sần trên đôi bàn tay thô ráp của họ. “Đố các anh biết, nước cống có vị gì? Với chúng tôi, nước cống có vị mặn của sự dơ dáy, vị tanh nồng của mỡ thải. Vất vả thế đấy, nhưng nếu mình không làm thì ai sẽ làm sạch cho thành phố đây!”.
Một ngày làm việc của các công nhân cống ngầm sẽ bắt đầu từ khoảng 7 giờ sáng. Sau khi mặc đồ bảo hộ, một " thợ cống" nhận trách nhiệm xuống dưới để khơi thông dòng chảy.
“Ai cũng nghĩ cống là để thoát nước, nhưng cống ở Hà Nội thì không phải như thế. Đó là một cái túi chứa rác khổng lồ và khủng khiếp”, ông Đỗ Văn Công - một công nhân có hơn 30 năm "chui cống" vừa làm việc vừa chia sẻ.
Rác "lặn sâu" dưới đáy bùn đục ngầu khiến ông Công phải cố hết sức để có thể khơi thông dòng chảy. Làm việc trong môi trường thế này, việc "nếm thử" nước cống, hít mùi cống... là việc khó tránh...
Để tận mục sở thị một thế giới khác ngay giữa lòng Hà Nội, nhóm phóng viên Báo Nhân Dân cũng đã nai nịt kín người, bì bõm lội theo chân các công nhân cống ngầm.
Nếu ví hệ thống cống như mạch máu ngầm của Hà Nội thì mạch máu ấy đang bị ùn ứ lại bởi... rác. Rác mắc trên bó cáp viễn thông mắc ngang dòng chảy. Rác tứ bề bủa vây, đùn lên thành đống. Những người thợ cống như ông Công có nhiệm vụ làm sạch và bảo đảm cho sự tuần hoàn của nước thải.
Trên tay phóng viên là túi ni-lông - một đặc sản của đô thị hiện đại. Theo mưa, ni-lông bị cuốn xuống cống và "nhập tịch" thành công trong thế giới ngầm dưới lòng Hà Nội.
Chỉ hơn 30 phút làm việc, từng bó lớn rác thải đã được... "móc" lên trong lòng cống. Mực nước, sau khi được khơi thông đã giảm đi đáng kể.
Người thợ cống già Đỗ Văn Công ôm theo rác để đưa ra ngoài. Sau nửa ca làm, nước cống đã tràn cả vào bên trong bộ đồ bảo hộ, hòa quyện với mồ hôi đã ướt đầm...
Trong thế giới ngầm đặc biệt này, công nhân cống đối mặt với cơ man rác: từ xà gồ, túi ni-lông đến cả bơm kim tiêm dùng dở...
Từng xẻng bùn được chuyển ra phía bên ngoài cho một nhóm công nhân trẻ hơn đang đợi sẵn.
Phía mặt đường, nắng đã thiêu đốt xám xịt mặt người...
Dù vất vả, nhưng những người thợ cống ngầm vẫn luôn nở nụ cười. Sau nhiều năm tháng "ăn ở" với cống, dấu vết còn lại là những vết sứt sẹo đã chai sần trên đôi bàn tay thô ráp của họ.
“Đố các anh biết, nước cống có vị gì? Với chúng tôi, nước cống có vị mặn của sự dơ dáy, vị tanh nồng của mỡ thải. Vất vả thế đấy, nhưng nếu mình không làm thì ai sẽ làm sạch cho thành phố đây!”.