Đền Cờn tọa trên gò Diệc, gần với cửa biển Lạch Cờn của làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương. Nơi đây được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở Nghệ An. Người dân Nghệ An thường có câu "Nhất Cờn, nhì Qủa, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng" nói về 4 ngôi đền linh thiêng ở Nghệ An. Năm 1993, đền Cờn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày 1/3, trong ngày chính của lễ hội đền Cờn năm 2024, hàng vạn người dân và du khách thập phương đã đổ về đây để tham gia lễ cầu ngư, lễ hợp tế, lễ yên vị, lễ đại tế và đón xem giải đua thuyền truyền thống.Từ sáng sớm, hàng vạn người dân và du khách thập phương đã tập trung về bãi biển Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An để tham dự lễ cầu ngư. Đây là một hoạt động chính trong lễ hội đền Cờn 2024. Lễ cầu ngư là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển thị xã Hoàng Mai.Những chiếc kiệu được rước từ đền trong ra bãi biển phường Quỳnh Phương để làm lễ cầu ngư.Mâm lễ cầu ngư được bày biện với đủ các lễ vật. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, lễ hội cầu ngư cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ngư dân vươn khơi đánh bắt được nhiều "lộc biển".23 thiếu nữ thiếu nữ từ 15 đến 18 tuổi mặc trang phục áo dài truyền thống, tay cầm đao gỗ, kiếm gỗ xuyên suốt quá trình tổ chức buổi lễ.Đặc sắc nhất tại lễ hội cầu ngư ở lễ hội đền Cờn là màn " rước kiệu bay". Những trai làng khỏe mạnh được tuyển chọn để vác kiệu trên vai. Họ vừa chạy, vừa hô hào rất khí thế.Mỗi lần dừng lại, trai làng lại tung chiếc kiệu lên cao. Chiếc kiệu được trai làng tung lên cao như đang bay, trong tiếng hô hào của hàng vạn người dân, và du khách. Đây cũng là phần được nhiều người mong đợi trong lễ hội.Những chiếc kiệu được rước đi trên bãi biển phường Quỳnh Phương. Hàng vạn người dân và du khách thập phương vây quanh đoàn rước kiệu. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất Nghệ An nên hàng năm lễ hội đền Cờn đều thu hút rất đông người dân và du khách thập phương về tham dự.
Đền Cờn tọa trên gò Diệc, gần với cửa biển Lạch Cờn của làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương. Nơi đây được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở Nghệ An. Người dân Nghệ An thường có câu "Nhất Cờn, nhì Qủa, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng" nói về 4 ngôi đền linh thiêng ở Nghệ An. Năm 1993, đền Cờn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày 1/3, trong ngày chính của lễ hội đền Cờn năm 2024, hàng vạn người dân và du khách thập phương đã đổ về đây để tham gia lễ cầu ngư, lễ hợp tế, lễ yên vị, lễ đại tế và đón xem giải đua thuyền truyền thống.
Từ sáng sớm, hàng vạn người dân và du khách thập phương đã tập trung về bãi biển Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An để tham dự lễ cầu ngư. Đây là một hoạt động chính trong lễ hội đền Cờn 2024. Lễ cầu ngư là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển thị xã Hoàng Mai.
Những chiếc kiệu được rước từ đền trong ra bãi biển phường Quỳnh Phương để làm lễ cầu ngư.
Mâm lễ cầu ngư được bày biện với đủ các lễ vật. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, lễ hội cầu ngư cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ngư dân vươn khơi đánh bắt được nhiều "lộc biển".
23 thiếu nữ thiếu nữ từ 15 đến 18 tuổi mặc trang phục áo dài truyền thống, tay cầm đao gỗ, kiếm gỗ xuyên suốt quá trình tổ chức buổi lễ.
Đặc sắc nhất tại lễ hội cầu ngư ở lễ hội đền Cờn là màn " rước kiệu bay". Những trai làng khỏe mạnh được tuyển chọn để vác kiệu trên vai. Họ vừa chạy, vừa hô hào rất khí thế.
Mỗi lần dừng lại, trai làng lại tung chiếc kiệu lên cao. Chiếc kiệu được trai làng tung lên cao như đang bay, trong tiếng hô hào của hàng vạn người dân, và du khách. Đây cũng là phần được nhiều người mong đợi trong lễ hội.
Những chiếc kiệu được rước đi trên bãi biển phường Quỳnh Phương. Hàng vạn người dân và du khách thập phương vây quanh đoàn rước kiệu. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất Nghệ An nên hàng năm lễ hội đền Cờn đều thu hút rất đông người dân và du khách thập phương về tham dự.