Và có đến Mộc Châu vào mùa hoa ban nở, để tận mắt thấy những gì nhà văn họ Nguyễn đã mô tả qua ngòi bút, mới thấy rằng tạo hóa thật diệu kỳ. Nắng tháng 3 ửng hồng như con gái thuở hẹn hò, mềm mại mơn man từng ngọn núi. Còn hoa ban cứ thỏa sức bung thả từng chùm trắng muốt, nõn nà như bàn tay thiếu nữ.Mỗi độ bình minh, nắng lên xua tan màn sương trắng mờ để lộ ra những cánh hoa rung rinh trong gió. Từng thảm hoa trắng lô xô khắp từng ngọn đồi, quả núi bao quanh thung lũng. Chúng trải dài từ cao xuống thấp như những ngọn thác tung bọt nước, đôi chỗ, ban quấn quýt với nhau như dải lụa mềm vắt hững hờ ngang sườn núi.Truyền thuyết của người Thái kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lòng yêu cô gái tên Ban. Chàng trai giỏi làm nương lại có tài săn bắn, cô gái thì khéo tay dệt vải mà lại có giọng hát say đắm lòng người. Thế nhưng tình yêu của họ bị ngăn cách vì cha của cô gái ham của đem con gái gả cho con trai một nhà giàu có trong vùng.Bị dồn đến bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của người yêu để cầu cứu. Nhưng khi đến nơi thì được tin chàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc vào cầu thang nhà người yêu rồi chạy khắp nơi tìm chàng. Đi mãi, đi mãi, qua hết núi này đến núi nọ, cuối cùng kiệt sức, nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Từ nơi nàng nằm xuống, sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Rồi sau đó, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc. Hàng năm mỗi độ xuân về, hoa lại nở tràn, mang đến một vẻ đẹp quyến rũ cho cả núi rừng. Người ta lấy tên nàng Ban đặt tên cho hoa.Thời điểm hoa nở rộ và đẹp nhất là tháng Ba, đến tháng Tư thì hoa bắt đầu tàn. Khi nở rộ, cây chỉ hầu như chỉ còn lại hoa, phủ kín cả tán. Người dân nơi đây căn lịch làm nương theo mùa hoa ban. Họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúc hoa tàn. Năm nào hoa ban nở đều khắp núi rừng, khắp đồi, khắp suối là năm ấy thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Và năm đó người ta ít lo lắng về nắng hạn cũng như lũ lụt.Đối với người dân vùng Tây Bắc, hoa ban là món "hoa rau" quý, dùng để nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt măng chua... Hoa ban còn là vị thuốc tự nhiên chữa ho khan hoặc viêm họng và một số loại bệnh khác. Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay cài những cánh hoa đẹp trên bàn thờ như một cách thể hiện lòng biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Họ cho rằng hoa ban trong trắng vừa là biểu tượng của đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.Ở núi rừng Tây Bắc hữu tình, cứ đến mùa là hoa ban lại bung cánh tô điểm mùa xuân và làm nền cho những lễ hội độc đáo của người Thái, thắp lửa cho tình yêu đôi lứa. Những cây hoa với sức sống mãnh liệt, dù mọc trên đồi cỏ gianh hay bám vách núi cheo leo vẫn quyến rũ xuân tình đến lạ.
Và có đến Mộc Châu vào mùa hoa ban nở, để tận mắt thấy những gì nhà văn họ Nguyễn đã mô tả qua ngòi bút, mới thấy rằng tạo hóa thật diệu kỳ. Nắng tháng 3 ửng hồng như con gái thuở hẹn hò, mềm mại mơn man từng ngọn núi. Còn hoa ban cứ thỏa sức bung thả từng chùm trắng muốt, nõn nà như bàn tay thiếu nữ.
Mỗi độ bình minh, nắng lên xua tan màn sương trắng mờ để lộ ra những cánh hoa rung rinh trong gió. Từng thảm hoa trắng lô xô khắp từng ngọn đồi, quả núi bao quanh thung lũng. Chúng trải dài từ cao xuống thấp như những ngọn thác tung bọt nước, đôi chỗ, ban quấn quýt với nhau như dải lụa mềm vắt hững hờ ngang sườn núi.
Truyền thuyết của người Thái kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lòng yêu cô gái tên Ban. Chàng trai giỏi làm nương lại có tài săn bắn, cô gái thì khéo tay dệt vải mà lại có giọng hát say đắm lòng người. Thế nhưng tình yêu của họ bị ngăn cách vì cha của cô gái ham của đem con gái gả cho con trai một nhà giàu có trong vùng.
Bị dồn đến bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của người yêu để cầu cứu. Nhưng khi đến nơi thì được tin chàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc vào cầu thang nhà người yêu rồi chạy khắp nơi tìm chàng. Đi mãi, đi mãi, qua hết núi này đến núi nọ, cuối cùng kiệt sức, nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Từ nơi nàng nằm xuống, sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Rồi sau đó, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc. Hàng năm mỗi độ xuân về, hoa lại nở tràn, mang đến một vẻ đẹp quyến rũ cho cả núi rừng. Người ta lấy tên nàng Ban đặt tên cho hoa.
Thời điểm hoa nở rộ và đẹp nhất là tháng Ba, đến tháng Tư thì hoa bắt đầu tàn. Khi nở rộ, cây chỉ hầu như chỉ còn lại hoa, phủ kín cả tán. Người dân nơi đây căn lịch làm nương theo mùa hoa ban. Họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúc hoa tàn. Năm nào hoa ban nở đều khắp núi rừng, khắp đồi, khắp suối là năm ấy thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Và năm đó người ta ít lo lắng về nắng hạn cũng như lũ lụt.
Đối với người dân vùng Tây Bắc, hoa ban là món "hoa rau" quý, dùng để nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt măng chua... Hoa ban còn là vị thuốc tự nhiên chữa ho khan hoặc viêm họng và một số loại bệnh khác. Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay cài những cánh hoa đẹp trên bàn thờ như một cách thể hiện lòng biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Họ cho rằng hoa ban trong trắng vừa là biểu tượng của đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.
Ở núi rừng Tây Bắc hữu tình, cứ đến mùa là hoa ban lại bung cánh tô điểm mùa xuân và làm nền cho những lễ hội độc đáo của người Thái, thắp lửa cho tình yêu đôi lứa. Những cây hoa với sức sống mãnh liệt, dù mọc trên đồi cỏ gianh hay bám vách núi cheo leo vẫn quyến rũ xuân tình đến lạ.